Giải pháp về phía ngân hàng:

Một phần của tài liệu hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ sản xuất kinh doanh thủy sản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi nhánh huyện vạn ninh (Trang 105 - 109)

3.2.2.1. Giải pháp về tín dụng:

Một là, Mở rộng đầu tư tín dụng đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh thuỷ sản toàn diện, tăng cường đầu tư vốn cho các lĩnh vực có hiệu quả kinh tế cao.

Tiếp tục cho vay phát triển ngành nghề truyền thống như nuôi trồng thuỷ sản, đánh bắt, và chế biến phù hợp với đặc điểm địa phương. Nghiên cứu, cho vay các mô hình sản xuất kinh doanh thuỷ sản mới nhằm đa dạng hoá đối tượng cho vay SXKDTS từ đó phân tán rủi ro trong hoạt động cho vay.

và đang có hiệu quả cao, tiếp cận và lựa chọn các hộ vay có quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu của khách hàng tránh tình trạng thiếu hụt vốn, người dân phải vay nặng lãi để trang trải dẫn đến chi phí tăng hiệu quả nuôi trồng kém, rủi ro phát sinh. Rà soát các hộ kinh doanh mua bán giống, thức ăn nuôi tôm, các hộ thu mua tôm hùm thịt, tiếp cận phát triển cho vay các đối tượng này một mặt tăng trưởng dư nợ tín dụng mặt khác quản lý được dòng tiền khép kín từ khâu thả nuôi đến khâu xuất bán tôm thương phẩm. Từ đó, quản lý được nguồn vốn vay, hạn chế dùng vốn vay sai mục đích. Ngoài tài sản thế chấp của khách hàng NH cần mạnh dạn cho vay tín chấp theo chính sách lựa chọn của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng.

Tiếp cận các mô hình NTTS mới như nuôi rong, nuôi cua, nuôi hầu, nhiễn thể ..., nhằm nghiên cứu xây dựng chương trình cho vay phát triển, tạo điều kiện thuận lợi là nguồn cung ứng vốn cho người dân mạnh dạn phát triển các mô hình mới.

Bên cạnh, đầu tư vào lĩnh vực NTTS cần mở rộng đầu tư cho vay hoạt động đánh bắt và chế biến thuỷ sản nhằm khôi phục lại ngành nghề truyền thống của địa phương góp phần tạo điều kiện là nguồn cung cấp thức ăn hay thu mua hải sản thương phẩm cho lĩnh vực NTTS, từ đó tạo nên một chuỗi sản xuất nuôi trồng khép kín tại địa phương.

Nghiên cứu triển khai chương trình cho vay thí điểm đối với khách hàng có mục đích liên kết theo chuỗi từ khâu sản xuất – chế biến – tiêu thụ sản phẩm theo quyết định số 1050/QĐ-NHNN ngày 28/05/2014 về chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp theo Nghị quyết số 14/NQ-CP ngày 05/3/2014 của Chính phủ. Trên cơ sở đó NH thực hiện cung ứng vốn cho tất cả các lĩnh vực SXKDTS.

Hai là, Hoàn thiện quy trình cho vay tạo điều kiện thuận lợi cho hộ SXKDTS tiếp cận vốn vay.

Hoàn thiện quy trình giao dịch một cửa tạo điều kiện cho người dân giao dịch với NH thuận lợi, rút ngắn thời gian thẩm định vốn vay. . .

Ba là, Xác định định mức đầu tư hợp lý, đồng thời lựa chọn phương thức hoàn trả phù hợp.

Định kỳ hàng năm tuỳ thuộc vào từng đặc điểm nuôi trồng, SXKD của từng lĩnh vực, đối tượng cho vay, NH xây dựng định mức đầu tư, phương thức vay, phương thức trả nợ phù hợp. Việc xác định phương thức hoàn trả hợp lý tức là phải căn cứ vào

dòng tiền thu dự tính của dự án sau đó tính đến phương án trả nợ. Nếu dự án có thu thường xuyên hoặc hộ có thu nhập khác có thể lựa chọn phương thức trả nợ dần. Nếu dòng thu nhập trong tương lai chỉ thu có một lần thì nên chọn phương thức trả một lần. Nếu món vay nhỏ, vay gián tiếp thì giải pháp tốt nhất là trả lãi hàng tháng, hàng quý, nó tạo áp lực trả nợ, tiết kiệm, làm cho người vay thường xuyên nhớ tới khoản nợ từ đó xây dựng kế hoạch trả nợ.

