Về phía hộ sản xuất kinh doanh thuỷ sản

Một phần của tài liệu hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ sản xuất kinh doanh thủy sản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi nhánh huyện vạn ninh (Trang 97 - 126)

Trong những năm qua, mặc dù đang đối mặt với nhiều khó khăn trong việc cho vay, song người dân cũng đã tiếp cận được nguồn vốn NH một cách thuận lợi hơn. Từ

đó, người dân không những có nguồn vốn bằng tiền mà còn thêm vốn kiến thức, vốn kinh nghiệm đáp ứng trong việc nâng cao trình độ SX, đem lại hiệu quả ngày càng cao và thiết thực hơn. Nhìn chung các hộ SXKDTS ở Huyện Vạn Ninh đã có sự mạnh dạn hơn trong vay vốn, kỹ lưỡng hơn trong kế hoạch sản xuất. Đa số các hộ vay vốn đều sử dụng vốn vay đúng mục đích và mang lại hiệu quả. Tuy ở mức độ khác nhau, song vốn vay đã phần nào giúp các hộ có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập, tạo việc làm, cải thiện cuộc sống, thoát nghèo....Tuy nhiên ngoài những mặt được thì vẫn còn những vấn đề cần phải quan tâm:

Thứ nhất, việc NTTS trên biển mang tính tự phát, Chính quyền địa phương chưa quy hoạch lại tổng thể, phân bố vùng nuôi từ đó khó khăn trong việc kiểm tra, kiểm soát món vay, dễ phát sinh nợ xấu. Đồng thời, chưa quản lý được giá đầu vào và đầu ra của vật nuôi dẫn đến dễ bị thương lái thao túng, gây thiệt hại đến người nuôi, ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi trồng thuỷ sản, đến khả năng trả nợ của người dân.

Thứ hai, việc phát triển ngành nghề SXKDTS tại Huyện Vạn Ninh không đồng bộ, mang tính tự phát, tập trung theo số đông, dẫn đến phát triển không đồng đều, tạo ra sự thiếu hụt yếu tố đầu vào, dẫn đến tăng chi phí SX và gây ra giảm hiệu quả trong SXKD. Đồng thời, NH khó phân tán rủi ro trong cho vay.

Thứ ba, tâm lý người dân rất sợ rủi ro, không giám vay vốn nhiều để đầu tư sản xuất kinh doanh và họ rất lúng túng, lo sợ khi có bệnh dịch xảy ra. Đã có nhiều hộ trắng tay, rơi vào tình trạng “nợ nần chồng chất” sau khi dịch bệnh xảy ra dẫn đến hộ mất khả năng trả nợ và hiệu quả của vốn vay không còn.

Thứ tư, kiến thức về áp dụng khoa học kỹ thuật vào SXKD của hộ dân còn hạn chế. Tính bảo thủ của người dân đã ăn sâu vào máu thịt của họ nên khi cán bộ kỹ thuật hướng dẫn cách sử dụng vốn vay phù hợp với điều kiện của gia đình thì gặp nhiều khó khăn bởi họ cho rằng kinh nghiệm cha ông để lại luôn luôn đúng. Do vậy, hiệu quả sử dụng vốn vay của một số hộ là chưa cao và nợ quá hạn phát sinh vẫn còn.

Thứ năm, các đầu mối cho vay nặng lãi ở nông thôn vẫn còn tồn tại, đặc biệt khoản cho vay này là đáp ứng với những hộ dân có nhu cầu cấp bách. Đây cũng là một khía cạnh làm giảm nguồn cho vay của NH, đồng thời tạo ra sức ép co người dân trong việc trả nợ.

Kết luận chương 2

Từ những cơ sở dữ liệu và số liệu điều tra thu thập thông qua phân tích đánh giá cho thấy Ngân hàng Nông nghiệp Huyện Vạn Ninh với số lượng vốn huy động dồi dào đã thực hiện chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp nông thôn hiệu quả . Chi nhánh đã tập trung đầu tư vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh thủy sản và chủ yếu là lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Qua kết quả tín dụng cũng cho thấy việc đầu tư vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh thủy sản trên địa bàn Huyện Vạn Ninh của Ngân hàng vẫn chưa được phân bố đồng đều với tất cả các lĩnh vực SXKDTS dẫn đến có thể dân đến rủi ro tập trung và mất cân đối trong cơ cấu đầu tư. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng hiện tại của NH qua các năm gần đây đã có hiệu quả như doanh số cho vay và dư nợ tăng trưởng ổn định, nợ xấu chiếm tỷ lệ rất thấp…

