Phân tích kết quả và hiệu quả cho vay hộ SXKDTS tại NHNo&PTNT Huyện

Một phần của tài liệu hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ sản xuất kinh doanh thủy sản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi nhánh huyện vạn ninh (Trang 55 - 61)

Vạn Ninh.

Cuộc sống của người dân Huyện Vạn Ninh được trang trải từ nhiều nguồn thu ở nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng bao trùm nhất vẫn là hoạt động SXKDTS. Tuy vậy, các hộ vẫn chưa đạt đến một khả năng chuyên môn hoá nhất định trong lĩnh vực SXKD còn phân tán, nhỏ lẻ nên cũng chưa thực sự mạnh dạn vay vốn đầu tư vào SX. Từ khi Nghị định 41 của chính phủ được ban hành đã đem lại niềm tin cho người dân, giúp họ vượt qua rụt rè để vay vốn đầu tư làm ăn lớn hơn. Để thấy rõ về tình hình và kết quả cho vay đến hộ SXKDTS tại NHNo&PTNT Huyện Vạn Ninh ta phân tích các chỉ tiêu sau:

2.1.5.1. Về quy mô và tăng trưởng cho vay hộ SXKDTS tại NHNo&PTNT Huyện Vạn Ninh.

Trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh, NHNo&PNTN Huyện Vạn Ninh luôn luôn không ngừng đổi mới về phương thức hoạt động, đi đôi với việc mở rộng quy mô tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Đặc biệt, nắm vững mục tiêu phát triển NNNT của Nhà nước và Ngân hàng cấp trên, cung ứng vốn cho lĩnh vực NNNT, phát huy lợi thế của Huyện nhà đầu tư phát triển tín dụng hộ SXKDTS. Thông qua một số chỉ tiêu cụ thể ta có thể đánh giá một cách khái quát về quy mô và hiệu quả hoạt động cho vay hộ SXKDTS mà NHNo&PTNT Huyện Vạn Ninh đã đạt được trong thời gian qua. Ta xem xét bảng 2.5 sau:

Bảng 2.5. Kết quả cho vay lĩnh vực SXKDTS của NHNo&PTNT huyện Vạn Ninh, năm 2011-2013 ĐVT: Triệu đồng, hộ So sánh Năm 2012/2011 2013/2012 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Giá trị (+/-) Tỷ lệ (%) Giá trị (+/-) Tỷ lệ (%)

1. Doanh số cho vay 208.570 188.750 163.432 -19.820 -9,50 -25.318 -13,41

2. Doanh số thu nợ 215.312 290.405 279.784 75.093 34,88 -10.621 -3,66

3. Dư nợ 194.813 165.579 124.934 -29.234 -15,01 -40.645 -24,55

- Số hộ 1.611 1.310 1.056 -301 -18,68 -254 -19,39

Như phân tích tại mục 1.1.4 thì cho vay lĩnh vực SXKDTS tại NH nông nghiệp và PTNT Huyện Vạn Ninh chiếm tỷ trọng lớn trong tổng hoạt động cho vay của chi nhánh. Tuy nhiên, qua các năm trở lại đây lĩnh vực SXKDTS có phần giảm sút, Qua bảng 2.5 thể hiện:

Số hộ còn dư nợ đến năm 2012 là 1.310 hộ, giảm 301 hộ, tương ứng với giảm 18,68% so với năm 2011. Đến năm 2013 thì số hộ vay tiếp tục giảm, chỉ đạt 1.056 hộ, giảm 254 hộ, tương ứng giảm 19,39% so với năm 2012. Nguyên nhân như đã phân tích, do áp lực của nhiều đợt thiên tai xảy ra, dịch bệnh xảy ra trên đối tượng NTTS, dẫn đến thua lỗ nên người dân còn băn khoăn, và do dự có nên vay vốn để sản xuất trong năm nay hay không.

Để đánh giá chi tiết tình hình cho vay lĩnh vực SXKDTS, ta xem xét theo từng đối tượng đầu tư cụ thể tại bảng 2.6 và bảng 2.7.