Bốn là, đa dạng hoá các hình thức tín dụng. Đa dạng hoá các hình thức cho vay là một trong những giải pháp mở rộng tín dụng đối với hộ SXKDTS một cách an toàn, hiệu quả. Thực hiện giải pháp này, trong điều kiện cụ thể, bên cạnh những hình thức tín dụng truyền thống như: cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay theo dự án đầu tư…NHNo&PTNT Huyện Vạn Ninh cần duy trì, củng cố và mở rộng cho vay thông qua tổ, nhóm. Hình thức này rất phù hợp với cho vay ở vùng nông thôn vì khách hàng thường mang tính chất hộ gia đình. Mặt khác, cho vay thông qua tổ, nhóm sẽ giảm bớt công việc cho cán bộ tín dụng, gắn trách nhiệm cộng đồng của các tổ vay vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ cho ngân hàng. Để nâng cao hiệu quả của hình thức cho vay này, NH cần phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể (hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên) để cùng thực hiện tốt các khâu từ kết nạp thành viên vào tổ, bình xét mức vay, thẩm định cho vay, đôn đốc sử dụng vốn vay có hiệu quả đến thu hồi nợ cho ngân hàng. Bên cạnh đó, cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát để tránh tình trạng vay ké, chiếm dụng tiền lãi của cán bộ tổ, hội.

Năm là, tăng cường công tác kiểm tra cho vay và sử dụng vốn vay

Chú trọng công tác kiểm tra trước và sau khi cho vay đối với hộ SXKDTS, nhằm kiểm tra và theo dõi vốn vay tránh sử dụng vốn vay không đúng mục đích, hạn chế nợ xấu phát sinh.

Trước khi quyết định cho vay, cán bộ tín dụng cần phải hiểu rõ và đánh giá đúng về khách hàng. Đây là việc hết sức quan trọng, vì nếu cho vay có thể dẫn đến mất vốn hoặc nếu không cho vay có thể mất khách hàng tiềm năng. Chính vì vậy, cần đi sâu phân tích đánh giá kỹ năng lực pháp lý, uy tín, tình hình tài chính, năng lực kinh doanh của hộ SXKDTS.

Sau khi cấp vốn vay, cán bộ tín dụng và người phụ trách theo dõi giám sát việc sử dụng vốn vay tại các hộ ở từng xã. Việc kiểm tra cần hướng vào việc xem xét liệu

vốn vay đã được dùng đúng mục đích, liệu người dân nắm được kỹ thuật sử dụng vốn vay có hiệu quả? Liệu có những rủi ro nào sẽ xảy ra? Có các biện pháp nào cần điều chỉnh? Chỉ có trên cơ sở như vậy, cán bộ tín dụng mới kịp thời giúp đỡ khắc phục những khó khăn phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Cần kết hợp chặt chẽ với các tổ chức chính quyền, đoàn thể địa phương trong việc hướng dẫn kiểm tra, sử dụng vốn vay, tiêu thụ sản phẩm và thu hồi vốn vay. 3.2.2.2. Giải pháp về nguồn lực:

Nguồn nhân lực luôn là yếu tố quan trọng và có tính chất quyết định đối với hoạt động xã hội nói chung và từng lĩnh vực nói riêng. Do vậy, việc phát triển nguồn nhân lực đối với NHNo&PTNT Huyện Vạn Ninh là điều tất yếu, luôn cần được chú trọng một cách thường xuyên, nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động ngân hàng gắn với sự phát triển của nền kinh tế.

