Cơ sở thực tiễn:

Một phần của tài liệu hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ sản xuất kinh doanh thủy sản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi nhánh huyện vạn ninh (Trang 25 - 31)

1.3.2.1. Tín dụng nông nghiệp nông thôn ở một số nước trên thế giới.

Trong nhiều thập niên vừa qua, chiến lược phát triển của các nước đang phát triển dành nhiều ưu tiên cho các chương trình xoá đói giảm nghèo, đặc bịêt là ở khu vực nông thôn. Một trong những nội dung chính là cung cấp dịch vụ tài chính có chi phí phù hợp với khả năng của người dân nông thôn để phát triển sản xuất, tăng thu nhập và nhờ đó vượt ra khỏi vòng đói nghèo.

Đặc trưng của những hệ thống tài chính ở các nước đang phát triển là tình trạng “ lưỡng thể tài chính” tức là khu vực tài chính chính thức và khu vực tài chính phi chính thức cùng tồn tại và hoạt động song song với nhau. Khu vực tài chính phi chính thức ước tính chiếm 30% đến 80% nguồn cung tín dụng nông thôn ở các nước đang phát triển. Ngoài ra, ước tính chưa đến 5% nông dân ở Châu Phi, 15% ở Châu Mỹ La Tinh, 25% ở Á tiếp cận được với tín dụng chính thức [11].

Điểm qua một số công trình nghiên cứu thực tiễn về hoạt động tín dụng trong khu vực nông thôn đã thành công trên thế giới như sau:

a. Hoạt động kinh doanh

- Cho vay những khoản nhỏ: Nhu cầu về vốn tín dụng của nông dân thường là những khoản nhỏ, không tập trung trong một thời điểm nhất định mà kéo dài rải rác trong cả năm. Đặc điểm này phù hợp với đặc điểm sản xuất nông nghiệp ở các nước đang phát triển là sản xuất nhỏ, còn mang tính thời vụ, nông dân thường phải sản xuất kinh doanh tổng hợp để tận dụng các nguồn lực.

- Cho vay theo nhóm: các Ngân hàng Grameen, Bancosol tổ chức cho vay theo nhóm để dễ thẩm định và quản lý nguồn vốn, giảm chi phí điều hành, và tăng cường trách nhiệm liên đới của các thành viên. Các nhóm được tự hình thành theo tiêu chuẩn riêng của từng Ngân hàng, thường có từ 4 đến 7 người không có quan hệ gia tộc với nhau nhưng hiểu rõ và tin tưởng nhau. Họ được vay theo nhóm và thanh toán theo hình thức trả góp định kỳ (Grameen) hoặc trả một lần khi đáo hạn, nếu cá nhân nào không có khả năng trả, cả nhóm phải chịu trách nhiệm trả thay. Số tiền trả đúng hạn càng nhiều thì khả năng cho vay số tiền lớn và dài hạn càng cao, nếu trả chậm thì sẽ bị phạt bằng cách giảm bớt số tiền cho vay lần tới [11].

Như vậy, hình thức cho vay này mang lại hiệu quả trong mục đích sử dụng tiền vay vì có sự giám sát của người trong nhóm và mọi người đều hiểu rằng khả năng được vay lần tới phụ thuộc hoàn toàn vào việc trả tiền vay lần này.

b. Tổ chức hoạt động

- Hệ thống mạng lưới: Hệ thống mạng lưới đi sâu vào từng ngõ ngách của địa bàn nông thôn đã được tín dụng không chính thức sử dụng từ lâu và đã chứng minh sự thành công của nó. Những đơn vị cho vay trong hệ thống chính thức hiện nay cũng tổ chức mạng lưới đến tận làng xã. Mạng lưới này thường tổ chức theo hình thức di động hoặc cố định.

- Các đơn vị di động thường được tổ chức thành các đội từ 3 đến 5 người, có chức năng như một chi nhánh Ngân hàng cố định trên địa bàn thành phố (Grameen, Bancosol), làm việc mỗi tuần vài ngày trên địa bàn [11].

- Những đơn vị cho vay tận làng xã có thể tổ chức cố định với bộ máy gọn nhẹ và hạch toán độc lập.

c. Phong cách hoạt động kinh doanh

- Những ưu điểm nổi bật của hệ thống chính thức là lãi suất thấp, có thể cho vay những khoản tiền lớn, cho vay dài hạn. Lãi suất thấp không phải là điểm tối ưu, có thể che lấp các khuyết điểm khác khi người dân lựa chọn giữa hai hệ thống, nó có thể phát huy tác

dụng khi đi kèm với những điều kiện khác như: hình thức vay uyển chuyển, thủ tục đơn giản, chỗ đến vay thuận tiện...Như vậy, muốn cạnh tranh và chiếm ưu thế trên địa bàn nông thôn, các định chế tài chính phải chính thức xây dựng cho mình một phong cách làm việc nổi bật và có nhiều ưu điểm hơn hệ thống không chính thức.

