Phân tích tình hình vay vốn của các hộ dân điều tra tại NHNo&PTNT Huyện

Một phần của tài liệu hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ sản xuất kinh doanh thủy sản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi nhánh huyện vạn ninh (Trang 71 - 126)

Huyện Vạn Ninh.

2.2.2.1. Phân tích nhu cầu về vốn và mức độ đáp ứng vốn vay của các hộ sản xuất kinh doanh thuỷ sản điều tra.

a. Nhu cầu vay vốn và mức độ đáp ứng vốn vay

Phát triển kinh tế nông thôn là phát triển về cả chiều rộng lẫn chiều sâu, nhằm mục đích nâng cao thu nhập cải thiện đời sống của người dân cả về vật chất lẫn tinh thần. Do vậy quá trình phát triển kinh tế xã hội không thể làm một cách ồ ạt, thiếu khoa học, không có định hướng mà sự phát triển đó phải khai thác được thế mạnh của vùng địa lý, từ đó có phương án xây dựng cơ cấu phát triển ngành nghề cho phù hợp. Ngành thuỷ sản là một ngành trọng điểm đối với khu vực duyên hải miền trung, cùng với xu hướng phát triển kinh tế cả nước, những năm qua kinh tế của Huyện Vạn NInh đã có sự đầu tư thích đáng vào sản xuất kinh doanh. Các hộ SXKDTS linh động hơn trong việc huy động vốn. Đối với các hộ sản xuất cả nước nói chung và hộ SXKDTS Huyện Vạn Ninh nói riêng thì có đến 90% cho rằng vốn luôn là yếu tố tạo ra vấn đề cản trở họ trong SX nuôi trồng. Để đáp ứng nguyện vọng có vốn SX của người dân và đẩy mạnh tiến trình phát triển NNNT, Ban lãnh đạo Ngân hàng cũng như các cấp chính quyền trong huyện đã ra sức tạo mọi điều kiện để cho hộ SXKHTS có thể tiếp cận và vay vốn được dễ dàng nhất, tuy nhiên trong quá trình thực hiện không thể tránh được những bất cập. Để tìm hiểu rõ nhu cầu vay vốn và mức độ đáp ứng vốn vay của các tổ chức tín dụng chúng ta nghiên cứu Bảng 2.15

Bảng 2.15: Nhu cầu vay vốn của các hộ SXKDTS điều tra và khả năng đáp ứng của NHNo & PTNT Huyện Vạn Ninh

Nhu cầu vay của hộ Thực vay của hộ Nhóm hộ Số hộ BQ nhu cầu vay Tỷ lệ (%) Có chu cầu cao nhất BQ thực vay Tỷ lệ (%) có thực tế cao nhất Số hộ được đáp ứng Tỷ lệ (%) 1. Khá 15 545 85,38 1000 315 81,28 500 2 13,33 2. TB 48 62 9,69 250 45 11,73 240 15 31,25 3. Nghèo 17 31 4,93 60 27 6,99 50 11 64,71 Tổng 80 639 100 387 100

Nhìn vào bảng ta thấy, các hộ khá có nhu cầu vay vốn tại NHN0 cao hơn nhiều so với các hộ còn lại, bình quân một hộ muốn vay 545 triệu đồng, trong khi đó thì hộ trung bình và hộ nghèo có nhu cầu ít hơn, hộ nghèo khoảng 31 triệu đồng và hộ trung bình có nhu cầu khoảng 62 triệu đồng. Điều này được các hộ giải thích các hộ khá có rộng rãi về vốn nên có quy mô sản xuất lớn hơn, bên cạnh đó thông thường các hộ này điều có kế hoạch sản xuất cụ thể, có cái nhìn tốt hơn trong sản xuất kinh doanh, có khả năng huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau, mặt khác, có tài sản đảm bảo cho món vay đầy đủ và thường có giá trị lớn được NH đánh giá cao và mạnh dạn cho vay đối với các hộ này. Còn với hộ trung bình và hộ nghèo, đặc biệt là hộ nghèo thường có sự lo ngại trong giao dịch hơn những hộ khá, họ ngại tiếp xúc với giấy tờ và CBTD, nên thường chọn cách vay qua các tổ vay vốn hay chơi hụi, ít phải đụng chạm tới các thủ tục hành chính, nếu không thể xoay được nguồn vốn từ các tổ chức này thì mới đi vay ở NHN0 nhưng nhu cầu vay không nhiều vì với quy mô sản xuất nhỏ và lẻ, tài sản đảm bảo không đầy đủ thông thường các hộ này được NH cho vay tín chấp thông qua tổ với số tiền vay hạn chế theo quy định. Hơn nữa, các hộ nghèo là những người dễ bị tổn thương bởi điều kiện ngoại cảnh, chịu rủi ro trong sản xuất quá nhiều nên thường không dám đầu tư nhiều mà chủ yếu là dựa dẫm vào các chính sách ưu đãi của nhà nước.