Tuy nhiên, Qua phân tích đánh giá các hộ điều tra cho thấy, nhu cầu vốn vay của hộ nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh thủy sản là khá cao, tùy thuôc vào quy mô sản xuất kinh doanh của hộ và tùy thuộc vào cơ cấu của hộ từ hộ khá, hộ trung bình và hộ nghèo mà có nhu cầu vốn khác nhau. Nhưng nhìn chung qua mức độ đáp ứng vốn vay của NH đối với hộ là rất thấp, chỉ có 28/80 hộ điều tra được NH đáp ứng chiếm tỷ lệ là 35%. Việc thiếu vốn dẫn đến hộ SXKDTS thiếu vốn, thu hẹp qui mô, hoặc vay năng lãi tại nông thôn dẫn đến ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Qua hộ điều tra cũng chop thấy, cơ cấu đầu tư vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh thuỷ sản ở địa phương không đồng đều. Việc phát triển tự phát, ồ ạt vào các ngành nghề nuôi trồng thuỷ sản tại địa phương dẫn đến ô nhiễm nguồn nước, dịch bệnh xảy ra.,đồng thời dẫn đến phát triển không bền vững của nghề. Bên cạnh đó, các nghề truyền thống như đánh bắt, chế biến lại mai một và dần chuyển dịch sang nghề nuôi trồng dẫn đến mất cân đối trong đầu tư.

Nhìn chung, hộ sản xuất kinh doanh thủy sản theo điều tra là có hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội tại Huyện Vạn Ninh. Việc sử dụng vốn vay vào sản xuất kinh doanh thủy sản góp phần tăng thu nhập trong hộ bên cạnh đó góp phần giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ nghèo đói, thay đổi cơ cấu nhóm hộ và tăng mức độ cải thiện đồi sống của hộ sản xuất kinh doanh thủy sản.

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA CÁC HỘ SẢN XUẤT KINH DOANH THUỶ SẢN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN, CHI NHÁNH HUYỆN VẠN NINH 3.1. Định hướng:

Để sử dụng tốt vốn tín dụng trong hộ sản xuất kinh doanh thuỷ sản cần hướng vào các chính sách tín dụng chung mà Đảng và Nhà Nước đề ra nhằm góp phần xây dựng ngành thuỷ sản cơ bản được công nghiệp hoá - hiện đại hoá và tiếp tục phát triển toàn diện theo hướng bền vững, thành một ngành sản xuất hàng hoá lớn, có cơ cấu và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, có năng suất, chất lượng, hiệu quả, có thương hiệu uy tín, có khả năng cạnh tranh cao và xuất khẩu. Đồng thời từng bước nâng cao trình độ dân trí, đời sống vật chất và tinh thần của ngư dân, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và quốc phòng, an ninh vùng biển, đảo của Tổ quốc.

* Mở rộng tín dụng ngân hàng phục vụ đẩy nhanh CNH-HĐH ngành thuỷ sản. Đảng và Nhà nước ta đã chỉ ra mục tiêu cơ bản của CNH, HĐH ngành thuỷ sản theo quan điểm phát triển là: 1) Phát triển thuỷ sản thành một ngành sản xuất hàng hoá, có thương hiệu uy tín, có khả năng cạnh tranh cao trong hội nhập kinh tế quốc tế, trên cơ sở phát huy lợi thế của một ngành sản xuất - khai thác tài nguyên tái tạo, lợi thế của ngành nghề địa phương ven biển, phát triển ngành nghề theo hướng hiện đại, tạo sự phát triển đồng bộ, đóng góp ngày càng lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội; 2) Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá , gắn với việc tổ chức lại sản xuất ngành thuỷ sản ở tất cả các lĩnh vực: khai thác, nuôi trồng, cơ khí hậu cần dịch vụ và chế biến thuỷ sản theo chuỗi giá trị sản phẩm từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến tiêu thụ, nhằm nâng cao hiệu quả tối ưu cho sản phẩm thuỷ sản Việt Nam; 3) Nâng cao mức sống, điều kiện sống của cộng đồng ngư dân và đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho nghề cá vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển thuỷ sản. Xác định nông, ngư dân và doanh nghiệp là chủ thể chính của sản xuất thuỷ sản, đồng thời tạo sự gắn kết lợi ích giữa nông dân, ngư dân và doanh nghiệp là khâu đột phá trong quá trình đổi mới ngành thuỷ sản. Tiếp tục bố trí, sắp xếp lại dân cư và giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá làng cá là yêu cầu quan trọng trong quá trình