Đơn giản thủ tục hành chính là một trong những cải cách có sự thu hút cao nhất đối với người đi vay. Hiểu rõ tâm lý nông dân thường ngại điền vào những mẫu đơn phức tạp, đi lại nhiều lần, các Ngân hàng nông thôn đã tổ chức các hệ thống lưu động, trong hệ thống này luôn có từ một đến hai người chuyên làm và hướng dẫn thủ tục cho khách hàng. Các Ngân hàng thường xây dựng hệ thống biểu mẫu đơn giản, ít cột chỉ tiêu. Một số Ngân hàng còn tổ chức tập huấn về thủ tục cho những nhóm khách hàng có triển vọng lâu dài (Bancosol, Grameen) [11].

Thời gian xét duyệt hồ sơ và sự uyển chuyển của các hình thức cho vay cũng là vấn đề cần quan tâm khi xây dựng phong cách làm việc. Các Ngân hàng đã giảm thời gian xét duyệt lần đầu còn 4 đến 5 ngày, kể cả thời gian đi thẩm định, hoặc giải quyết trong ngày đối với các hồ sơ xin vay với số vốn nhỏ. Đa số các Ngân hàng thành công đều nghiên cứu các hình thức cho vay phù hợp với đặc điểm nông thôn từng vùng. Thời gian vay cũng linh hoạt, có thể theo thời vụ cây trồng, vật nuôi, ngành nghề kinh doanh. Hình thức trả tiền cũng đa dạng, có thể trả theo cá nhân, theo nhóm, có thể trả theo định kỳ, trả góp hàng ngày, hàng tuần [11].

Trong phong cách làm việc đồng thời cũng quan tâm đến xây dựng con người, vì khách hàng chỉ biết hình ảnh của Ngân hàng thông qua những người mà họ tiếp xúc hàng ngày. Do đó, ngoài tiêu chuẩn nghiệp vụ như thông thạo chuyên môn, thông thạo địa bàn hoạt động, thông thạo thổ ngữ,....nhân viên tín dụng còn phải được tập huấn về phong cách làm việc của Ngân hàng, tâm lý học... Ngân hàng BRI xây dựng phong cách Ngân hàng thông qua khẩu hiệu “ Đúng người, đúng thời điểm, đúng số lượng”. Ngân hàng thế giới đánh giá thành công của Ngân hàng Grameen thông qua phong cách làm việc: “Nhân viên làm việc tận tuỵ, hiểu rõ khách hàng, tổ chức điều tra thẩm định hồ sơ chặt chẽ, hiệu quả tiền vay cao”. Bancosol được xem là mô hình thành công trong huấn luyện phong cách riêng của nhân viên thông qua chế độ tuyển mộ và đào tạo nhân viên, các chương trình huấn luyện nghiệp vụ và thảo luận đình kỳ [11].

Như vậy, Những hình thức trên đã cho thấy được hiệu quả làm việc của nhân viên Ngân hàng đồng thời góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng vốn vay của người nông dân.

d. Quỹ HTX nông thôn ở Trung Quốc

Các quỹ HTX nông thôn ở Trung Quốc (RCF) kiểu mới ra đời để áp dụng nhu cầu phát triển kinh tế nông thôn trong giai đoạn cải tổ nông nghiệp mạnh mẽ vào giữa thập niên 1980. RCF phục vụ cho nông thôn, nông nghiệp và nông hộ. Ba nguyên nhân chính dẫn đến việc hình thành RCF kiểu mới là;

Thứ nhất: Sau khi Trung Quốc bãi bỏ thể chế tập thể, chuyển từ chế độ công xã nhân dân sang hệ thống trách nhiệm nông hộ, các nguồn quỹ của RCF kiểu cũ nhanh chóng bị thất thoát (ước tính 20 tỷ nhân dân tệ) do đó có nhu cầu cải tiến phương pháp quản lý quỹ.

Thứ hai: cùng với cải tổ để phát triển và điều chỉnh các phương thức sản xuất nông nghiệp và đáp ứng việc phát triển các doanh nghiệp, nhu cầu vốn ở nông thôn tăng lên đáng kể trong khi các ngân hàng quốc doanh không đủ cung cấp.

Thứ ba: từ lâu hệ thống tài chính nông thôn của Trung Quốc vẫn theo chế độ kế hoạch tập trung và độc quyền, không phục vụ được nhu cầu phát triển kinh tế hàng hoá nông nghiệp đặc thù như chu kỳ sản dài ngày và mức lợi nhuận thấp. Kể từ khi áp dụng thí điểm vào năm 1984 và đặc biệt kể từ năm 1991, RCF đã phát triển nhanh về danh mục đầu tư và quy mô kinh doanh, trở thành một nhân tố quan trọng của thị trường vốn nông thôn Trung Quốc.