Bảng 2.6. Kết quả cho vay đối tượng NTTS tại NHNo & PTNT huyện Vạn Ninh, năm 2011-2013 ĐVT: Triệu đồng, hộ So sánh Năm 2012/2011 2013/2012 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Giá trị (+/-) Tỷ lệ (%) Giá trị (+/-) Tỷ lệ (%)

Doanh số cho vay 205.129 180.534 158.607 -24.595 -11,99 -21.927 -12,15

1. Nuôi tôm sú, tôm thẻ 18.345 17.885 12.720 -460 -2,51 -5.165 -28,88

2. Nuôi tôm hùm 184.084 158.229 130.437 -25.855 -14,05 -27.792 -17,56

3. Nuôi ốc hương 1.850 2.860 11.700 1.010 54,59 8.840 309,09

4. Nuôi cá 850 1.560 3.750 710 83,53 2.190 140,38

Doanh số thu nợ 210.943 286.413 274.644 75.470 35,78 -11.769 -4,11

1. Nuôi tôm sú, tôm thẻ 18.063 18.315 14.080 252 1,40 -4.235 -23,12

2. Nuôi tôm hùm 192.370 265.773 249.264 73.403 38,16 -16.509 -6,21

3. Nuôi ốc hương 325 1.465 8.650 1.140 350,77 7.185 490,44

4. Nuôi cá 185 860 2.650 675 364,86 1.790 208,14

Dư nợ 191.282 157.262 120.252 -34.020 -17,79 -37.010 -23,53

1. Nuôi tôm sú, tôm thẻ 12.525 12.095 10.750 -430 -3,43 -1.345 -11,12

2. Nuôi tôm hùm 176.422 140.067 95.782 -36.355 -20,61 -44.285 -31,62

3. Nuôi ốc hương 1.670 2.540 10.450 870 52,10 7.910 311,42

4. Nuôi cá 665 2.560 3.270 1.895 284,96 710 27,73

Qua bảng số liệu trên cho thấy, NHNo&PTNT Huyện Vạn Ninh đầu tư vào lĩnh vực SXKDTS chủ yếu ở lĩnh vực NTTS. Đặc biệt cho vay nuôi tôm hùm lồng chiếm tỷ trọng cao nhất. Dư nợ cho vay nuôi tôm hùm lồng chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay lĩnh vực SXKDTS, chiếm tỷ trọng hơn 70%. Tuy nhiên, tổng dư nợ cho vay đối tượng này giảm dần qua các năm, năm 2011 dư nợ cho vay tôm hùm lồng là 176.422 triệu đồng, đến năm 2012 là 140.067 triệu đồng giảm hơn so với năm 2011 là 36.355 triệu đồng, tỷ lệ giảm là 20,61%, năm 2013 dư nợ cho vay đối tượng này tiếp tục giảm chỉ đạt 95.782 triệu đồng, tỷ lệ giảm là 31,62% so với năm 2012. Cho vay đầu tư nuôi tôm hùm là một trong những lĩnh vực được NH đầu tư mạnh tại Huyện Vạn Ninh. Tuy nhiên qua các năm trở lại đây ngành NTTS có chiều hướng suy thoái và nợ xấu phát sinh, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam cũng như chi nhánh tỉnh Khánh Hoà đã có ý kiến chỉ đạo giảm dần cho vay NTTS để ngăn ngừa rủi ro phát sinh trên diện rộng, từ đó việc cho vay NTTS tại chi nhánh Huyện Vạn Ninh, đặc biệt là cho vay nuôi tôm hùm lồng được thẩm định chặt chẽ, lựa chọn khách hàng truyền thống, thắt chặc lại tín dụng đối tượng NTTS do vậy dư nợ cho vay tôm hùm lồng giảm dần so với năm 2011. Bên cạnh đó, các hộ nuôi tôm hùm lồng cũng lo ngại rủi ro, mất vốn và không trả được nợ ngân hàng, lo sợ mất tài sản do đó chỉ hạn hẹp sử dụng vốn tự có để đầu tư nuôi tôm hùm cũng làm dư nợ cho vay giảm qua các năm gần đây.

