Phương diện đào tạo và phát triển

Một phần của tài liệu ứng dụng phương pháp thẻ điểm cân bằng để đánh giá thành quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng tmcp kỹ thương việt nam – chi nhánh khánh hòa (Trang 70 - 75)

Đây là phương diện mang ý nghĩa quan trọng nhất trong việc tạo ra giá trị cho ngân hàng trong dài hạn. Để đạt được mục tiêu về khách hàng và quy trình nội bộ thì việc đào tạo và phát triển nhân viên phải được đầu tư cả về chất lượng cũng như số lượng. TCB Khánh Hòa cần xây dựng một lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao, am hiểu nghiệp vụ, có kỹ năng bán hàng và phẩm chất đạo đức tốt. Để đạt được mục tiêu đó, Chi nhánh phải xây dựng kế hoạch đào tạo lâu dài và thường xuyên cho toàn thể CBNV. Bên cạnh đó, tạo cho nhân viên môi trường làm việc văn minh, kỷ luật, đáp ứng những điều kiện làm việc tốt nhất cho nhân viên. Tạo môi trường làm việc vui vẻ để nhân viên tái tạo lại sức lao động. Đồng thời, trong quản lý nhân sự chú trọng công tác phúc lợi. Với những điều kiện trên sẽ giúp cho CBNV ngân hàng có môi trường làm việc lành mạnh với hiệu quả làm việc cao.

Ngoài công tác về con người, TCB Khánh Hòa còn có mục tiêu phát triển và quản lý hiệu quả nền tảng công nghệ hiệu đại sẵn có, đảm bảo các yêu cầu về quản lý nội bộ, phát triển các giao dịch kinh doanh hiện đại và đa dạng, đảm bảo tính bảo mật, quản lý rủi ro, quản lý thanh khoản… Trên cơ sở nên tảng công nghệ hiện đại, việc nghiên cứu tạo ra các phần mềm tiện ích phục vụ cho công tác quản lý hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như gia tăng tiện ích SP/DV cũng là mục tiêu mà ngân hàng đề ra.

Không chỉ tập trung vào kinh doanh, TCB Khánh Hòa còn hướng tới các mục tiêu xã hội từ thiện như: Chương trình khăn đỏ tới trường – tặng học bổng cho những em học sinh giỏi có điều kiện có khăn, Chương trình Vì môi trường xanh...và các hoạt động mang tính cộng đồng khác. Qua hoạt động này, cũng giúp TCB Khánh Hòa quảng bá hình ảnh và thương hiệu của Ngân hàng.

Qua trên, tác giả khái quát các mục tiêu trong phương diện này như sau: - Nâng cao kỹ năng quản lý cho nhà lãnh đạo

- Nâng cao kỹ năng chuyên môn cho nhân viên - Nâng cao đạo đức nghề nghiệp

- Cải thiện môi trường làm việc cho nhân viên - Nâng cao sự thỏa mãn cho nhân viên

- Khai thác hiệu quả hệ thống công nghệ thông tin - Phát triển phần mềm tiện ích

- Phát huy bản sắc văn hóa TCB - Phát triển các chương trình xã hội

3.3.5. Xây dựng bản đồ chiến lược cho TCB Khánh Hòa.

Các mục tiêu chiến lược của TCB Khánh Hòa được phân theo 4 phương diện của BSC, được thể hiện trong bảng 3.1. Cụ thể như sau: Phương diện tài chính có 6 mục tiêu theo thứ tự từ F1 đến F6, Phương diện khách hàng có 3 mục tiêu theo thứ tự từ C1 đến C3, Phương diện Quy trình nội bộ có 6 mục tiêu theo thứ tự từ I1 đến I6, phương diện Đào tạo và phát triển có 9 mục tiêu theo thứ tự từ L1 đến L9. Chi tiết theo bảng 3.1

Bảng 3.1. Các mục tiêu theo bốn phương diện của BSC

Các phương diện BSC Các mục tiêu

F1: Gia tăng lợi nhuận

F2: Tăng thu từ dịch vụ (DV)

F3: Tăng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu (TTXNK)

F4: Tăng nguồn vốn huy động F5: Tăng dư nợ cho vay

Tài chính

F6: Khống chế tỷ lệ nợ xấu ở mức quy định C1: Giữ vững khách hàng truyền thống C2: Phát triển khách hàng mới

Khách hàng

C3: Nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng (KH)

I1: Nâng cao chất lượng dịch vụ

I2: Rút ngắn thời gian cung cấp dịch vụ Quá trình quản lý

điều hành

I3: Giảm thiểu rủi ro Quá trình quản lý

khách hàng I4: Hiểu rõ khách hàng và phân khúc thị trường I5: Phát triển gói sản phẩm

Quy trình nội bộ

Quá trình cải tiến

I6: Gia tăng tiên ích cho sản phẩm truyền thống L1: Nâng cao kỹ năng quản lý cho nhà lãnh đạo L2: Nâng cao kỹ năng chuyên môn cho nhân viên

L3: Nâng cao đạo đức nghề nghiệp

L4: Cải thiện môi trường làm việc cho nhân viên

Con người

L5: Nâng cao sự thỏa mãn cho nhân viên

Thông tin L6: Khai thác hiệu quả hệ thống công nghệ thông tin

L7: Phát huy bản sắc văn hóa TCB

Đào tạo và phát triển

Tổ chức

Chiến lược và các mục tiêu nêu trên sẽ được dịch chuyển vào trong cấu trúc BSC, trên cơ sở bốn phương diện: Tài chính, Khách hàng, Quy trình nội bộ và Đào tạo – Phát triển. Sự dịch chuyển này sẽ hình thành nên bản đồ mục tiêu chiến lược cho TCB Khánh Hòa, ta có sơ đồ 3.1. sau đây:

Sơ đồ 3.1. Bản đồ chiến lược cho TCB Khánh Hòa

SỨ MỆNH – VIỄN CẢNH – CHIẾN LƯỢC NGÂN HÀNG

Phát triển và nâng cao giá trị cho TCB Khánh Hòa

C1: Giữ vững khách hàng truyền thống

C2: Phát triển khách hàng mới

C3: Nâng cao sự thỏa mãn cho khách hàng

Quá trình hoạt động

I1: Nâng cao chất lượng dịch vụ I2: Giảm thời gian

cung cấp dịch vụ I3: Giảm thiểu rủi ro

Quá trình cải tiến

I5: Phát triển gói sản phẩm

I6: Gia tăng tiện ích cho sản phẩm truyền thống Quản lý khách hàng I4: Hiểu rõ khách hàng và phân khúc thị trường F1:Gia tăng lợi nhuận F2: Tăng thu dịch vụ F3: Tăng doanh số TTXNK F4: Tăng huy động vốn F5: Tăng dư nợ cho vay F6: Khống chế tỷ lệ nợ xấu L1: Nâng cao kỹ năng cho lãnh đạo L2: Nâng cao kỹ năng chuyên môn cho NV L3: Nâng cao đạo đức nghề nghiệp L4: Cải thiện môi trường làm việc L5: Nâng cao sự thỏa mãn cho nhân viên L6: Khai thác hệ thống thông tin L7: Phát huy văn hóa TCB L8: Phát triển các chương trình xã hội

Một phần của tài liệu ứng dụng phương pháp thẻ điểm cân bằng để đánh giá thành quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng tmcp kỹ thương việt nam – chi nhánh khánh hòa (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)