1.3.2.2 Thảo luận

Sau khi điểm qua một số mô hình tín dụng thành công trên thế giới, chúng tôi rút ra được một số nhận xét sau:

- Mỗi mô hình, mỗi định chế tài chính đều có một phương thức, định hướng chiến lược riêng nhưng nhìn chung tất cả các mô hình hình đều hoạt động tuân thủ phương châm “mang Ngân hàng đến với người dân” là chìa khoá thành công.

- Các mô hình đều kết nối nguồn cung tín dụng với việc huy động tiết kiệm và cho thấy một điều quan trọng là: Khi cung cấp dịch vụ tài chính nông thôn cần phải giúp cho người dân có cả chỗ vay tiền lẫn chỗ gửi tiền.

- Việc chia sẻ rủi ro và tự quản lý nhau giúp tăng khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Ngoài ra việc cho vay theo nhóm giúp giảm chi phí giao dịch, tăng khả năng huy động tiết kiệm, tăng tính đoàn kết và tương trợ lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm.

- Chương trình tín dụng nông thôn cần kết hợp các nội dung phát triển cộng đồng như xây dựng năng lực cho cán bộ địa phương, bồi đắp tinh thần tương thân, tương ái, gắn kết xã hội thông qua đội, nhóm vay chung cùng chịu trách nhiệm.

1.3.2.3. Điển hình hiệu quả sử dụng vốn tín dụng hộ sản xuất kinh doanh thuỷ sản tại Việt Nam.

a. Hiệu quả nguồn vốn vay tại Huyện Năm Căn, Tỉnh Cà Mau:

Đến huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau hôm nay, chúng ta thấy rõ được hiệu quả từ đồng vốn vay ngân hàng nông nghiệp đem lại cho người nông dân. Hàng trăm hộ nuôi trồng thuỷ sản đã và đang làm ăn rất hiệu quả. Gia đình ông Tô Văn Châu, ấp Trại lưới A, xã Đất Mới, Năm Căn hiện có 4 ao nuôi tôm, mỗi ao khoảng 4.000m2. Mới đây ông lại vay thêm 350 triệu đồng để cải tạo ao và đầu tư các trang thiết bị lưới, quạt cho ao để nuôi tôm thẻ chân trắng. Ông Châu cho biết, nếu không được vay vốn ngân hàng thì gia đình ông chỉ nuôi quảng canh truyền thống chứ không có tiền đầu tư vào máy móc. Mỗi năm, trừ vốn đầu tư vào con giống và chi phí khác, gia đình ông cũng thu về vài trăm triệu đồng.

Năm 2012, ngân hàng nông nghiệp Agribank Cà Mau đã giải quyết cho vay phát triển thủy sản, chủ yếu cho lĩnh vực đầu tư cho nuôi trồng và chế biến. Trong nuôi trồng các chi nhánh ở các huyện, 90% tập trung cho nông nghiệp nông thôn, thuỷ sản chiếm tỷ lệ lớn khoảng 60% trong đầu tư. Tính đến thời điểm này dư nợ cho vay nuôi trồng thuỷ sản là hơn 2200 tỷ đồng, chiếm khoảng trên 50% tổng dư nợ, cho vay chế biến thuỷ sản thì đạt 1700 tỷ. Nhờ có Thiên nhiên ưu đãi cho mảnh đất Cà Mau, cộng với thời tiết thuận lợi nên các hộ gia đình nuôi trồng thủy hải sản đều làm ăn hiệu quả. Chính vì vậy nguồn vốn của Agribank đầu tư vào đây rất hiệu quả.

b. Hiệu quả sử dụng vốn vay tại Xã Quang Húc, Phú Thọ:

Từng là một trong những xã khó khăn của huyện Tam Nông, nhưng những năm qua, với sự chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền, sự vào cuộc của các tổ chức đoàn thể và nỗ lực của nhân dân, kinh tế - xã hội của xã Quang Húc đã có sự tăng trưởng khá. Từ nguồn vốn vay chương trình ký kết liên tịch giữa Hội Nông dân với Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp nhiều hộ gia đình đã tận dụng lợi thế địa phương, đầu tư nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghiệp, thu lãi hàng trăm triệu đồng, góp phần thay đổi diện mạo địa phương.