Trên thực tế NH không thể đáp ứng đúng và đủ với các nhu cầu vay vốn của hộ. Sau khi đã hoàn tất việc kiểm tra, xem xét các điều kiện vay thì CBTD sẽ chủ động đưa ra các mức tiền vay, thời hạn vay và lãi suất cho vay phù hợp với hộ. Công đoạn nghiên cứu và thẩm định này thực sự rất quan trọng, nó quyết định đến độ an toàn hay rủi ro của đồng vốn, tức có tạo ra được hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng hay không, do vậy đòi hỏi CBTD phải tính toán và cân nhắc kỹ trước khi đưa ra kết luận để đồng vốn được đưa vào tay người dân sử dụng một cách có mục đích và hiệu quả nhất, đồng thời cũng đem lại lợi nhuận và sự an toàn cho ngân hàng. Mức cho vay vốn chia làm 2 trường hợp sau:

- Trường hợp hộ vay không phải đảm bảo tiền vay bằng tài sản (cho vay tín chấp theo nghị định 41/2010 của Chính phủ) thì mức vay tối đa đến 50 triệu đồng đối với đối tượng là các cá nhân, hộ sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp. Trước đây hộ nông dân vay muốn vay tín chấp ở NHN0 qua các tổ vay vốn thì mức vay tối đa cũng chỉ tới 10 triệu đồng (theo quyết định 1627 của chính phủ). Vì vậy, khuyến khích các hộ vay vốn với số lượng lớn hơn đủ đáp ứng cho nhu cầu sản xuất nuôi trồng.

- Trường hợp cho vay có đảm bảo bằng bằng tài sản (có thế chấp) thì mức vay tối đa bằng 75% giá trị tài sản đảm bảo. (đối với bất động sản).

Hầu hết các hộ nghèo và một số hộ trung bình đều chọn cách vay tín chấp, để tránh giấy tờ rườm rà và đồng thời phù hợp với định hướng chung của ngân hàng cho vay tín chấp thông qua tổ vay vốn để dễ quản lý và tạo sự thuận tiện cho người dân hơn.. Nhìn vào bảng ta thấy mức độ đáp ứng tiền vay của NH cho các hộ lần lượt là hộ khá 2%, 15%, 11% đây là những con số rất thấp, cho thấy NH chưa đáp ứng tương đối nhu cầu vốn của người dân. Việc thiếu vốn, dẫn đến các hộ dân phải đi vay bên ngoài hoặc mượn của người thân trong gia đình dẫn đến bị động trong sản xuất nuôi trồng. Nếu xét theo tỷ lệ nhóm hộ được đáp ứng thì dẫn đầu lại là hộ nghèo với 64.71%, hộ TB là 31.25% và hộ khá là 13.33%. Sở dĩ có sự trái ngược này là vì hộ TB và hộ nghèo rất ít hộ có nhu cầu vay vốn lớn vượt quá khả năng thanh toán, các hộ này hầu như đi vay ở NHN0 chỉ vay ở mức an toàn nên CBTD khi thẩm định mức độ an toàn vốn vay xét thấy khả năng trả nợ cao, rủi ro tín dụng ít nên đồng ý cho vay những trường hợp này, hiếm hộ bị từ chối, còn hộ khá thường mạnh dạn vay số tiền khá lớn, mặt khác do vay vốn với số tiền lớn nên hoàn toàn các món vay trên đều phải vay thế chấp, nhưng đa phần tài sản ở nông thôn thấp không đủ đảm bảo cho mức vay theo nhu cầu của người dân. Bên cạnh đó, NH còn e dè trong việc đầu tư đối tượng thuỷ sản, dẫn đến không đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho các hộ này.

b. Mục đích vay vốn của các hộ điều tra

Phát triển sản xuất kinh doanh thuỷ sản không chỉ là nâng cao năng suất trong sản xuất kinh doanh mà còn phải nâng cao thu nhập cho người dân với mục đích giúp họ thoát khỏi đói nghèo, cải thiện chất lượng cuộc sống, đẩy mạnh tham gia vào sản xuất, tạo thặng dư cho ngành, nâng cao mức sống cho người dân, cải thiện bộ mặt nông thôn, góp phần thực hiện thúc đẩy phát triển kinh tế toàn huyện. Tuy vậy, vấn đề cơ bản để tiến hành sản xuất vẫn là nguồn vốn đầu tư chiếm vị trí quan trọng. Qua khảo sát thực tế tình hình tại địa phương thì thấy nguồn vốn vay từ ngân hàng đã góp phần đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, nhờ có nguồn vốn này mà người dân đã mạnh dạn hơn trong đầu tư máy móc thiết bị, cải tiến cách thức sản xuất và nuôi trồng, lựa chọn các yếu tố đầu vào cho sản xuất chất lượng hơn từ đó có hiệu quả hơn trong sản xuất kinh doanh và nuôi trồng. Chính vì vậy, mục đích vay vốn là một trong những điều kiện cần thiết để ngân hàng xem xét có nên cho hộ vay vốn sản xuất hay không.

