Đánh giá kết quả hoàn thành chiến lược của TCB Khánh Hòa

Một phần của tài liệu ứng dụng phương pháp thẻ điểm cân bằng để đánh giá thành quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng tmcp kỹ thương việt nam – chi nhánh khánh hòa (Trang 96 - 99)

Ta có phần trăm hoàn thành chiến lược của TCB Khánh Hòa được tính như sau: % Hoàn thành chiến lược = (%TC+%KH+%HN+%DP)/4

Theo kết quả từ bảng 3.8 ta suy ra:

% Hoàn thành chiến lược của TCB Khánh Hòa = (99.8%+88.7%+85%+76%)/4 = 87.3%

Sơ đồ 3.3. Kết quả thực hiện chiến lược của TCB Khánh Hòa 2012

Kết quả thực hiện 87.3% đã phản ánh đúng thực trạng của TCB Khánh Hòa, một đơn vị kinh doanh đang ngày một khẳng định được thương hiệu của mình trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

Qua sơ đồ 3.4 ta nhận thấy Phương diện Đào tạo và Phát triển được ngân hàng thực hiện tốt với kết quả là 84%, từ phương diện này tác động tới các phương diện còn lại theo quy luật nhân quả. Do đó, các phương diện còn lại đều có kết quả tốt: Phương diện Khách hàng đạt kết quả 88.7%, Phương diện Quy trình nội bộ đạt 85% và Phương diện Tài chính đạt 99.8%

Đào tạo & Phát triển Mạnh (84%) Tài chính Mạnh (99.8%) Quy trình nội bộ Mạnh (85%) Khách hàng Mạnh (88.7%) Kết quả thực hiện 87.3%

Trong điều kiện nền kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động như hiện nay, hệ thống tài chính ngân hàng ở Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn trong việc duy trì sự ổn định trong hoạt động kinh doanh do luôn phải đối mặt với: sự biến động về tỷ giá, lãi suất, các chính sách thắt chặt tài khóa của chính phủ….Đây là những thách thức mà không phải ngân hàng nào cũng có đủ tiềm lực để vượt qua. Với hệ thống thẻ điểm cân bằng BSC giúp cho Ban lãnh đạo TCB Khánh Hòa có thể dễ dàng nhận thấy những điểm mạnh và điểm yếu của mình đồng thời tìm ra nguyên nhân thông qua mối quan hệ nhân quả trong bản đồ mục tiêu chiến lược để kịp thời khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của TCB Khánh Hòa nói riêng và hệ thống TCB nói chung.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Thời đại thông tin, hội nhập kinh tế quốc tế, nhu cầu xã hội ngày càng đa dạng, phức tạp và sự thay đổi cơ chế quản lý của Ngân hàng là những yếu tố khách quan tác động đến sự tồn tại và phát triển của TCB Khánh Hòa. Trước những thách thức của môi trường cạnh tranh gay gắt và thị phần của ngân hàng đang dân bị thu hẹp cùng với nhu cầu tự đánh giá, mong muốn mở rộng và phát triển, Chi nhánh đã xây dựng tầm nhìn, sứ mạng đến năm 2015 trở thành một trong ba ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

Nhằm giúp TCB Khánh Hòa từng bước đi đến cột mốc năm 2015, tác giả vận dụng BSC trong đánh giá thành quả hoạt động của ngân hàng bằng việc thiết lập các mục tiêu và thước đo đo lường các mục tiêu đã đặt ra trên bốn phương diện tài chính, khách hàng, qui trình nội bộ và học hỏi và phát triển.

Những mục tiêu và thước đo này không phải là bất biến và luôn phù hợp. Để thực hiện thành công BSC cũng có nghĩa là thành công trong chiến lược phát triển, TCB Khánh Hòa cần có sự đồng thuận cũng như sự kết hợp của tất cả các bộ phận, tất cả CBNV và cần theo dõi, đánh giá để có những điều chỉnh phù hợp trong các thước đo và mục tiêu.

CHƯƠNG 4:

GIẢI PHÁP ĐỂ ÁP DỤNG HIỆU QUẢ THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG TẠI TECHCOMBANK KHÁNH HÒA

4.1. Nhận xét các phương diện của TCB Khánh Hòa nhìn từ BSC

BSC đã cung cấp cho TCB Khánh Hòa cái nhìn tổng quát về hoạt động của Chi nhánh trên bốn phương diện: Tài chính, Khách hàng, Hoạt động nội bộ và Đào tạo và Phát triển. Dưới góc nhìn của BSC ta nhật thấy những điểm mạnh, điểm yếu của Chi nhánh như sau:

Một phần của tài liệu ứng dụng phương pháp thẻ điểm cân bằng để đánh giá thành quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng tmcp kỹ thương việt nam – chi nhánh khánh hòa (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)