Để hạn chế rủi ro do cho vay tập trung ở một đối tượng cho vay, NH đã mở rộng đầu tư cho vay đối với các hộ NTTS có hiệu quả khác như cho vay nuôi ốc hương, cho vay nuôi cá...Năm 2012, dư nợ cho vay nuôi ốc hương là 2.540 triệu đồng, tăng nhẹ so với năm 2011 là 870 triệu đồng, tỷ lệ là 52,1%, năm 2013 NH tập trung đầu tư mạnh ở đối tượng này, dư nợ năm 2013 đạt 10.450 triệu đồng, tăng so với năm 2012 là 7.910 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 311,42%. Nhờ áp dụng kỹ thuật nuôi ốc mới, qua các năm trở lại đây một số hộ mở rộng đầu tư nuôi ốc hương dưới hình thức nuôi đìa có hiệu quả, NH lựa chọn mở rộng cho vay ở đối tượng này. Bên cạnh đó, NH cũng đã đầu tư nuôi cá (Như nuôi cá bớp, nuôi cá chim trắng, nuôi cá mú ...), dư nợ cho vay cá năm 2012 là 2.560 triệu đồng, tăng 1.895 triệu đồng so với năm 2011, tỷ lệ tăng là 284,96%, đến năm 2013 dư nợ cho vay tiếp tục tăng, cuối năm đạt 3.270 triệu đồng, tăng so với năm 2012 là 710 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 27,73%.

Bảng 2.7. Kết quả cho vay đối tượng đánh bắt, và SXKDTS khác tại NHNo&PTNT huyện Vạn Ninh, năm 2011-2013

ĐVT: Triệu đồng, hộ So sánh Năm 2012/2011 2013/2012 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Giá trị (+/-) Tỷ lệ (%) Giá trị (+/-) Tỷ lệ (%) I. Đánh bắt

1. Doanh số cho vay 1.950 4.651 2.860 2.701 138,51 -1.791 -38,51

2. Doanh số thu nợ 2.560 2.461 2.780 -99 -3,87 319 12,96

3. Dư nợ 1.872 4.625 2.585 2.753 147,06 -2.040 -44,11

- Số hộ 96 109 100 13 13,54 -9 -8,26

II. Khác 0

1. Doanh số cho vay 1.491 3.565 1.965 2.074 139,10 -1.600 -44,88

2. Doanh số thu nợ 1.809 1.531 2.360 -278 -15,37 829 54,15

3. Dư nợ 1.659 3.692 2.097 2.033 122,54 -1.595 -43,20

- Số hộ 32 21 28 -11 -34,38 7 33,33

( Nguồn: Phòng Kinh doanh NHNo&PTNT Huyện Vạn Ninh)

Ngoài đối tượng cho vay NTTS, các lĩnh vực SXKDTS khác chiếm tỷ trọng cho vay thấp và chủ yếu cho vay dưới hình thức tín chấp, do ở các đối tượng này, các hộ vay thường SXKD với quy mô nhỏ, hoạt động hiệu quả không cao, là khách hàng truyền thống của NH. Tổng dư nợ cho vay đánh bắt năm 2012 là 4.625 triệu đồng, tăng 2.753 triệu đồng so với năm 2011, tỷ lệ tăng là 147,06%; Tuy nhiên đến năm 2013 chỉ đạt 2.585 triệu đồng, giảm 2.040 triệu đồng so với năm 2011, với tỷ lệ giảm là 44,11%.

Bên cạnh đó, Ngoài đối tượng đánh bắt thì dư nợ cho vay các đối tượng SXKDTS khác chiếm tỷ trọng nhỏ và đạt dư nợ thấp, dư nợ năm 2012 là 3.692 triệu đồng tăng 2.033 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 122,54%, nhưng đến năm 2013 chỉ đạt 2.097 triệu đồng, giảm so với năm 2012 là 1.595 triệu đồng, tỷ lệ giảm là 43,20%. Qua tìm hiểu thông tin, dư nợ đối tượng này chủ yếu là cho vay chế biến thuỷ sản, cuối năm 2012 tăng mạnh là do có một hộ chế biến cá cơm xuất khẩu vay vốn với số tiền lớn là 1.500 triệu đồng nhưng sang năm 2013 hộ đã dư vốn đã trả hết nợ và không vay vốn lại.

