Hệ thống chỉ tiêu đánh kết quả và hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ sản xuất

Một phần của tài liệu hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ sản xuất kinh doanh thủy sản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi nhánh huyện vạn ninh (Trang 45 - 126)

có sử dụng vốn vay để tìm hiểu thực trạng sử dụng vốn vay và hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ.

1.5.4. Hệ thống chỉ tiêu đánh kết quả và hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ sản xuất kinh doanh thủy sản: doanh thủy sản:

a. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình vay vốn và sử dụng vốn vay trong hộ

- Tỷ lệ hộ dân vay vốn từ các nguồn

Tổng số hộ vay từ nguồn đi vay Tỷ lệ hộ dân vay vốn từ

nguồn đi vay = Tổng số hộ vay vốn theo các nguồn * 100 - Doanh số vay từ các nguồn của hộ dân

Doanh số vay từ các nguồn của hộ dân =  NiS i, Trong đó: N i: số hộ vay tiền từ nguồn đi vay S i: số tiền vay của mỗi hộ

- Doanh số cung vốn ra thị trường của hộ dân

Doanh số cung vốn ra thị trường của hộ dân =  Nj S j, Trong đó: Nj: số hộ gửi tiền

- Tỷ lệ hộ dùng vốn vay vào các mục đích

Tổng số hộ vay vốn cho mục đích vay Tỷ lệ hộ dùng vốn vay

vào các mục đích = Tổng số hộ vay vốn * 100

- Tỷ lệ vốn vay đầu tư cho các mục đích

Tổng số vốn vay cho mục đích vay Tỷ lệ vốn vay đầu tư

cho các mục đích = Tổng số vốn vay * 100

- Số vốn vay bình quân một lượt hộ

Tổng doanh số vốn cho vay Số vốn vay

bình quân/ hộ = Tổng số hộ được vay vốn

b. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn vay trong hộ

- Tổng thu nhập từ ngành sử dụng vốn vay (TN) TN = TT - Cp

Trong đó: TN: Tổng thu nhập từ ngành sử dụng vốn vay TT: Tổng thu nhập của ngành dùng vốn vay Cp: Chi phí của ngành đó - Tổng thu trên một đồng vốn (TTv) TT TTv = V Trong đó: V là số vốn sử dụng cho ngành đó - Thu nhập trên một đồng vốn (TNv)

- Thu nhập trên một ngày người lao động (TNlđ) TN TNlđ =

Trong đó: LĐ là số công lao động gia đình (ngày người) - Thu nhập do vốn vay đem lại (TNVv)

TN TNVv =

V * Vv Trong đó: Vv là số vốn vay dùng cho ngành đó

TN TNv =

Kết luận Chương 1

Hộ sản xuất kinh doanh thủy sản là một bộ phận trong hộ nông dân trên địa bàn nông nghiệp nông thôn. Việc sản xuất kinh doanh thủy sản cũng chịu tác động bởi nhiều yếu tố về tự nhiên, thiên tai dịch bệnh dẫn đến ảnh hưởng đến hiệu quả của việc sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, để mở rộng quy mô kinh doanh, áp dụng kỹ thuật vào sản xuất, … hạn chế các rủi ro phát sinh thì yếu tố về vốn là vấn đề mà hộ gặp khó khăn, trong đó vốn vay là nguồn vốn trực tiếp góp phần quan trọng tác động vào hiệu quả sản xuất củ người dân. Việc xác định đúng nhu cầu về vốn trong sản xuất kinh doanh của hộ, tạo điều kiện cho hộ chủ động hơn trong việc huy động vốn, xác định đúng mức nhu cầu vốn vay ngân hàng bổ sung để phục vụ cho sản xuất giúp cho hộ có hiệu quả hơn trong việc sử dụng nguồn vốn nói chung và sử dụng nguồn vốn vay nói riêng. Tuy nhiên, việc tiếp cận nguồn vốn vay của hộ như thế nào, khả năng đáp ứng của ngân hàng ra sao và hiệu quả sử dụng vốn vay trong hộ cũng chịu sự tác động bởi nhiều nhân tố như điều kiện, chính sách của ngân hàng trong từng thời kỳ, yếu tố từ phí hộ (như trình độ, học vấn, phương án dự án sản xuất …), yếu tố thị trường …

