1.5.1.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
(1) Điều kiện tự nhiên
a/- Vị trí địa lý:
Huyện Vạn Ninh là huyện đồng bằng ven biển nằm về phía Bắc tỉnh Khánh Hoà, trên toạ độ từ 12o45’-12o52’15” độ vĩ Bắc và 108o52’- 109o27’55” độ kinh đông, tổng diện tích tự nhiên của huyện là 550 km2, với trên 3/4 là đất rừng núi, đất nông nghiệp khoảng 9.000 ha.
Phía Bắc và Tây Bắc của huyện tiếp giáp với tỉnh Phú Yên, phía Nam và Tây Nam tiếp giáp Thị xã Ninh Hòa, phía Đông giáp biển Đông.
Đặc điểm địa lý: Huyện Vạn Ninh có hình dạng thon, cao ở phía Bắc, rộng thấp dần ở phía Nam. Địa hình có ba vùng rõ rệt: Vùng rừng đồi, núi; vùng đồng bằng và vùng hải đảo. Đặc điểm mỗi vùng có ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội và các hoạt động khác của huyện.
Bờ biển Vạn Ninh dài khoảng 60km, có nơi núi lan ra sát biển; nhiều hồ, đập nước như Hoa Sơn, Suối Sung, Đồng Điền, Hải Triều… và 2 con sông chính là sông Đồng Điền và sông Hiền Lương.
b/- Đặc điểm về khí hậu, thời tiết:
Huyện Vạn Ninh nằm trong tiểu vùng khí hậu đồng bằng ven biển, mang đặc trưng của khí hậu đại dương nên tương đối ôn hòa. Nhiệt độ trung bình là 25oC, lượng mưa bình quân hàng năm là 1.399mm, quanh năm trời nắng ấm.
c/- Địa hình, đất đai thổ nhưỡng, mặt nước, khoán sản.
Địa hình của Vạn Ninh phong phú, bao gồm cả đồi núi, đồng bằng, và vùng biển, hải đảo tương đối rộng lớn. Biển Vạn Ninh được hình thành bởi các đảo, bán đảo phong phú, đa dạng đã tạo vịnh Vân Phong thành hệ thống biển khép kín, chắn gió tốt nhất trong cả nước; đặc biệt tại khu vực Đầm Môn hoàn toàn kín gió. Độ sâu mực nước vịnh lớn hơn 20 m, thậm chí có nơi đạt 27 m. Qua khảo sát, khu vực này có ít nhất 2 luồng ra vào cảng, nơi hẹp nhất lớn hơn 400 mét nên cho phép tàu ra vào cảng thành hai chiều. Diện tích mặt nước đạt 43.544 ha, mặt đất đạt 13.800 ha cho phép chúng ta quy hoạch phát triển vịnh Vân Phong thành khu kinh tế tổng hợp đa ngành.
Bên cạnh đó, cảng trung chuyển continer quốc tế được xây dựng cách cảng Nha Trang 60 km về hướng bắc và cảng Vũng Rô 3km về hướng Nam và cách đường vận tải hàng hải quốc tế gần nhất so các cảng trong nước. Vơí những điều kiện nêu trên, vịnh Vân Phong đạt được các tiêu chí hạng nhất để xây dựng cảng Trung chuyển continer quốc tế bằng đường biển [19].