2.1.5.2. Đánh giá hiệu quả cho vay hộ SXKDTS tại NHNo&PTNT Huyện Vạn Ninh:

Để đánh giá về hiệu quả cho vay hộ SXKDTS tại NHNo&PTNT Huyện Vạn Ninh ta xem xét các chỉ tiêu qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.8. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay hộ SXKDTS tại NHNo&PTNT huyện Vạn Ninh, năm 2011-2013

Năm

Chỉ tiêu ĐVT

2011 2012 2013

1. Tỷ lệ thu lãi cho vay % 98,21 99,04 98,74

2. Hệ số thu nợ % 103,23 153,86 171,19

3. Hiệu quả sử dụng vốn vay lần 42,90 27,06 13,01 4. Vòng quay vốn tín dụng hộ Vòng 1,17 1,61 1,93

( Nguồn: Phòng Kinh doanh NHNo&PTNT Huyện Vạn Ninh)

Qua bảng 2.8 ta thấy tỷ lệ thu lãi qua 3 năm 2011đến năm 2013 đều lớn hơn 98% chứng tỏ khả năng thu lãi từ các hộ cho vay SXKDTS là rất tốt góp phần hoàn thành kế hoạch doanh thu của NHNo&PTNT Huyện Vạn Ninh qua các năm. Khả năng thu lãi từ cho vay hộ SXKDTS thể hiện đối tượng cho vay hộ này rất có hiệu quả và đảm bảo an toàn trong việc thực hiện thu hồi nợ vay và lãi vay.

Hệ số thu nợ là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ cho vay hộ SXKDTS của ngân hàng. Theo số liệu, hệ số thu nợ cho vay hộ SXKDTS tăng qua các năm, năm 2011 là 103,23%, năm 2012 là 153,86%, năm 2013 là 171,19%. Qua 3 năm hệ số thu nợ đều lớn hơn 100% chứng tỏ việc thu nợ cho vay hộ SXKDTS rất tốt.

Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cho vay hộ SXKDTS phản ánh mức độ ngân hàng đã tận dụng được vốn huy động để cho vay hộ SXKDTS. Từ năm 2011 đến năm 2013 chỉ tiêu trên giảm dần, qua số liệu cho thấy trong năm 2011 với hệ số là 42,90 lần cho thấy NH đã tận dụng được nguồn vốn huy động để cho vay phát triển SXKDTS. Tuy nhiên hệ số này giảm dần do NH đã có công tác huy động vốn tốt qua các năm gần đây, tốc độ cho vay hộ SXKDTS tăng chậm so với tốc độ tăng trưởng vốn huy động. Để tối đa hoá lợi nhuận kinh doanh chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Vạn Ninh với số huy động vốn tốt cần đẩy mạnh chính sách tín dụng nhằm tăng trưởng tín dụng, mở rộng đối tượng đầu tư tín dụng, đặc biệt là đối tượng SXKDTS, tiềm năng phát triển của địa phương.

Chỉ tiêu vòng quay vốn cho vay hộ SXKDTS đo lường tốc độ luân chuyển vốn cho vay, thời gian thu hồi nợ cho vay hộ SXKDTS của ngân hàng là nhanh hay chậm . Qua số liệu cho thấy chỉ tiêu này qua 3 năm đều tăng qua các năm, đặc biệt, năm 2013 đạt 1,93 vòng chứng tỏ trong năm tốc độ luân chuyển vốn và thời gian thu hồi vốn cho

vay hộ SXKDTS nhanh, chỉ tiêu này cho thấy chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Vạn Ninh đầu tư vào đối tượng này là hiệu quả và tương đối an toàn vốn. Trên thực tế, hầu hết các hộ SXKDTS đặc biệt là các hộ NTTS việc đầu tư SXKD và nuôi trồng thường được chia làm nhiều vụ trong năm, do đó hộ chủ động hơn trong việc SXKD và trả nợ vay ngân hàng, khi giá đầu ra có giá cao thì hộ thu hoạch và trả nợ vay Ngân hàng và tiếp tục vay vốn lại để chuẩn bị cho vụ tiếp theo.