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA CÁC HỘ SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH

THỦY SẢN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN, CHI NHÁNH HUYỆN VẠN NINH 2.1 Tình hình cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chi nhánh Huyện Vạn Ninh

2.1.1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chi nhánh Huyện Vạn Ninh nhánh Huyện Vạn Ninh

NHNo&PTNT Huyện Vạn Ninh là ngân hàng cấp III trực thuộc NHNo&PTNT tỉnh Khánh Hòa, có trụ sở đặt tại 389 Hùng Vương – Thị Trấn Vạn Giã. Trước đây là một phòng giao dịch, tháng 04 năm 1979 NHNo&PTNT Huyện Vạn Ninh được tách ra từ Ngân hàng nhà nước Khánh Ninh, đến cuối năm 1989 chuyển sang ngân hàng chuyên doanh có tên là Ngân hàng phát triển nông nghiệp Vạn Ninh, sau đó tiếp tục đổi tên là NHNo&PTNT huyện Vạn Ninh cho đến nay.

Với sự nỗ lực của tập thể cán bộ nhân viên, cùng với sự chỉ đạo của Ban giám đốc NHNo&PTNT tỉnh Khánh Hòa, chi nhánh huyện Vạn Ninh đã có những thành công trong triển khai các nghiệp vụ ngân hàng, góp phần thực hiện các chính sách của Chính phủ đối với nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Đồng thời, góp phần phát triển kinh tế, giúp người dân nâng cao thu nhập và ngày càng cải thiện cuộc sống, thay đổi bộ mặt kinh tế của Huyện.

Thành công hơn nữa, NHNo&PTNT Huyện Vạn Ninh đã từng bước triển khai được các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại trên địa bàn Huyện. Chi nhánh được tặng giấy khen “ lao động giỏi”, nhiều năm là đơn vị “Lá cờ đầu” của tỉnh Khánh Hòa.

Với sự chỉ đạo xuyên suốt và sâu sát từ Hội sở Tỉnh đến Ban giám đốc, đến cán bộ nhân viên, cùng với sự nỗ lực hết mình, chi nhánh NHNo&PTNT huyện Vạn Ninh tiếp tục phát huy thế mạnh của mình để góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương, nâng cao đời sống nhân dân hơn nữa. Xứng đáng là chi nhánh NHNo&PTNT “Lao động giỏi”, “Cơ quan văn hóa”, “Trong sạch vững mạnh, tiêu biểu” trong hệ thống NHNo&PTNT Tỉnh Khánh Hòa nói riêng và NHNo&PTNT Việt Nam nói chung.

2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Huyện Vạn Ninh năm 2011 – 2013 2011 – 2013

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Vạn Ninh, năm 2011-2013 ĐVT: Triệu đồng Năm So sánh 2012/2011 2013/2012 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1.Tổng doanh thu 86.134 81.938 81.334 -4.196 -4,9% 604 -0,74% 2.Tổng chi phí 69.212 69.949 69.607 737 1,1% 342 -0,49% 3.Lợi nhuận 16.922 11.989 11.727 -4.933 -29,2% 262 -2,19%

(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo & PTNT huyện Vạn Ninh)

Qua bảng 2.1 báo cáo kết quả họat động kinh doanh của NHNo&PTNT Huyện Vạn Ninh, ta thấy hoạt động kinh doanh của chi nhánh đều có lãi qua các năm. Cụ thể: năm 2011 chi nhánh đạt mức lợi nhuận là 16.992 triệu đồng, đến năm 2012 lợi nhuận của ngân hàng là 11.989 triệu đồng giảm 4.933 triệu đồng hay giảm 29,2% so với năm 2011. Đến năm 2013 lợi nhuận của ngân hàng đạt 11.727 triệu đồng giảm 262 triệu đồng hay nói cách khác là giảm 2,19% so với năm 2012.