xây dựng nông thôn mới; 4) Phát triển ngành thuỷ sản theo hướng chất lượng và bền vững, trên cơ sở giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa nâng cao giá trị gia tăng với đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, bảo vệ và phát triển nguồn lợi và an sinh xã hội; chủ động thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu; đồng thời kết hợp chặt chẽ giữa phát triển thuỷ sản với góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia và an ninh quốc phòng trên các vùng biển; 5) Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về thuỷ sản trên cơ sở tiếp cận khoa học có sự tham gia của cộng đồng và mối quan hệ tương hỗ với các ngành kinh tế khác nhằm phát triển thuỷ sản bền vững.

* Thực hiện các chính sách tín dụng đối với lĩnh vực phát triển nông nghiệp nông thôn.

Tiếp tục thực hiện nghị định 41/2010/NĐ-CP về tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn nhằm toàn diện cơ cấu tín dụng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn bao gồm tất cả các khâu của quá trình sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống người dân. Xây dựng hoạt động tín dụng ngân hàng kết hợp với các chính sách khác của nhà nước như chính sách khuyến nông, khuyến ngư để tạo nên hiệu quả cao trong thực hiện chính sách.

Triển khai một số cơ chế chính sách ưu đãi đối với các tổ chức tín dụng cho vay lĩnh vực NNNT như: Áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng VND ở mức thấp đối với các tổ chức tín dụng có tỷ trọng dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn cao; Tái cấp vốn cho tổ chức tín dụng cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn phù hợp với mục tiêu, biện pháp điều hành chính sách tiền tệ; các khoản cho vay tái cấp vốn đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn được NHNN ưu tiên về thời hạn và nguồn vốn cho vay so với các lĩnh vực khác. Đồng thời TCTD cần thực hiện xem xét, điều chỉnh, giảm lãi suất cho vay nhằm chia sẻ khó khăn cho người dân tiến tới mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập xoá đói giảm nghèo và cho việc đầu tư phát triển kinh hộ tế gia đình, nhằm thực hiện các mục tiêu xã hội về phát triển nông thôn như giảm dần khoảng cách giữa người giàu và người nghèo, tạo việc làm cho nông dân, sử dụng đầy đủ hơn lao động trong nông thôn, thực hiện xoá đói giảm nghèo, giảm thiểu sự chênh lệch lớn giữa các vùng.

* Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn và cho vay vốn

Thực hiện tư tưởng của Đảng và chính phủ về phát triển nền kinh tế đa thành phần có định hướng và chỉ đạo của nhà nước. Thị trường tín dụng chỉ tồn tại và phát

triển khi có nhiều thành phần tham gia bao gồm các tổ chức tín dụng chính thống và tín dụng không chính thống. Trong đó tín dụng chính thống, chính phủ thực hiện sự can thiệp trực tiếp của mình vào thị trường vốn (điều chỉnh cung và cầu qua chính sách lãi suất). Tuy nhiên, cần coi trọng cả tín dụng không chính thống vì ở tín dụng không chính thống rất đa dạng về phương thức hoạt động, khá lớn về quy mô, đáp ứng kịp thời về vốn, có vai trò rất quan trọng đặc biệt ở những nơi, những lúc mà tín dụng chính thống chưa với tới. Đa dạng hoá các hình thức huy động và cho vay vốn có nghĩa là các tổ chức tín dụng có thể sử dụng nhiều hình thức huy động vốn và cho vay vốn trong khuôn khổ luật định, với phương châm hoạt động phục vụ đa thành phần khách hàng, đa lĩnh vực đầu tư, cạnh tranh lành mạnh và có hiệu quả.