Khu vực Vân Phong - Đại Lãnh với hệ sinh thái tự nhiên, hoang dã thuộc loại quý hiếm đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển thành khu du lịch biển và du lịch sinh thái đẹp nhất ở nước ta và trong khu vực. Theo Quyết định 307/TTg ngày 24/5/1995 của Thủ tướng Chính phủ đã xác định ưu tiên phát triển khu vực vịnh Vân Phong thành khu du lịch biển lớn ở nước ta và có tầm cỡ quốc tế. Dịch vụ du lịch có khả năng phát triển song hành với sự phát triển cảng biển Vân Phong; đặc biệt có thể phát triển du lịch sinh thái dọc theo bờ cát dài phía bắc từ Đại Lãnh đến bán đảo Hòn Gốm. Nhiều dự án phát triển du lịch đó được phê duyệt dự án đầu tư và tiến hành khởi động như: Khu du lịch 5 sao Đại Lãnh, Khu du dịch Hòn Ngang – Bãi Cát Thấm, Khu du lịch nghỉ dưỡng Tây Bắc Hòn Lớn…
Do địa hình phong phú, đa dạng nên việc quy hoạch phát triển các ngành nghề nuôi trồng thuỷ sản như: tôm hùm, trai ngọc, ốc hương và các loại hải sản khác sẽ không bị ảnh hưởng lớn bởi các dự án phát triển du lịch và xây dựng cảng biển; đồng thời, tạo điều kiện giải quyết lao động ở nông thôn nhằm từng bước ổn định đời sống nhân dân; đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Ngoài các cơ sở công nghiệp qui mô lớn của tỉnh và huyện đã được xây dựng và qui hoạch xây dựng để khai thác có hiệu quả tiềm năng khoáng sản, vật liệu xây dựng cũng như lợi thế của địa phương như các cơ sở đóng sửa tàu, thuyền, khai thác đá, cát, cao lanh... để khai thác tiềm năng khoáng sản trong khu vực và tạo tiền đề hình thành “ Đặc khu kinh tế Vân Phong”.
- Khoáng sản: Huyện Vạn Ninh Có cao lanh Xuân Tự, cát trắng Đầm Môn, sa khoáng imenit Vĩnh Yên - Hòn Gốm, đá granit Tân Dân, vàng Xuân Sơn.... trong đó cát trắng Đầm Môn và đá Granit Tân Dân có trữ lượng khá lớn.
(2) Điều kiện kinh tế xã hội a. Dân số và lao động:
Huyện Vạn Ninh là một Huyện có lực lượng lao động dồi dào, theo số liệu thì năm 2012 tổng dân số là 129.578 người. Người dân của Huyện có truyền thống lao
động cần cù, hiếu học và rất cách mạng đã được thử thách qua nhiều thời kỳ lịch sử. Dân số và lao động của xã là nguồn lực quan trọng và cơ bản trong quá trình sản xuất, quyết định rất lớn đến năng suất cũng như sản lượng trong mọi ngành nghề, đặc biệt trong nông nghiệp và ngư nghiệp. Bên cạnh đó, dân cư và lao động cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp nông thôn. Trong điều kiện hiện nay, khi mà nước ta đã là thành viên của tổ chức thương mại quốc tế (WTO) thì yếu tố dân cư và lao động lại cực kỳ quan trọng. Sự biến động về dân số của Huyện Vạn Ninh đã tác động không nhỏ đến tình hình phát triển kinh tế xã hội. Giải quyết việc làm cho một lượng lao động nhàn rỗi trong xã và góp phần nâng cao thu nhập, thay đổi đời sống của nhân dân Huyện Vạn Ninh.
b. Thành tựu kinh tế xã hội:
Huyện Vạn Ninh có 13 xã, thị trấn, trong đó có 01 xã đảo, 01 xã miền núi, 01 đô thị loại V và 01 đô thị loại IV. Dân số toàn huyện năm 2012 là 128.290 người, mật độ bình quân 240 người/km2, có hệ thống đường bộ và đường sắt tương đối hoàn chỉnh. Quốc lộ IA nối liền Nam - Bắc có chiều dài 60 km trên địa bàn huyện. Diện tích tự nhiên 50.050 ha, chia làm 03 vùng rõ rệt: Ven biển hải đảo, đô thị đồng bằng và miền núi. Vùng ven biển và hải đảo có trên 20 đảo lớn, nhỏ cùng với vùng nội thuỷ rộng lớn ( Vịnh Vân Phong ) đang có nhiều tiềm năng và triển vọng phát triển kinh tế công nghiệp đa ngành và du lịch sinh thái, là một trong những vị trí chiến lược quan trọng của tỉnh và cả nước [19].
