Về phía ngân hàng:

Một phần của tài liệu hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ sản xuất kinh doanh thủy sản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi nhánh huyện vạn ninh (Trang 95 - 97)

a. Những kết quả đạt được:

Một là, tăng nhanh nguồn vốn huy động để chủ động đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh thuỷ sản. Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn tự huy động, NHNo&PTNT Huyện Vạn Ninh đã áp dụng mọi biện pháp, hình thức, thể loại vừa có tính chiến lược vừa có tính thiết thực, tranh thủ tối đa nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư và nền kinh tế để đầu tư cho lĩnh vực SXKDTS. Gắn việc mở rộng mạng lưới ở nông thôn để huy động những tiền gởi ổn định từ dân cư với việc xây dựng và triển khai thực hiện đề án kinh doanh trên địa bàn đô thị, khai thác tối đa nguồn vốn tiền gởi của các tổ chức, cá nhân. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng đã tranh thủ các nguồn khai thác được của NHNo&PTNT Việt Nam từ các định chế tài chính nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ như: WB, ADB…do NHNo&PTNT Việt Nam chuyển về để cho vay phát triển NNNT.

Hai là, có mạng lưới hoạt động rộng đến các xã, thị trấn tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế và nhất là nông dân ở vùng sâu, vùng xa tiếp cận nguồn vốn vay của NHNo&PTNT Việt Nam một cách dễ dàng, tiết kiệm thời gian, chi phí vay vốn. Hiện tại NHNo&PTNT Huyện Vạn Ninh có 4 điểm giao dịch bao gồm: 01 Hội sở, 3 phòng giao dịch trực thuộc. Ngoài ra, chi nhánh còn thực hiện thành lập tổ lưu động nhằm huy động tiết kiệm, và thu nợ tại chỗ cho các hộ vùng sâu vùng xa.

Ba là, mở rộng đầu tư tín dụng. Thông qua mở rộng các đối tượng cho vay từ đó đáp ứng vốn cho lĩnh vực SXKDTS. Từ đó góp phần thúc đẩy CNH-HĐH nông

nghiệp, nông thôn; Thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành nghề sang ngành nghề có hiệu quả trong nông nghiệp, nông thôn.

Áp dụng rộng rãi nhiều phương thức cho vay tạo sự linh hoạt trong hoạt động cho vay như: Cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay thông qua tổ vay vốn…

Bốn là, thực hiện tốt chính sách tín dụng NNNT theo quyết định 41/2010 của chính phủ góp phần mở rộng tín dụng NNNT với lãi suất ưu đãi góp phần giảm bớt khó khăn về tài chính cho hộ SXKDTS và tạo điều kiện tái đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.

Năm là, góp phần xoá đói, giảm nghèo, thay đổi cơ cấu hộ gia đình. NHNo&PTNT Huyện Vạn Ninh đã tạo điều kiện cho người nghèo được vay vốn để có công ăn, việc làm, tăng thu nhập, ổn định đời sống, tạo tiền đề phát triển kinh tế gia đình, góp phần xoá đói, giảm nghèo đối với ngư dân nhất là ngư dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo…

Sáu là, ý nghĩa về mặt xã hội. Thông qua đầu tư cho vay SXKDTS, NHNo&PTNT Huyện Vạn Ninh đã góp phần nâng cao trình độ dân trí ở khu vực biển, tăng thêm sự hiểu biết về đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cũng như hiểu biết về chế độ, thể lệ và hoạt động của ngân hàng; Tạo điều kiện học hỏi, trao đổi kinh nghiệm để có thêm kiến thức trong sản xuất kinh doanh, làm tăng thêm tình đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ nhau trong cuộc sống; Nâng cao đồi sống văn hoá, tinh thần; Góp phần đảm bảo an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội… Ngoài ra, thông qua việc tiếp cận các nguồn vốn cho vay của NHNo&PTNT Huyện Vạn Ninh cũng tạo điều kiện cho người dân làm quen dần với kinh tế thị trường, từng bước nâng cao hiểu biết, tính toán, hạch toán kinh tế; Giảm bớt tình trạng cho vay nặng lãi, mua chịu nhiên vật liệu giá cao….