Bởi vì, từ mục đích vay vốn ngân hàng có thể xem xét đến tính hiệu quả của đồng vốn vay. Mục đích đó sẽ được kê khai trong hợp đồng vay vốn. Hộ vay vốn cần sử dụng vốn vay đúng mục đích nhằm đảm bảo được hiệu quả khi sử dụng vốn vay, đảm bảo khả năng thu hồi vốn, an toàn vốn cho người dân. Tìm hiểu vấn đề này, chúng ta xem xét Bảng 2.16

Bảng 2.16: Mục đích vay vốn tại hợp đồng tín dụng của các hộ điều tra

Chỉ tiêu Nhu cầu vốn Tỉ lệ (%)

1. Nuôi tôm hùm 8.822 59.36

2. Nuôi cá 710 4.78

3. Nuôi tôm sú, tôm thẻ 2.410 16.22

4. Nuôi ốc hương 2.400 16,15 5. Nuôi rong 50 0,34 6. Đánh bắt 265 1,78 7. Chế biến 205 1,38 8. Khác Tổng số vốn 14.862 100

(Số liệu điều tra thực tế năm 2013)

Như vậy theo hợp đồng tín dụng thì mục đích vay vốn của các hộ điều tra đều là để sử dụng vào trong sản xuất kinh doanh và nuôi trồng thuỷ sản, cụ thể sử dụng trong các đối tượng chiếm tỷ lệ lớn như nuôi tôm hùm 8.822 triệu đồng chiếm 59,36%, nuôi tôm sú, tôm thẻ 2.410 triệu đồng, chiếm 16,22%, Nuôi ốc hương 2.400 triệu đồng chiếm 16,15%, còn lại các đối tượng khác như nuôi cá, nuôi rong, đánh bắt và chế biến thuỷ sản chiếm tỷ trọng nhỏ, tổng số các đối tượng này chỉ chiếm 6,49% tổng nhu cầu vốn. Điều này cho thấy, đối với Huyện Vạn Ninh là huyện có ngành nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh, đặc biệt là nuôi tôm hùm và nuôi ốc, nuôi tôm sú, ôm thẻ. Người dân đã tận dụng được ưu thế về vị trí, diện tích mặt nước để phát triển nuôi trồng từ đó nhu cầu đầu tư cao dẫn đến nhu cầu về vốn cũng chiếm tỷ trọng lớn trong sản xuất kinh doanh thuỷ sản của toàn Huyện.

c. Phân tích mức vay vốn, thời hạn vay và lãi suất vay của các hộ điều tra

* Phân tích mức vốn vay của các hộ điều tra

Mức vay vốn là một trong những yếu tố tác động lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hộ sản xuất. Đối với hình thức cho vay thế chấp, giá trị món vay luôn được xác định trên cơ sở giá trị tài sản thế chấp (bằng 75% giá trị tài sản thế chấp), mà hình thức này chỉ được xem xét đối với NHN0.

chức tín dụng có thể cho người cần vay vốn. Vì người đi vay không cần thế chấp tài sản nên các tổ chức thường ấn định một mức cho vay tối đa nào đó tương ứng khả dĩ có thể trên thực tế nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro về tín dụng có thể xảy ra.

Bên cạnh đó, NHNo còn có hình thức cho vay có thế chấp một phần, phần còn lại cho vay tín chấp. Tuỳ vào quy mô, khả năng uy tín của người vay mà NHNo có thể sử dụng hình thức này để xác định một mức cho vay đối với khách hàng theo quy định hiện hành của NHNo, thông thường đối với các hộ sản xuất kinh doanh thuỷ sản là đối tượng NNNT theo quyết định 41 thì NHNo xác định mức cho vay có giá trị tín chấp tối đa bằng khả năng thanh lý tài sản thực tế, khả năng trả nợ vay, quy mô sản xuất và nhu cầu của khách hàng.