0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 90000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng doanh thu Tổng chi phí Lợi nhuận

Biểu đồ 2.1: Biểu hiện kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Vạn Ninh, năm 2011-2013

Nhìn vào sơ đồ qua các năm, ta thấy NHNo&PTNT Huyện Vạn Ninh hoạt động có lợi nhuận tương đối ổn định trong 2 năm trở lại đây. Tuy nhiên, lợi nhuận của ngân hàng đều giảm qua các năm. Sở dĩ lợi nhuận giảm qua các năm, đặc biệt năm 2012 giảm mạnh. Nguyên nhân của sự giảm mạnh năm 2012 là do rủi ro về lãi suất trong

hoạt động ngân hàng, để thấy rõ hơn ta xem xét bảng sau:

Bảng 2.2. Chênh lệch lãi suất đầu ra, đầu vào của NHNo&PTNT huyện Vạn Ninh, năm 2011 – 2013 ĐVT: Triệu đồng So sánh Năm 2012/2011 2013/2012 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) 1. Lãi suất đầu vào 1,62 1,39 1,38 -0,23 -14,2% -0,01 -0,72% 2.Lãi suất đầu ra 1,00 0,82 0,82 -0,18 -18,0% - 0% 3. Chênh lệch lãi suất 0,62 0,57 0,56 -0,05 -8,1% -0,01 -1,75%

(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo & PTNT huyện Vạn Ninh)

Qua bảng trên, cho thấy chênh lệch lãi suất bình quân giảm qua các năm. Đặc biệt năm 2012, lãi chênh lệch lãi suất đầu ra, đầu vào bình quân giảm mạnh, giảm 8,1%. Nguyên nhân sự giảm trên là do trong năm chính phủ thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ, quy định lãi suất cho vay giảm, đồng thời giảm lãi suất huy động. Do chênh lệch lãi suất đầu ra, đầu vào trong năm 2012 giảm mạnh làm ảnh hưởng đến doanh thu năm 2012 giảm mạnh so với năm 2011, tương tự trong năm 2013 thì có phần ổn định hơn, giảm nhẹ tương đối so với năm 2012.

2.1.3. Khái quát hoạt động huy động vốn tại NHNo&PTNT huyện Vạn Ninh

Để đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh thì NH phải có nguồn vốn ổn định. Vốn của NH có nhiều nguồn gốc khác nhau như: Vốn huy động, vốn từ NH cấp trên, vay các TCTD khác... Tuy nhiên, để tự chủ được nguồn vốn của mình NH phải tự huy động, đảm bảo khả năng cung ứng cho vay đó đó nguồn vốn tự huy động đóng vai trò quan trọng nhất. Để đánh giá kết quả huy động vốn tại NHNo&PTNT Huyện Vạn Ninh ta xem xét bảng 2.3 sau:

Bảng 2.3. Kết quả huy động vốn của NHNo&PTNT huyện Vạn Ninh, năm 2011-2013

ĐVT: Triệu đồng So sánh Năm 2012/2011 2013/2012 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Giá trị (+/-) Tỷ lệ (%) Giá trị (+/-) Tỷ lệ (%) Huy động vốn 454.113 611.790 959.930 157.677 34,72 348.140 56,91 Trong đó: 1. Tiền gởi TCKT 34.303 40.994 84.622 6.691 19,51 43.628 106,43

2. Tiền gởi kho bạc 11.843 25.572 87.808 13.729 115,93 62.236 243,38

3. Tiên gởi dân cư 407.084 543.940 786.811 136.856 33,62 242.871 44,65

4. Tiền gởi các TCTD 883 1.284 689 401 45,41 -595 -46,34

Tổng huy động vốn: Huy động vốn là việc tạo nguồn để thực hiện hoat động kinh doanh. Nhìn vào bảng ta thấy nguồn vốn huy động được trong 3 năm đều tăng dần lên, đặc biệt là năm 2013 tại chi nhánh nguồn huy động vốn tăng mạnh. Cụ thể ta đi vào xem xét cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng như sau:

