Khái quát tình hình về các hộ điều tra:

Một phần của tài liệu hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ sản xuất kinh doanh thủy sản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi nhánh huyện vạn ninh (Trang 61 - 71)

Để có được kết quả tốt trong quá trình sản xuất, vấn đề đầu tiên chúng ta cần quan tâm nhất đó là năng lực SX. Nó bao gồm 4 yếu tố: lao động, đất đai, vốn và TLSX, nếu thiếu đi một trong bốn yếu tố này thì quá trình SX không thể diễn ra được. Trong sản xuất nông nghiệp, xuất phát từ một nền nông nghiệp Việt Nam, tính tự cung tự cấp người nông dân có thế mạnh về nguồn lực LĐ, và họ ít chú trọng về vốn, tức sự đầu tư về vốn rất ít. Đối với sản xuất kinh doanh thuỷ sản thì cũng không nằm ngoại lệ của một nền sản xuất nông nghiệp, các hộ thuỷ sản không chú trọng nhiều đầu tư vào TLSX ngoài sức lao động. Dưới sự chỉ đạo của Đảng và nhà nước về phát triển NNNT, người dân ngày càng tiến bộ hơn trong việc cân đối các nguồn lực đầu vào của quá trình SX, một khi các yếu tố thuộc năng lực SX được phân bổ, kết hợp thực sự hợp lý, khoa học thì kết quả và hiệu quả đem lại sẽ cao hơn trong SX và ngược lại. Do vậy, trong quá trình xét duyệt cho vay vốn, công tác xem xét, thẩm định năng lực SX của hộ được chút trọng hàng đầu. Chính từ nguồn lực SX hộ là dấu hiệu nhìn thấy kết quả đầu ra trong SX, nó ảnh hưởng đến thu nhập, tích luỹ của họ và từ đó tác động đến việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ vốn vay. Để thấy rõ hơn về tình hình SXKD của hộ ta đi vào xem xét, phân tích các yếu tố nguồn lực tham gia vào quá trình SXKD mà họ đã sử dụng.

a. Tình hình lao động và nhân khẩu

Dân số là một nguồn lực quan trọng để phát triển nền kinh tế. Với dân số đông, nước ta có nguồn LĐ dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, song trong điều kiện của cả nước nói chung và của từng địa phương nói riêng hiện nay, dân số đông là trở ngại lớn cho việc phát triển kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân. Một khi dân số quá đông thì ắt hẳn sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của nguồn LĐ, đặc biệt với Huyện Vạn Ninh

là một Huyện có SX nông –ngư nghiệp là chủ yếu nên đòi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ, hợp lý về cơ cấu dân số, LĐ nhằm đảm bảo nâng cao chất lượng LĐ nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân và góp phần làm giảm sự chênh lệch quá xa giữa nông thôn và thành thị về trình độ phát triển trong cả nước. Để thấy rõ hơn về tình hình nhân khẩu và lao động của Huyện ta xem xét Bảng 2.10

Bảng 2.10: Tình hình nhân khẩu vào lao động của hộ điều tra Nhóm hộ

Chỉ tiêu ĐVT

Hộ khá Hộ TB Hộ nghèo

BQC

1. Số hộ điều tra Hộ 15 48 17 -

2. Tổng nhân khẩu Khẩu 51 177 69 -

3. Tổng lao động LĐ 38 135 53 -

4. BQ nhân khẩu/hộ Khẩu 3,40 3,69 4,06 3,72

5. BQ lao động/ hộ LĐ 2,53 2,81 3,12 2,82

6. BQ nhân khẩu / LĐ Khẩu 1,34 1,31 1,30 1,32

7. Trình hộ văn hoá chủ hộ % 100 100 100 100

- Cấp 1 % 60,00 72,92 82,35 71,76

- Cấp 2 % 26,67 18,75 5,88 17,10

- Cấp 3 % 13,33 8,33 11,76 11,14

(Số liệu điều tra thực tế năm 2013)

Qua số liệu điều tra 80 hộ thuỷ sản ở Huyện Vạn Ninh được tổng hợp ở bảng trên cho thấy, số nhân khẩu bình quân mỗi hộ là 3,72 nhân khẩu/hộ, con số này khẳng định qui mô gia đình ở đây không lớn lắm. Tỷ lệ này cao nhất nhóm hộ nghèo với 4,06 khẩu/hộ, nguyên nhân là do những chủ hộ này đều ở tuổi trung niên, ở thời điểm đó người ta còn tư tưởng phong kiến, mang suy nghĩ sinh đông con cho vui nhà, vui cửa và có người nối dõi tông đường. Thấp nhất là ở hộ khá với 3,40 khẩu/hộ, tương tự như ở hộ trung bình, lý do chính của tỷ lệ nhân khẩu/hộ ở hộ khá thấp là vì đa phần những hộ này là các gia đình trẻ, hầu như mỗi nhà đều tương tương giống nhau, có 2 vợ chồng trẻ và 1 hoặc 2 đứa con thêm 1 người lớn tuổi đã qua sức lao động. Hơn nữa, hiện nay công tác kế hoạch hoá gia đình đang được nhà nước ta hết sức chú trọng, tuyên truyền qua nhiều hình thức nên tư tưởng chỉ sinh từ 1 đến 2 con để nuôi dạy cho tốt đã in sâu vào mỗi người trẻ.