Để thấy rõ hơn về mức vay của các hộ SXKDTS Huyện Vạn Ninh ta phân tích Bảng 2.17

Bảng 2.17: Mức vay vốn của các hộ điều tra

Hộ khá Hộ trung bình Hộ nghèo Phân tổ mức vốn vay (trđ) Số hộ tỷ lệ (%) Số hộ Tỉ lệ (%) Số hộ Tỉ lệ (%) Số hộ Tỉ lệ (%) Mức vốn vay < 20 5 6,25 1 2,08 4 23,53 20 ≤ Mức vốn vay <100 35 43,75 22 45,83 13 76,47 100 ≤ Mức vốn vay <200 24 30 3 20 21 43,75 Mức vốn vay ≥ 200 16 20 12 80 4 8,33 Tổng 80 100 15 100 48 100 17 100

(Số liệu điều tra thực tế năm 2013)

Qua bảng trên ta thấy, ở mức vay từ 20 triệu đồng trở lại có 5 hộ vay chiếm 6,25% và có 4 hộ nghèo trong 80 hộ điều tra, theo điều tra thì có 2 hộ vay để mua dầu, ngư cụ để đánh bắt, 1 hộ chế biến thuỷ sản, 1 hộ nuôi tôm hùm. Mức tiền này chỉ đủ để sản xuất kinh doanh nhỏ, mà với quy mô nhỏ lẻ như vậy thì cũng chỉ đủ sống vì chắn chắc là lợi nhuận thu về không cao. Ở mức này có 1 hộ trung bình trong 80 hộ điều tra, thì theo điều tra đây là hộ Nuôi tôm hùm lồng vay vốn tạm thời, trong thời gian ngắn sẽ thanh toán nợ vay.

Mức vay trên 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, có đến 35 hộ vay chiếm 43,76% trong tổng số hộ vay. Kết quả điều tra cho thấy, hầu hết các hộ vay vốn ở mức này đều nhằm tăng quy mô sản xuất nuôi trồng, Có 22 hộ trung bình hiếm 5445.83 trong tổng hộ trung bình và 13 hộ nghèo chiếm 76,47% tổng số hộ nghèo đề nghị vay ở mức vốn

này. Hầu hết ở mức này các hộ dân được NH giải quyết cho vay tín chấp theo quyết định 41 của chính phủ, số còn lại dùng tài sản đảm bảo vay hơn mức 50 triệu đồng. Một số hộ nghèo ở mức vốn này đã tương đối mạnh dạn đầu tư sản xuất với quy mô lớn hơn, tận dụng nguồn vốn vay NH và khả năng tự cung tự cấp về nguyên liệu đầu vào nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập, hướng đến mục tiêu thoát nghèo.

Mức vay trên 100 triệu đồng đến 200 triệu đồng có 24/80 hộ chiếm 30% gồm 3 hộ khá (chiếm 20% tổng số hộ khá) và 21 hộ trung bình (chiếm 43,75% tổng hộ trung bình). Theo điều tra thì số khách hàng vay vốn ở mức này chủ yếu nhằm dự trù vốn trong thời gian sắp thu hoạch sản phẩm, đầu tư thêm tài sản để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Đồng thời với lực lượng đông đảo này đã góp phần giải quyết lao động gia đình, lao động địa phương từ đó giảm đi gánh nặng thất nghiệp trong hộ và cả toàn Huyện

Ở mức vay vốn trên 200 triệu đồng có 16/80 hộ chiếm 20% tổng số điều tra. Các hộ ở mức vay này hầu như là hộ Khá chiếm đa số có 12 hộ khá và 4 hộ trung bình. Đây là một số hộ có quy mô sản xuất lớn. Đặc biệt là các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng đã vận dụng vốn vào việc áp dụng kỹ thuật nuôi tốt hơn, mua máy móc thiết bị cho sản xuất nuôi trồng, đối với các hộ nuôi tôm hùm lồng thì áp dụng nuôi xen vụ gối đầu giống nhờ đó quay vòng vốn tốt hơn, ít bị động trong việc chủ thu mua ép giá bán, bảo đảm an toàn vốn tự có của hộ và vốn vay NH. Các hộ vay vốn NH ở mức này nhờ có vốn đã có thể lựa chọn được các yếu tố đầu vào tốt hơn, áp dụng các biện pháp cải tiến hơn trong sản xuất dẫn đến rủi ro ít hơn, phát triển ổn định và bền vững hơn. Một số hộ cần nhu cầu vốn cao hơn mức này nhưng không đủ tài sản đảm bảo dẫn đến NH chỉ giải quyết cho vay trong giới hạn tài sản đảm bảo của người dân.

* Phân tích thời hạn vay của các hộ điều tra

Việc xác định thời hạn cho vay là do cán bộ tín dụng (CBTD) cùng khách hàng dựa vào dự án SXKD, nguồn trả nợ để xác định và cùng đưa ra quyết định thời gian

Một phần của tài liệu hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ sản xuất kinh doanh thủy sản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi nhánh huyện vạn ninh (Trang 71 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)