Tiêu biểu như mô hình nuôi cá lồng của gia đình anh Nguyễn Minh Đăng - người đi tiên phong trong việc nuôi cá lồng ở đây, năm 2013, từ việc nuôi và bán cá lăng và cá Điêu Hồng, tôi thu lãi trên 300 triệu đồng. Được xã ủng hộ, năm nay Ông Đăng tiếp tục đầu tư thêm gần 60 lồng cá, ước tính đến cuối năm sẽ xuất bán khoảng

300 tấn cá. Bên cạnh mô hình nuôi cá hiệu quả của gia đình anh Đăng, xã Quang Húc có gần 20 hộ mạnh dạn đầu tư nuôi cá lồng theo hướng công nghiệp với 120 lồng cá. Để tạo điều kiện cho các hộ gia đình sản xuất, kinh doanh, đoàn thể của xã gồm: Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ và Đoàn thanh niên đều đứng ra nhận ủy thác, giúp các hội viên vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội với tổng dư nợ trên 10 tỷ đồng. Chủ tịch Hội Nông dân Phạm Xuân Bằng cho biết: "Hội Nông dân xã nhận ủy thác cho 216 hội viên vay với số tiền trên 5 tỷ đồng thông qua 14 tổ vay vốn. Nhu cầu vay vốn của nông dân để phát triển sản xuất là rất lớn, Hội sẽ tạo điều kiện tốt nhất để các hội viên được vay vốn sản xuất.

c. Hiệu quả sử dụng vốn vay tại Thị trấn Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định

Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và nâng cao thu nhập cho người dân, Thị trấn Rạng Đông (Nghĩa Hưng) đã xác định hướng phát triển kinh tế của địa phương là phát huy lợi thế giáp biển, nhiều đầm bãi để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản. Bám sát định hướng phát triển kinh tế thủy sản của huyện, của thị trấn, HND thị trấn đã tham mưu với Đảng ủy, UBND thị trấn tạo điều kiện cho các hộ dân tập trung khai thác tiềm năng đất đai và đã thu hút 320 hộ nuôi thuỷ, hải sản (tôm, cua, cá bống bớp, cá mú...) ở vùng nước mặn, lợ với diện tích 116ha; 240 hộ nuôi thuỷ sản (cá lóc bông, diêu hồng…) vùng nước ngọt với diện tích 134ha. Bên cạnh việc hỗ trợ nông dân về kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, HND thị trấn còn tích cực tìm các nguồn vốn để hỗ trợ hội viên: phối hợp với các Ngân hàng CSXH, NN và PTNT tạo điều kiện cho 231 hội viên vay với tổng số vốn trên 4 tỷ đồng để đầu tư phát triển sản xuất.

Từ nguồn vốn vay, đã có nhiều mô hình nuôi trồng thuỷ sản đạt hiệu quả, đảm bảo VSATTP và bảo vệ môi trường, như mô hình nuôi cá lóc bông của anh Phạm Văn Quang, chi hội tổ dân phố số 8; mô hình nuôi cá bống bớp của gia đình anh Trần Văn Mạnh, hội viên chi hội khu phố 4… Anh Đàm Văn Điều, chi hội nông dân tổ dân phố số 7 cho biết, được tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, gia đình anh đã mạnh dạn đấu thầu trên 4.000m2 ruộng trũng để chuyển đổi mô hình nuôi cá lóc bông và thả xen canh một phần cá truyền thống. Mỗi năm, gia đình anh thu nhập bình quân đạt trên 150 triệu đồng.Diện tích nuôi trồng thủy sản của thị trấn ngày càng được mở rộng; năm 2013 đạt 300ha với gần 1.000 hộ nuôi; tổng giá trị nuôi trồng thủy sản đạt 141 tỷ đồng. Ở xã Nghĩa Châu tổng diện tích nuôi thủy sản đạt trên 54ha, tập trung vào các đối tượng nuôi như: cá trôi Ấn Độ, cá trôi Rigan, cá trắm đen, cá Trường Giang (cá

vược lai), cá chim trắng… Riêng vùng chuyển đổi từ diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi thủy sản có 27ha tập trung ở xóm 6 và xóm 7. Vụ cá giống năm 2014, gia đình anh Tạ Duy Định thả 3 vạn con cá trắm giống, 2 vạn con cá Trường Giang, đến nay, gia đình anh đã xuất bán 5-6 đợt cá giống, mỗi đợt 6-7 tạ, doanh thu 70-80 triệu đồng. Riêng năm 2013, doanh thu từ bán cá giống của gia đình anh đạt trên 300 triệu đồng. Để hỗ trợ nông dân phát triển nghề nuôi thủy sản bền vững, HND xã đã phối hợp với HTX, các ngành chức năng mở các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi thủy sản cho

Một phần của tài liệu hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ sản xuất kinh doanh thủy sản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi nhánh huyện vạn ninh (Trang 25 - 31)