0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 1 2 3 Tiền gởi các TCTD Tiên gởi dân cư Tiền gởi kho bạc Tiền gởi TCKT

Biểu đồ 2.2: Biểu hiện tình hình huy động vốn của NHNo & PTNT Huyện Vạn Ninh năm 2011-2013

Qua số liệu ta nhận thấy tổng tiền gửi tiết kiệm năm 2012 đạt 611.790 triệu đồng tăng so với năm 2011 là 157.677 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 34,72% và đến năm 2013 lượng tiền gửi này đạt 959.930 triệu đồng tăng 348.140 triệu đồng với năm 2012, tốc độ tăng là 56,91%. Trong đó:

Tiền gửi của TCKT : năm 2012 đạt 40.994 triệu đồng tăng 6.691 triệu đồng so với năm 2011, tỷ lệ tăng 19,51%; đến năm 2013 loại tiền gửi ở đối tượng này lại tiếp tục tăng lên và đạt 84.622 triệu đồng tăng so với năm 2012 là 43.628 triệu đồng với tốc độ tăng là 106,43%

Tiền gửi kho bạc: năm 2011 đạt 11.843 triệu đồng, sang năm 2012 tăng lên 25.572 triệu đồng tăng 13.729 triệu đồng hay tăng 115,93% so với 2011. Đến năm 2013 tiếp tục tăng lên một cách đáng kể đạt 87.808 triệu đồng tăng 243,38% hay tăng 62.236 triệu đồng so với năm 2012.

Tiển gửi dân cư: Năm 2011 là 407.084 triệu đồng, đến năm 2012 là 543.940 triệu đồng, tăng so với năm 2011 là 136.856 triệu đồng, đạt tỷ lệ là 33,62%. Sang năm 2013 tiển gửi tiết kiệm dân cư lại tiếp tục tăng, đạt 787.811 triệu đồng, tăng 242.871 triệu đồng, dạt tỷ lệ là 44,65 %.

Tiền gửi TCTD qua 03 năm có phần tương đối ổn định, do hầu hết các ngân

hàng khác hệ thống trên Huyện Vạn Ninh đều có quy mô nhỏ, hoạt động dưới hình thức Phòng giao dịch vì vậy do đó để đảm bảo an toàn các NH này gửi tại Agribank Huyện Vạn Ninh dưới hình thức gửi không kỳ hạn.

Qua số liệu trên cho thấy, NHNo&PTNT Huyện Vạn Ninh có công tác huy động vốn rất tốt, chứng tỏ nguồn vốn của NH rất dồi dào. Đặc biệt là nguồn vốn của kho bạc và nguồn vốn của dân cư tăng nhanh trong 3 năm trở lại đây. Huyện Vạn Ninh là một Huyện đang tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng do đó việc quy hoạch giải toả đền bù cũng tương đối lớn, do đó nguồn vốn kho bạc được ngân sách chuyển về và gửi tại NH tương đối lớn, đây là nguồn vốn rẽ góp phần mang lại hiệu quả kinh doanh của NH. Quan trọng nhất là nguồn vốn dân cư tăng trưởng nhanh trong 2 năm trở lại đây. Qua số liệu cho thấy, người dân tại Huyện Vạn Ninh đã bắt đầu tích luỹ khá, đời sống được cải thiện, có phần vốn tích luỹ gửi NH.

Để tối đa hoá lợi nhuận khi NH có một nguồn vốn dồi dào và ổn định, thì NHNo&PTNT Huyện Vạn Ninh cần có những hoạt động kinh doanh cụ thể để sử dụng hết nguồn vốn huy động được. Đặc biệt là có những giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tín dụng đảm bảo an toàn chất lượng và hiệu quả.

