- Được sự hỗ trợ của lãnh đạo/ quản lý cấp cao: Ban lãnh đạo ngân hàng là người chủ động đưa việc áp dụng BSC vào doanh nghiệp, đây chính là một trong những thuận lợi lớn khi triển khai BSC.
- Sự quản lý tập trung: Hiện tại, hầu hết các ngân hàng đang thực hiện việc quản lý tập trung từ các khâu quản lý nhân sự, quy trình sản phẩm cho tới khách hàng. Việc quản lý tập trung sẽ tác động lớn đến các quyết định chấp nhận thay đổi của tổ chức, có yếu tố tham gia của quản lý cấp cao làm mạnh thêm việc ra quyết định và truyền thông nội bộ từ trên xuống dưới.
- Quyền lực bộ phận tài chính: Trong ngân hàng, bộ phận tài chính đóng vai trò rất quan trong việc quản lý ngân sách, nguồn vốn. Còn trong khía cạnh của BSC thì tài chính cũng giữ vai trò rất quan trong đó là mục tiêu hướng đến của nhiều chỉ tiêu khác. Việc vạch ra các mục tiêu, thước đo và chương trình hành động rõ ràng luôn nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ bộ phận tài chính trong ngân hàng. Vì vậy, với chức năng của bộ phận tài chính sẽ hỗ trợ tổ chức dễ dàng chấp nhận áp dụng mô hình BSC nhằm tạo điều kiện cho việc đo lường và thể hiện các thông số qua thẻ điểm cân bằng.
- Năng động của sản phẩm – thị trường: Thị trường tài chính ngân hàng là một thị trường rất năng động, có sự cạnh tranh gay gắt, đòi hỏi tổ chức luôn phải điều chỉnh các hoạt động và sắp xếp lại các quá trình kinh doanh để phù hợp với môi trường kinh doanh. Chính sự năng động về sản phẩm – thị trường có ảnh hưởng tích cực tới việc chấp nhận BSC tại tổ chức.