Trong năm 2012, dưới sự lãnh đạo của Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện Vạn Ninh cùng với sự phối hợp đồng bộ giữa Uỷ ban Mặt trận TQVN huyện và các ban ngành, đoàn thể; huyện Vạn Ninh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên tất cả các lĩnh vực, đạt mức tăng trưởng kinh tế ổn định.
Giá trị sản xuất nông-lâm- thuỷ sản đạt 468 tỷ đồng trong đó: Nông nghiệp 130 tỷ, Lâm nghiệp 03 tỷ, Thuỷ sản 335 tỷ. Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển chương trình giống lúa mới đáp ứng nhu cầu sản xuất diện tích từ 1.800 - 2.000 ha vùng lúa tập trung. Trong 10 năm qua huyện đã đầu tư gần 36,3 tỷ đồng để kiên cố thêm 79,49 km kênh mương, nâng tổng chiều dài 149,4 km ( đạt 85% số kênh mương hiện có) phục vụ tưới trên 3.790 ha và 02 hồ đập nhỏ tưới hỗ trợ cho 60 ha lúa vụ mùa. Toàn huyện có trên 80 trang trại sản xuất với số vốn đầu tư hơn 40 tỷ đồng, chủ yếu theo mô hình kinh tế nông nghiệp - vườn rừng, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy
sản… trong đó có 12 trang trại đạt tiêu chuẩn theo quy định của tỉnh. Số lượng tuy chưa lớn nhưng thể hiện sự đổi mới từ sản xuất nông nghiệp nhỏ, lẻ lên sản xuất theo hướng hàng hóa [19].
Giá trị sản xuất Công nghiệp - Xây dựng đạt 224 tỷ trong đó: Giá trị ngành CN- TTCN 123.817 triệu đồng, tăng bình quân 14% năm, đã thu hút 14 doanh nghiệp đến đầu tư trong các lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác, chế biến khoáng sản; hiện có 875 cơ sở sản xuất tư nhân đang hoạt động có hiệu quả góp phần tạo việc làm cho trên 3.100 lao động tại địa phương [19].
Tổng vốn đầu tư và xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện 10 năm qua đạt trên 1960 tỷ đồng, bình quân 190 tỷ đồng/năm, tăng bình quân gấp 3 lần so với năm 2003; trong đó, đầu tư cho cơ sở hạ tầng chiếm 70% tổng số vốn. Giao thông làm mới 35,6 km đường, sửa chữa 193 km với tổng kinh phí 334.052 triệu đồng trong đó: vốn nhà nước 302.492 triệu, vốn nhân dân 33.558 triệu. Nhiều công trình đã được đầu tư xây dựng hoàn thành như hồ chứa nước Hoa Sơn, cầu Trần Hưng Đạo, Cảng cá Đại Lãnh, nâng cấp hồ Đá Đen (Xuân Sơn), Trung tâm hành chính huyện và các công trình an sinh xã hội như Bệnh viện Vạn Ninh, trường THPT, trường Trung cấp nghề, Trạm Y tế… xây dựng 41 điểm dân cư ven trục giao thông liên xã, liên thôn hầu hết đã được bê tông hoá và một số công trình tập trung tiến độ nhằm góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội huyện phát triển [19].
Ngành Bưu chính - Viễn thông phát triển cả về số lượng và chất lượng, số người sử dụng Internet ngày càng tăng với tổng số trên 3.600 thuê bao, tỷ lệ lắp đặt máy cố định 8,25 máy/100 dân, điện thoại di động 18.010 chiếc, mật độ 13,97 máy/100 dân, kết nối Internet 2.960 thiết bị, tỷ lệ người dân sử dụng 2,3%. Ngành dịch vụ - du lịch bước đầu phát triển, hàng năm có trên có khoảng 8.000 lượt khách du lịch đến tham quan và nghỉ dưỡng tại du lịch Hòn Ông, Sơn Đừng…[19].