2.1.4 Khái quát về hoạt động tín dụng ở NHNo&PTNT Huyện Vạn Ninh

Hoạt động tín dụng là hoạt động chiếm tỷ trọng doanh thu lớn trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. Tại chi nhánh ngân hàng Huyện Vạn Ninh doanh thu từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng hơn 80% trên doanh thu toàn chi nhánh. Do vậy, kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Huyện Vạn Ninh phụ thuộc vào kết quả cho vay, để xem xét tình hình hoạt động tín dụng và mức độ cho vay vào lĩnh vực SXKDTS của NH ta đánh giá qua số liệu tại bảng 2.4 sau:

Bảng 2.4: Tình hình hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT Huyện Vạn Ninh

So sánh Năm 2012/2011 2013/2012 Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 Giá trị (+/-) Tỷ lệ (%) Giá trị (+/-) Tỷ lệ (%) 1. Doanh số cho vay Trđ 508.688 540.668 569.788 31.980 6,29 29.120 5,39 Trong đó: - DSCV hộ SXKDTS Trđ 208.570 188.750 163.432 -19.820 -9,50 -25.318 -13,41 - Tỷ trọng % 41 34,91 28,68 -6,09 -14,85 -6,23 -17,85 2. Doanh số thu nợ Trđ 459.565 547.608 565.854 88.043 19,16 18.246 3,33 Trong đó: - DSTN hộ SXKDTS Trđ 215.312 290.405 279.784 75.093 34,88 -10.621 -3,66 - Tỷ trọng % 46,85 53,03 49,44 6,18 13,19 -3,59 -6,77

3. Dư nợ Trđ 322.039 314.475 318.409 -7.564 -2,35 3.934 1,25 Trong đó: - Dư nợ hộ SXKDTS Trđ 194.813 165.579 124.934 -29.234 -15,01 -40.645 -24,55 - Tỷ trọng % 60,49 52,65 39,24 -7,84 -12,96 -13,41 -25,47 4. Nợ xấu Trđ 321 701 856 380 118,38 155 22,11 Trong đó: - NQH hộ SXKDTS Trđ 174 362 33 188 108,05 -329 -90,88 - Tỷ trọng % 54,21 51,64 3,86 -2,57 -4,74 -47,78 -92,53 5. Tỷ lệ nợ xấu % 0,1 0,22 0,27 0,12 120,00 0,05 22,73 Trong đó: Tỷ lệ NQH hộ SXKDTS % 0,09 0,22 0,03 0,13 144,44 -0,19 -86,36

(Nguồn: Phòng Kinh doanh NHNo&PTNT Huyện Vạn Ninh)

Về doanh số cho vay : Doanh số cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng đã giải ngân dưới hình thức tiền mặt hoặc chuyển khoản trong một thời gian nhất định. Dựa vào bảng ta có Biểu đồ 2.3.

Biểu đồ 2.3: Biểu hiện DSCV của NHNo&PTNT huyện Vạn Ninh đến hộ SXKDTS

Nhìn vào biểu đồ ta thấy DSCV năm 2012, 2013 tăng tương đối so với năm 2010, nguyên nhân do lãi suất cho vay hạ thu hút nhiều người dân vay vốn. Tuy nhiên nếu xét ở góc độ tỷ trọng cho vay của NH đối với hộ SXKDTS thì doanh số cho vay giảm qua các năm gần đây, năm 2012 giảm 19.820 triệu đồng, tỷ lệ 9,50%, năm 2013 lại tiếp tục giảm là 25.318 triệu đồng, tỷ lệ 13,41%. Việc cho vay hộ SXKDTS giảm dần qua các năm nguyên nhân một số hộ NTTS có quy mô lớn đã xuất bán thuỷ sản, nguồn vốn dư trả nợ cho NH và một phần gửi tiết kiệm NH chưa vay vốn lại. Bên cạnh đó, việc NTTS nhưng năm gần đây dịch bệnh xảy ra trên đối tượng tôm hùm lồng vì

Một phần của tài liệu hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ sản xuất kinh doanh thủy sản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi nhánh huyện vạn ninh (Trang 45 - 126)