* Phát triển thị trường vốn tín dụng nông thôn phải trên cơ sở luật pháp của nhà nước, đặc biệt là luật các tổ chức tín dụng

Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, vì thế mọi hoạt động xã hội đều phải được thực hiện dựa trên cơ sở hệ thống pháp luật của nhà nước. Trong lĩnh vực tín dụng, Nhà Nước đã ban hành Luật các tổ chức tín dụng được Quốc hội thông qua ngày 17 tháng 06 năm 2010. Nội dung của luật quy định rất cụ thể và đầy đủ về tổ chức, điều hành, nội dung hoạt động, quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của các tổ chức tín dụng, quản lý và hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng trên địa bàn nông thôn phải dựa trên cơ sở luật này.

3.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay của NHNo&PTNT Huyện Vạn Ninh đối với hộ SXKDTS.

Huyện Vạn Ninh tỉnh Khánh Hoà, phần lớn số vốn vay được các hộ đầu tư cho phát triển cho lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thuỷ sản và dịch vụ thương mại, và lĩnh vực khác trên địa bàn NNNT. Điều đó chứng tỏ vốn tín dụng đã được đầu tư phát triển kinh tế nông thôn và thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn hiện nay. Vốn vay đã có tác dụng tạo thêm việc làm, tăng thêm sản phẩm cho xã hội, tăng thêm thu nhập cho người dân. Yếu tố số lượng vốn vay tác động làm tăng nhiều nhất đến thu nhập do vốn vay mang lại ở tất cả các hộ vay vốn. Các nhóm từ hộ nghèo đến hộ khá đang rất cần vốn cho phát triển sản xuất. Tuy nhiên thực tế cho thấy việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của hộ còn hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường tự do, vào khả năng tự vận động của hộ mà chưa có sự tư vấn, hỗ trợ tích cực từ bên ngoài về mặt kỹ thuật, thị trường tiêu thụ. Cá biệt, có một số hộ do chưa biết cách làm ăn, và kết quả là

không những không có thu nhập mà vốn vay cũng không được hoàn trả đúng hạn... Vì thế, để phát huy hơn nữa tác dụng của vốn tín dụng, nâng cao hiệu quả đồng vốn vay, vừa đảm bảo thúc đẩy sản xuất phát triển đúng hướng, vừa đảm bảo lợi ích của cả người vay vốn và người cho vay vốn, cần thực hiện một số biện pháp chủ yếu sau đây: 3.2.1. Giải pháp đối với hộ sản xuất kinh doanh thủy sản

Mặc dù đã có rất nhiều sự cố gắng của NH cùng với chính quyền địa phương trong việc cung ứng nguồn vốn và tạo điều kiện tốt cho quá trình sử dụng vốn, song quan trọng nhất vẫn là sự cố gắng ở bản thân mỗi hộ dân. Để sử dụng vốn vay hiệu quả thì cần có những giải pháp với hộ như sau:

3.2.1.1. Giải pháp chung cho các nhóm hộ:

(1) Hộ vay vốn nên đánh giá về tiềm lực của mình để tìm ra giải pháp đầu tư vốn hiệu quả nhất. Tăng cường phát triển những ngành nghề lĩnh vực sản xuất kinh doanh thủy sản, đặc biệt là những lĩnh vực truyền thống tận dụng những nguồn lực từ sản xuất, lao động trong thời gian nông nhàn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay. Đầu tư cho phát triển các lĩnh vực có thời gian quay vòng vốn nhanh, rủi ro thấp, và có hiệu quả cao.

(2) Tăng cường đầu tư cho ngành nuôi trồng thủy sản mở rộng quy mô. Tỉm kiếm và nghiên cứu các mô hình nuôi mới tại địa phương, không chỉ đầu tư cho đối tượng tôm hùm lồng. Cán bộ khuyến nông, khuyến ngư cần tìm hiểu đặc thù của địa phương để tìm ra những đối tượng nuôi mới, những mô hình mới thích nghi với điều kiện tự nhiên của địa phương để truyển giao công nghệ và kinh nghiệm nuôi những giống con mới có giá trị kinh tế tương đối cao và có nhu cầu ngày càng tăng trên thị trường.

(3) Kết hợp với khuyến nông tăng cường chuyển giao khoa học kỹ thuật, trao đổi học hỏi kinh nghiệm trong sản xuất để nâng cao kỹ năng cho hộ. Cung ứng vốn

Một phần của tài liệu hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ sản xuất kinh doanh thủy sản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi nhánh huyện vạn ninh (Trang 97 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)