Qua phân tích các chỉ tiêu trên cho thấy, việc đầu tư tín dụng vào lĩnh vực SXKDTS của ngân hàng rất có hiệu quả. Do đó, NHNo&PTNT cần phải có các chính sách tăng trưởng tín dụng bền vững đảm bảo khả năng thu hồi nợ gốc lãi, đảm bảo an toàn vốn cho vay và tận dụng tiềm năng vốn huy động vốn tăng lợi nhuận trong kinh doanh.

2.1.5.3. Đánh giá mức độ rủi ro cho vay hộ SXKDTS tại NHNo&PTNT Huyện Vạn Ninh

Bảng 2.9. Tình hình nợ xấu cho vay hộ SXKDTS tại NHNo&PTNT huyện Vạn Ninh, năm 2011-2013 So sánh 2012/2011 2013/2012 Khoản mục Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 +/- % +/- %

Nợ xấu cho vay SXKDTS 174 362 33 188 208,05 -329 9,12

+ Tỷ lệ nợ xấu (%) 0.089 0.219 0.026 0.129 -0.192

+ Số hộ 3 5 2 2 66,67 -3 60

Trong đó:

1. Cho vay đối tượng NTTS 50 250 12 200 400 -238 -95,2

+ Tỷ lệ nợ xấu (%) 0.026 0.159 0.010 0.133 -0.149 + Số hộ 1 3 1 2 200 -2 -66,67 2. Cho vay đánh bắt 124 162 21 38 30,65 -141 -87,04 + Tỷ lệ nợ xấu (%) 6.624 3.503 0.812 -3.121 -2.690 + Số hộ 2 2 1 -1 50 3. Cho vay SXKDTS khác + Tỷ lệ nợ xấu (%) + Số hộ

( Nguồn: Phòng Kinh doanh NHNo&PTNT Huyện Vạn Ninh)

Qua bảng trên cho thấy mức độ rủi ro cho vay hộ SXKDTS ở mức độ thấp, nợ xấu năm 2012 là 362 triệu đồng, tăng 188 triệu đồng so với năm 2011, tỷ lệ tăng là 208,05% với số lượng hộ có nợ xấu là 3 hộ. Tuy nhiên, NH đã thực hiện nhiều biện pháp đôn đốc thu hồi nợ, thực hiện các biện pháp nhằm giúp các hộ vay khắc phục phục hồi sản xuất và trả nợ vay NH. Trong năm 2013 nợ xấu giảm còn 33 triệu đồng, giảm 329 triệu đồng so với năm 2012, tỷ lệ giảm là 9,12% tương ứng với việc thu hồi 3 hộ có nợ xấu. Thể hiện mức độ rủi ro thấp trong cho vay hộ SXKDTS tại NH là tỷ lệ nợ xấu qua 3 luôn nhỏ hơn 0,3%.

Nhìn chung, NHNo&PTNT Huyện Vạn Ninh đã tập trung cho vay vào lĩnh vực nông thôn, đặc biệt là ngành chiếm ưu thế tại địa phương như lĩnh vực SXKDTS và đã có kết quả khả quan góp phần tăng doanh thu hoàn thành kế hoạch kinh doanh của NH đề ra. Tuy nhiên, việc đầu tư cho lĩnh vực NTTS không ổn định qua các năm, để tập trung phát triển dư nợ cho vay NH cần có chiến lược phát triển cụ thể nhằm phát triển dư nợ toàn diện một mặt nhằm phân tán rủi ro, mặt khác tăng trưởng tín dụng, tăng lợi nhuận kinh doanh.

Một phần của tài liệu hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ sản xuất kinh doanh thủy sản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi nhánh huyện vạn ninh (Trang 55 - 61)