b. Những hạn chế:

Một là, hạn chế về chất lượng nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực là yếu tố hàng đầu, quyết định hiệu quả hoạt động của một ngân hàng. NHNo&PTNT Huyện Vạn Ninh tuy đã tăng cả về số lượng lẫn chất lượng. Tuy nhiên, trên thực tế do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan khác nhau, nguồn nhân lực của Chi nhánh vẫn còn những hạn chế nhất định. Nguồn nhân lực chưa thực sự được trẻ hoá nếu không nói là già so với các TCTD khác trên địa bàn, tính chuyên nghiệp chưa cao, trình độ của cán bộ chưa đồng đều, thiếu các kỹ năng mềm hỗ trợ cho công tác…

trình cho vay và quản lý tín dụng dân cư còn nhiều bất cập, chưa gọn nhẹ, có quá nhiều loại giấy tờ trùng lắp về nội dung, chẳng hạn: biên bản xác định giá trị tài sản bảo đảm có thể lồng ghép trong hợp đồng thế chấp tài sản; Dự án, phương án sản xuất kinh doanh có thể lồng ghép trong giấy đề nghị vay vốn… Mặt khác, một số quy định, thủ tục vay vốn còn mang nặng tính hình thức như: quy định về hoá đơn, chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay rất khó thực hiện vì các đối tượng đầu vào của sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp thường phân tán, nhỏ lẻ; Quy định về giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong khi các hộ SXKD buôn bán nhỏ lẻ ...

Ba là, hạn chế trong công tác kiểm tra, giám sát món vay. Công tác kiểm tra, kiểm soát tại NHNo&PTNT Huyện Vạn Ninh trong thời gian qua đã được chỉ đạo sâu sát, thường xuyên và thực hiện khá chủ động, bài bản, đồng bộ. Tuy nhiên, với mạng lưới và địa bàn hoạt động rộng, số lượng khoản vay lớn nên công tác này chưa thực sự được làm tốt để từ đó giảm thiểu rủi ro phát sinh.

Bốn là, hạn chế trong bảo đảm tiền vay. Chưa định giá tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất theo giá trị thị trường dẫn đến giá trị thấp không đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của hộ SXKDTS, hộ thiếu vốn phải vay từ nguồn tín dụng không chính thức dẫn đến chi phí tăng, hiệu quả kém, ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả nợ vay.

Bốn là, hạn chế về chính sách tuyên truyền, quảng bá, tiếp thị. Dù đã có những nhận thức mới về chiến lược marketing, tuyên truyền quảng bá trong giai đoạn cạnh tranh và hội nhập, song cho đến nay NHNo&PTNT Huyện Vạn Ninh vẫn chưa chuyển tải tất cả các thông tin đầy đủ vả kịp thời về chính sách tín dụng, thủ tục quy trình cho vay đến hộ SXKDTS.

Năm là, Chưa đa dạng đối tượng cho vay đối với lĩnh vực SXKDTS. Mức độ đầu tư vào lĩnh vực NTTS cao trong khi đó các lĩnh vực SXKD khác chiếm tỷ trọng thấp, dẫn đến mất cân đối, rủi ro tín dụng tập trung. Đồng thời sự phát triển cho vay không đồng bộ dẫn đến các lĩnh vực SXKDTS truyền thống bị mai một, bên cạnh đó gây mất cân đối trong chuỗi sản xuất- chế biến – tiêu thụ. Mặt khác chưa mạnh dạn trong đầu tư phát triển tín dụng đối với các đối tượng SXKDTS mới, mô hình SX mới.

Sáu là, do đặc điểm của SXKDTS là mang tính rủi ro cao từ thị trường, thiên tai, dịch bệnh. Do vậy, NH thường đối mặt với những khó khăn trong việc thu hồi khoản nợ vay để thực hiện tái đầu tư cho SX.

Một phần của tài liệu hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ sản xuất kinh doanh thủy sản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi nhánh huyện vạn ninh (Trang 95 - 97)