Bình quân lao động trên hộ cũng có sự sắp xếp theo thứ tự giống bình quân nhân khẩu/hộ, tỷ lệ lao động/hộ cao nhất ở hộ nghèo là 3,12 lao động/hộ, vì các thành viên trong gia đình của 17 hộ nghèo hầu như đều đang ở tuổi lao động. Tỷ lệ này ở hộ

khá là thấp nhất, trong gia đình chủ yếu chỉ có 2 lao động chính trong khi các thành viên còn lại phụ thuộc rất nhiều vào 2 lao động này. Tỷ lệ lao động/ hộ như vậy nhìn chung là khá cao, tuy nhiên con số này chưa hẳn là đã tốt vì một bộ phận lượng lao động còn đang ở tuổi đi học nhưng lại bỏ học đi làm tương đối nhiều, vì vậy hiệu quả SX chưa cao vì lao động tuy nhiều nhưng chưa áp dụng KHKT vào sản xuất, quy mô nhỏ lẻ, đồng thời lao động nhàn rỗi hay thất nghiệp ở nhà còn nhiều. Do vậy, đòi hỏi chính quyền địa phương phải tạo điều kiện hỗ trợ về kỹ thuật, nguồn vốn cũng như tăng cường tập huấn cho người dân.

Chỉ tiêu bình quân khẩu/lao động có nghĩa là cứ 1 người lao động sẽ nuôi được bao nhiêu người ăn theo. Nhìn vào bảng trên ta thấy, bình quân chung nhân khẩu trên lao động của các hộ điều tra là 1,32 nhân khẩu/lao động, đây là con số thấp so với bình quân chung của toàn huyện. Tuy số người ăn theo không cao nhưng thu nhập chính của các hộ là từ hoạt động sản xuất kinh doanh, phụ thuộc phần lớn vào thời tiết, khí hậu vì vậy nghèo đói không thể tránh khỏi đối với các hộ khi hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả, đặc biệt là những hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn “dễ bị tổn thương” bởi điều kiện ngoại cảnh tác động. Vì thế đòi hỏi các cấp chính quyền địa phương cần có sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn trên cơ sở khuyến khích sản xuất, mở rộng quy mô đồng thời cần bố trí sắp xếp lao động hợp lý hơn để sử dụng lao động có hiệu quả hơn, cải thiện phần nào khó khăn cho người dân.

Nhìn vào bảng ta thấy trình độ văn hoá của người dân trong Huyện còn thấp, hầu hết là học tới cấp một, con số này chiếm đến 71,76% cụ thể ở hộ khá có 60% chủ hộ học tới cấp 2, hộ trung bình có 72,92%, hộ nghèo có 82,35%. Điều đáng nói ở đây là tỷ lệ chỉ học đến cấp 1 rồi nghỉ học ở các hộ SXKDTS khá cao trong khi tuổi của họ hầu như chỉ dao động khoảng 30-37 tuổi, tức là ở thời điểm đó nhà nước ta đã bắt đầu chú trọng đến nền giáo dục. Các hộ học tới cấp 2 và cấp 3 cũng chiếm tỷ trọng lớn ở hộ khá, học tới cấp 2 là 26,67%, học tới cấp 3 là 12,33%. Đặc biệt là hộ nghèo và hộ trung bình, tỷ lệ học tới cấp 2, cấp 3 rất thấp chứng tỏ các hộ này ít chú trọng đền giáo dục, điều này cũng dễ hiểu do kinh tế gia đình của một số hộ khó khăn, khi đến tuổi lao động các hộ đã dùng lao động chính trong gia đình nhằm tiết kiệm chi phí thuê nhân công, và thực hiện quản lý cũng như tự túc trong quá trình SXKD.

Tóm lại, từ những phân tích trên chúng ta có thể khẳng định rằng: quy mô nhân khẩu trên lượng lao động có ảnh hưởng lớn đến thu nhập và khả năng sản xuất của hộ.