Văn hoá xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” tiếp tục được đẩy mạnh và được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia tích cực, trong năm 2012 huyện Vạn Ninh có 67 thôn, tổ dân phố văn hoá.
Ngành giáo dục có bước phát triển toàn diện cả về quy mô trường lớp và chất lượng dạy và học, số học sinh được vào trường Đại học, Cao đẳng ngày càng tăng, kết thúc năm học 2011-2012, toàn huyện đã xét công nhận hoàn thành chương trình cấp
tiểu học cho 2.454/2.454 học sinh, đạt 100%; công nhận tốt nghiệp THCS cho 1.864/1.869 học sinh, đạt 99,7 %; kỳ thi tốt nghiệp THPT có 1404/1409 học sinh tốt nghiệp, đạt tỷ lệ 99,6 %. Huyện Vạn Ninh tiếp tục giữ vững chuẩn quốc gia về xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, THCS. Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Hoàn thành và đưa vào sử dụng 70 phòng học và 06 công trình ngành giáo dục với tổng kinh phí 18,8 tỷ đồng. Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi có hiệu quả. Toàn huyện có 10 trường đạt chuẩn Quốc gia, tăng 01 trường so với năm học trước [19].
Các chương trình Y tế Quốc gia được thực hiện có hiệu quả, trong năm 2012 đã tổ chức khám và điều trị bệnh cho 387.000 lượt người, công suất giường bệnh thực hiện 167 giường, đạt 111% kế hoạch; kiểm tra sức khoẻ cho 990/1.417 nam thanh niên tuổi 17 đạt 70% kế hoạch và khám sức khoẻ nghĩa vụ quân sự cho 738/883 thanh niên đạt 84% kế hoạch [19].
Các hoạt động văn hoá thể thao, phát thanh tiếp hình đã đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ của nhân dân; các chương trình xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa đã đem lại hiệu quả thiết thực, Quốc phòng - An ninh được giữ vững, quy chế dân chủ ở cơ sở được phát huy; hệ thống chính trị được củng cố, lòng tin của nhân dân được nâng cao.
1.5.1.2. Những thuận lợi và khó khăn
a. Thuận lợi
- Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của huyện uỷ – HĐND – UBND – UBMTTQ và các ban ngành cấp huyện, sự thống nhất cao của toàn Đảng toàn dân Huyện Vạn Ninh, những định hướng đúng đắn, phát huy được sự hợp lực, đồng thuận cao trong Đảng và nhân dân. Nhân dân xã nhà tích cực lao động sản xuất, xây dựng đời sống văn hoá, tích cực xoá đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu.
- Phía Bắc Giáp Tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp Tỉnh Đắc Lắc và Thành Phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa nên rất thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán, tiếp nhận thông tin, chuyển giao công nghệ mới tiên tiến và hiện đại.
- Có quỹ đất nông nghiệp, diện tích mặt nước khá lớn, giàu tiềm năng tạo điều kiện cho nông nghiệp, thủy sản phát triển, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong tương lai.
- Có nguồn lao động dồi dào.
- Cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng đã và đang được nhiều cấp, ngành đầu tư hơn, đây cũng là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của xã trong tương lai. b. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi mà Huyện Vạn Ninh có được, thì cũng không ít khó khăn mà xã phải đối mặt.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, sản xuất hàng hóa chưa phát triển mạnh, chất lượng thấp, giá thành còn cao dẫn đến sức cạnh tranh trên thị trường còn hạn chế.
- Sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng và đánh bắt thủy sản vẫn đang là một ngành chủ đạo của toàn xã, người dân chủ yếu làm nghề nông nghề biển và do đó thu nhập thấp.
- Là vùng có điều kiện thiên tai thường xuyên xảy ra hàng năm vì thế ảnh hưởng đến tình hình sản xuất nuôi trồng của người dân tại địa phương.
- Cơ sở hạ tầng phát triển nhưng chưa đồng bộ, công tác quản lý đất đai, quy hoạch vùng sản xuất còn những bất cập.