Khái quát hoạt động huy động vốn tại NHNo&PTNT huyện Vạn Ninh

Một phần của tài liệu hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ sản xuất kinh doanh thủy sản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi nhánh huyện vạn ninh (Trang 50 - 52)

Để đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh thì NH phải có nguồn vốn ổn định. Vốn của NH có nhiều nguồn gốc khác nhau như: Vốn huy động, vốn từ NH cấp trên, vay các TCTD khác... Tuy nhiên, để tự chủ được nguồn vốn của mình NH phải tự huy động, đảm bảo khả năng cung ứng cho vay đó đó nguồn vốn tự huy động đóng vai trò quan trọng nhất. Để đánh giá kết quả huy động vốn tại NHNo&PTNT Huyện Vạn Ninh ta xem xét bảng 2.3 sau:

Bảng 2.3. Kết quả huy động vốn của NHNo&PTNT huyện Vạn Ninh, năm 2011-2013

ĐVT: Triệu đồng So sánh Năm 2012/2011 2013/2012 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Giá trị (+/-) Tỷ lệ (%) Giá trị (+/-) Tỷ lệ (%) Huy động vốn 454.113 611.790 959.930 157.677 34,72 348.140 56,91 Trong đó: 1. Tiền gởi TCKT 34.303 40.994 84.622 6.691 19,51 43.628 106,43

2. Tiền gởi kho bạc 11.843 25.572 87.808 13.729 115,93 62.236 243,38

3. Tiên gởi dân cư 407.084 543.940 786.811 136.856 33,62 242.871 44,65

4. Tiền gởi các TCTD 883 1.284 689 401 45,41 -595 -46,34

Tổng huy động vốn: Huy động vốn là việc tạo nguồn để thực hiện hoat động kinh doanh. Nhìn vào bảng ta thấy nguồn vốn huy động được trong 3 năm đều tăng dần lên, đặc biệt là năm 2013 tại chi nhánh nguồn huy động vốn tăng mạnh. Cụ thể ta đi vào xem xét cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng như sau:

0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 1 2 3 Tiền gởi các TCTD Tiên gởi dân cư Tiền gởi kho bạc Tiền gởi TCKT

Biểu đồ 2.2: Biểu hiện tình hình huy động vốn của NHNo & PTNT Huyện Vạn Ninh năm 2011-2013

Qua số liệu ta nhận thấy tổng tiền gửi tiết kiệm năm 2012 đạt 611.790 triệu đồng tăng so với năm 2011 là 157.677 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 34,72% và đến năm 2013 lượng tiền gửi này đạt 959.930 triệu đồng tăng 348.140 triệu đồng với năm 2012, tốc độ tăng là 56,91%. Trong đó:

Tiền gửi của TCKT : năm 2012 đạt 40.994 triệu đồng tăng 6.691 triệu đồng so với năm 2011, tỷ lệ tăng 19,51%; đến năm 2013 loại tiền gửi ở đối tượng này lại tiếp tục tăng lên và đạt 84.622 triệu đồng tăng so với năm 2012 là 43.628 triệu đồng với tốc độ tăng là 106,43%

Tiền gửi kho bạc: năm 2011 đạt 11.843 triệu đồng, sang năm 2012 tăng lên 25.572 triệu đồng tăng 13.729 triệu đồng hay tăng 115,93% so với 2011. Đến năm 2013 tiếp tục tăng lên một cách đáng kể đạt 87.808 triệu đồng tăng 243,38% hay tăng 62.236 triệu đồng so với năm 2012.

Tiển gửi dân cư: Năm 2011 là 407.084 triệu đồng, đến năm 2012 là 543.940 triệu đồng, tăng so với năm 2011 là 136.856 triệu đồng, đạt tỷ lệ là 33,62%. Sang năm 2013 tiển gửi tiết kiệm dân cư lại tiếp tục tăng, đạt 787.811 triệu đồng, tăng 242.871 triệu đồng, dạt tỷ lệ là 44,65 %.

Tiền gửi TCTD qua 03 năm có phần tương đối ổn định, do hầu hết các ngân

hàng khác hệ thống trên Huyện Vạn Ninh đều có quy mô nhỏ, hoạt động dưới hình thức Phòng giao dịch vì vậy do đó để đảm bảo an toàn các NH này gửi tại Agribank Huyện Vạn Ninh dưới hình thức gửi không kỳ hạn.

Qua số liệu trên cho thấy, NHNo&PTNT Huyện Vạn Ninh có công tác huy động vốn rất tốt, chứng tỏ nguồn vốn của NH rất dồi dào. Đặc biệt là nguồn vốn của kho bạc và nguồn vốn của dân cư tăng nhanh trong 3 năm trở lại đây. Huyện Vạn Ninh là một Huyện đang tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng do đó việc quy hoạch giải toả đền bù cũng tương đối lớn, do đó nguồn vốn kho bạc được ngân sách chuyển về và gửi tại NH tương đối lớn, đây là nguồn vốn rẽ góp phần mang lại hiệu quả kinh doanh của NH. Quan trọng nhất là nguồn vốn dân cư tăng trưởng nhanh trong 2 năm trở lại đây. Qua số liệu cho thấy, người dân tại Huyện Vạn Ninh đã bắt đầu tích luỹ khá, đời sống được cải thiện, có phần vốn tích luỹ gửi NH.

Để tối đa hoá lợi nhuận khi NH có một nguồn vốn dồi dào và ổn định, thì NHNo&PTNT Huyện Vạn Ninh cần có những hoạt động kinh doanh cụ thể để sử dụng hết nguồn vốn huy động được. Đặc biệt là có những giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tín dụng đảm bảo an toàn chất lượng và hiệu quả.

Một phần của tài liệu hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ sản xuất kinh doanh thủy sản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi nhánh huyện vạn ninh (Trang 50 - 52)