Nhìn vào bảng trên ta thấy trình độ lao động không ảnh hưởng gì nhiều đến thu nhập của hộ vì các hộ này sản xuất dựa vào kinh nghiệm của bản thân là chủ yếu. Tuy nhiên ngày nay, để sản xuất có hiệu quả ta cần phải có phương pháp và sự hiểu biết sâu rộng về nhiều yếu tố như cơ chế thị trường, giá cả…Vì thế, cần có các chính sách nâng cao dân trí, đào tạo cán bộ nhằm giúp các hộ sản xuất nắm bắt kịp thời thông tin về tiến bộ kỹ thuật.

b. Tình hình đất đai, diện tích mặt nước

Đất đai, diện tích mặt nước là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là TLSX đặc biệt và không thể thay thế được trong sản xuất và nuôi trồng thuỷ sản. Nguồn tài nguyên đất, mặt nước là có giới hạn về số lượng nhưng nhu cầu của con người thì vô hạn. Do vậy, việc tiến hành Sản xuất khai thác không chỉ quan tâm đến vấn đề làm sao để tạo ra một lượng thu hoạch đầu ra cao, mà đáng chú trọng hơn đó là quá trình sử dụng đất phải hợp lý, tận dụng hết những tiềm năng, vị thế, vị trí đất nuôi trồng, diện tích mặt nước, đồng thời tăng cường công tác cải tạo, bảo vệ môi trường nhằm sản xuất nuôi trồng hiệu quả giảm thiểu rủi ro do dịch bệnh, ô nhiễm, sản xuất kinh doanh nuôi trồng bền vững.

Để thấy rõ hơn về quy mô, cơ cấu và tình hình sử dụng đất đai, diện tích mặt nước của các hộ sản xuất kinh doanh thuỷ sản tại Huyện Vạn Ninh, ta xem xét Bảng 2.11

Bảng 2.11: Tình hình đất đai của các hộ điều tra

ĐVT: m2/hộ BQ Hộ BQ Hộ Chỉ tiêu BQ Chung BQ Hộ khá BQ Hộ TB nghèo - Đất NTTS 20.194 38.467 16.983 5.133

+ Nuôi tôm sú, tôm thẻ 9.144 18.667 6.233 2.533

+ Nuôi ốc hương 11.050 19.800 10.750 2.600 - Diện tích mặt nước N.Trồng 3.404 5.617 3.756 838 + Nuôi tôm hùm 1.333 2.617 923 458 + Nuôi cá 1.404 3.000 833 380 + Khác 667 2.000 - Đất khác 6.269 3.315 11.328 4.165

(Số liệu điều tra thực tế năm 2013)

Dựa vào bảng ta thấy, diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản bình quân của các hộ điều tra khá nhiều, vào khoảng 20.194 (2,1 ha), đây là con số tương đối lớn. Con số này không nói lên mức bình quân chung của toàn Huyện, vì số hộ được chọn điều tra

là những hộ vay vốn ở ngân hàng, mà hầu như các hộ này đều vay để nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng, ốc hương. Huyện Vạn Ninh là một Huyện có diện tích đất tiếp giáp với biển kéo dài, vì thế diện tích đất NTTS toàn Huyện có số lượng lớn đặc biệt tập trung các xã Vạn Thọ, Xã Vạn Hưng. Về đối tượng sử dụng đất NTTS thì chủ yếu sử dụng cho mục đích nuôi tôm sú, tôm thẻ. Đất dùng để nuôi tôm sú, tôm thẻ bình quân là 9.144 m2 (hay 0.9 ha), dùng để nuôi ốc hương bình quân là 11.050 m2 (1,1 ha). Diện tích này qua điều tra cho thấy khá lớn, qua thực tế thì diện tích nuôi trồng của các hộ được điều tra đặc biệt là các hộ trung bình và hộ khá, qua một thời gian nuôi tôm sú thua lỗ ở các năm 2000-2003 các hộ nuôi trên toàn Huyện đã tạm dừng sản xuất 1 thời gian rất dài, vào thời điểm này về sau một số hộ điều tra đã thu gom lại (mua lại với giá thấp) cải tạo tập trung nuôi trồng thuỷ sản đặc biệt ở đối tượng là tôm thẻ chân trắng, và ốc hương. Bên cạnh đó, hộ trung bình và hộ nghèo cũng giữ một lượng đất NTTS tương đối, Hộ trung bình 16.983 m2(gần 1,7 ha), hộ trung bình bình quân 5.133 m2 (gần gần 0,5 ha). Phần lớn các hộ này diện tích được sử dụng để nuôi trồng rất ít, chủ yếu là đất bỏ hoang, do không đủ vốn để cải tạo và nuôi trồng.