Để ngày càng mở rộng và nâng cao hiệu quả trong đầu tư tín dụng đối với hộ SXKDTS, công tác nguồn nhân lực của NHNo&PTNT Huyện Vạn Ninh cần tập trung và những nội dung sau:

Một là, Cần định hướng xây dựng phát triển nguồn nhân lực đảm bảo hoạt động kinh doanh, đảm bảo giao dịch, tăng khả năng cung ứng vốn vào SXKD. Phát triển nguồn nhân lực phải bao hàm các nội dung về đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, quy hoạch, kể cả phương án bố trí, sắp xếp đối với những cán bộ không đáp ứng được yêu cầu công tác. Mặt khác, nguồn nhân lực phải đảm bảo xây dựng được một đội ngũ cán bộ thành thạo về chuyên môn, có kiến thức tổng hợp, sâu rộng, có khả năng phân tích và dự đoán đưa ra các quyết định cho vay phù hợp với quy mô, khả năng từng hộ SXKD từ đó đảm bảo khả năng thu hồi nợ vay, đảm bảo chất lượng tín dụng.

Hai là, nâng cao trình độ, kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ tín dụng. Hiện nay, trình độ của cán bộ tín dụng không đồng đều và chưa cao. Nhiều cán bộ được đào tạo đã lâu trong thời kỳ bao cấp, nên cách làm, cách nghĩ chậm được đổi mới, thiếu hẳn sự nhanh nhạy, linh hoạt trước những yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Vì vậy, cần tăng cường công tác đào tạo, đào tạo chuyên sâu để nâng cao trình độ, kỹ năng cho cán bộ tín dụng, đặc biệt là kỹ năng thẩm định, các kiến thức về lĩnh vực nông nghiệp, kỹ năng giao tiếp, ứng xử.

Cùng với việc nâng cao trình độ, kỹ năng cần đặc biệt quan tâm đến giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ tín dụng. Hoạt động của ngân hàng luôn liên quan đến

tiền. Trong môi trường đó sẽ có rất nhiều cám dỗ, tiêu cực gây thiệt hại cho chính NH cũng như gây trở ngại cho các hộ SXKDTS tiếp cận với vốn vay. Do đó, phải thường xuyên tuyên truyền, giáo dục để cán bộ nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng nêu cao đạo đức của một người cán bộ ngân hàng, có bản lĩnh vững vàng để vượt qua những cám dỗ và tiêu cực trong hoạt động ngân hàng.

3.2.2.3. Giải pháp về chính sách tuyên truyền, thông tin, thực hiện chính sách khách hàng đối với hộ vay SXKDTS.

Nhằm thông tin đầy đủ về các chính sách tín dụng của NH cũng như các chính sách ưu đãi của chính phủ về phát triển tín dụng NNNT nói chung và các hộ SXKDTS nói riêng thì NH cần phải thực hiện các chính sách tuyên truyền, quảng bá đến người dân. Cụ thể:

Đẩy mạnh hoạt động quảng bá qua các kênh truyền thông đại chúng phổ biến, được nhiều người quan tâm để khách hàng biết đến NHNo về chính sách sách tín dụng, chính sách ưu đãi đến với người dân. Thông qua tăng cường hoạt động tuyên truyền, quảng cáo, khuếch trương các sản phẩm dịch vụ qua các phương tiện như: báo, đài phát thanh, truyền hình, băng rôn, tờ rơi, hội nghị …từ đó giúp các hộ SXKDTS mạnh dạn vay vốn đầu tư cho hoạt động SXKD. Niêm yết công khai tại NH cũng như tại trụ sở thôn, xã các quy định, quy trình, nhằm giúp người dân hiểu về các quy định cho vay, thủ tục cho vay, tránh trường hợp thông qua môi giới, “cò” cho vay làm phát sinh chi phí cao cho người dân và giảm uy tín của NH.

Bên cạnh đó, định kỳ hàng năm NH cần phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức hội …. tổ chức hội nghị khách hàng, hội nghị nông dân, phụ nữ sản xuất giỏi nhằm tuyên dương các hộ SXKD tiên tiến điển hình, triển khai học hỏi kinh nghiệm trong sản xuất, nuôi trồng từ đó giúp hộ SXKDTS cải tiến kỹ thuật trong hoạt động SXKD, tăng hiệu quả, tăng khả năng hoàn trả nợ vay.

Một phần của tài liệu hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ sản xuất kinh doanh thủy sản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi nhánh huyện vạn ninh (Trang 105 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)