Huyện Vạn Ninh là một Huyện có mặt nước biển thuộc Vịnh Vân Phong rất lớn, rất thuận lợi cho việc NTTS. Vì thế diện tích mặc nước biển được các hộ thuỷ sản tận dụng nuôi trồng cho đến nay. Qua các hộ điều tra, bình quân mỗi hộ sử dụng 3.404 m2/hộ để nuôi trồng thuỷ sản. Diện tích này phụ thuộc vào quy mô của các hộ nuôi trồng, quy mô càng lớn các hộ sử dụng diện tích càng lớn. Qua thực tế điều tra, các hộ sử dụng mặt nước biển chỉ dùng cho mục đích nuôi tôm hùm lồng là phổ biến, sử dụng bình quân 1.333 m2/hộ mặt nước biển. Bên cạnh đó, diện tích mặt nước còn dùng ở một số tương đối để nuôi cá, và nuôi rong. Hiện tại, Huyện Vạn Ninh chưa thực hiện quy hoạch lại vùng nuôi, hầu hết các hộ nuôi trồng chỉ sử dụng diện tích mặt nước một cách tự phát dẫn đến gây ô nhiễm ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi trồng. Vì thế, để tạo thuận lợi cho người dân sản xuất nuôi trồng thuỷ sản có hiệu quả, phát triển bền vững, tạo điều kiện để phát triển ngành trọng điểm của Huyện, thì đòi hỏi chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng của Huyện cần phải có các chính sách cần thiết để quy hoạch lại vùng nuôi.

Tóm lại, đất đai đặc biệt là đất NTTS cùng với diện tích mặc nước biển là một trong những yếu tố không thể thiếu trong việc phát triển NTTS của các hộ sản xuất kinh doanh thuỷ sản. Vì thế, việc sử dụng đất NTTS, mặt nước biển như thế nào, cũng

như việc quản lý của các cơ quan chức năng là một điều kiện cần thiết và cấp bách để phát triển một ngành NTTS phát triển bền vững tại địa phương.

c. Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các hộ điều tra:

Tư liệu sản xuất là điều kiện vật chất cần thiết để tổ chức sản xuất. Tư liệu sản xuất bao gồm tư liệu lao động và đối tượng lao động. Đối tượng lao động là những yếu tố vật chất của sản xuất mà lao động con người dùng tư liệu lao động tác động lên, nhằm biến đổi chúng cho phù hợp với mục đích sử dụng của con người. Tư liệu lao động là những yếu tố vật chất của sản xuất mà con người dựa vào đó để tác động lên đối tượng lao động… như máy móc, thiết bị, lán trại, lồng bè …..

Song song với mục tiêu thực hiện công cuộc CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn, vấn đề cơ giới hoá trong nông nghiệp ngày nay được Đảng và nhà nước ta rất quan tâm, chú trọng. Trong thực tế, đa số người dân SX tự cung tự cấp nên chỉ sử dụng những tư liệu thô sơ và sức người là chính. Mặt khác, vì thiếu vốn cộng thêm tâm lý sợ rủi ro nên họ chưa mạnh dạn đầu tư nhiều về TLSX để tiến hành mở rộng quy mô SX. Tình hình đầu tư TLSX được thể hiện qua Bảng 2.12

Bảng 2.12: Thống kê TLSX của hộ điều tra Hộ Chỉ tiêu I. Bình quân TLSX/hộ ĐVT BQ chung Hộ khá Hộ TB Hộ nghèo

1. Máy móc thiết bị cái 1,19 1,47 1,20 0,89

2. Lồng bè Cái 32,67 51,43 28,93 17,67

3. Trại Cái 1,10 1,13 1,06 1,11

4. Tàu ghe trên 90CV Chiếc 0,00

5. Tàu ghe dưới 90CV Chiếc 0,61 0,8 0,69 0,33

6. TLSX khác Cái 2,11 2,57 1,25 2,50

II. Tổng giá trị TLSX/hộ Tr. đ 284,47 299,46 349,92 204,03

(Số liệu điều tra thực tế năm 2013)

Nhìn ta thấy các hộ sản xuất kinh doanh thuỷ sản có sự đầu tư về TLSX nhưng mức độ còn thấp so với yêu cầu đặt ra của nền cơ giới hoá NN.

Về máy móc thiết bị là những tư liệu làm nền tảng cho việc sản xuất hàng hoá, nâng cao năng suất, đạt hiệu quả tối ưu. Nhưng hộ sản xuất kinh doanh thuỷ sản vẫn chưa đầu tư nhiều vào các TLSX này, cụ thể chỉ đạt 1,19 cái/hộ. Đặc biệt chỉ tấp trung phần lớn ở các hộ khá, bình quân 1 hộ khá đầu tư máy móc thiết bị cho sản xuất là 1,47 cái/hộ, việc các hộ khá đầu tư nhiều máy móc thiết bị là do quy mô của hộ lớn,

tận dụng máy móc để tăng hiệu quả sản xuất nuôi trồng, giảm thiểu rủi ro. Còn các hộ trung bình, đặc biệt là hộ nghèo thì việc đầu tư còn máy móc còn hạn chế, chủ yếu là

Một phần của tài liệu hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ sản xuất kinh doanh thủy sản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi nhánh huyện vạn ninh (Trang 61 - 71)