Chủ trương, chính sách của Nhà nước về khuyến khích vay vốn đối với kinh tế

Một phần của tài liệu hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ sản xuất kinh doanh thủy sản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi nhánh huyện vạn ninh (Trang 31 - 35)

kinh tế hộ nông nghiệp nông thôn:

Sau hơn 20 năm đổi mới Đảng và chính phủ luôn không ngừng quan tâm đến sự phát triển kinh tế - xã hội của nông nghiệp nông thôn và đã đưa ra một hệ thống chính sách tín dụng tạo nguồn lực, tạo điều kiện cho nông nghiệp, nông thôn phát triển.

Trước đổi mới, lĩnh vực tài chính Việt Nam hoàn toàn do nhà nước độc quyền với các đặc trưng chính là trợ cấp lan tràn, lãi suất thực âm và cơ cấu lãi suất nghịch đảo (tức là lãi suất tiền gửi cao hơn lãi suất cho vay). Trước năm 1988 Việt Nam chỉ có hệ thống Ngân hàng một cấp với Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và hai tổ chức chuyên ngành là Ngân hàng Đầu tư & Phát triển và Ngân hàng Ngoại thương.

- Năm 1988, Việt nam bải bỏ hệ thống Ngân hàng một cấp và bắt đầu áp dụng hệ thống hai cấp, với NHNN đóng vai trò như một Ngân hàng Trung ương. Về cơ bản hiện nay, nước ta đang tồn tại ba hệ thống tín dụng đó là: Hệ thống tín dụng chính thức, bán chính thức và phi chính thức. Cả ba hệ thống đều có những ưu, nhược điểm riêng, tìm một sự kết hợp hài hoà giữa ba hệ thống để làm sao cho hoạt động tín dụng trên địa bàn nông thôn Việt Nam phát triển lành mạnh và có hiệu quả cao là mục tiêu của nhiều tổ chức chính phủ và phi chính phủ. Sau đây là một số chính sách của Đảng và Nhà nước ta về tín dụng nông nghiệp, nông thôn.

- Năm 1999 Thủ tướng chính phủ ban hành quyết định số 67/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về chính sách tín dụng đối với nông nghiệp, nông thôn. Đây là bước ngoặt có tính chất lịch sử vì đã khơi ra dòng chảy tín dụng đầu tiên về nông thôn. Gồm những nội dung sau:

+ Xác định đối tượng vay vốn, trong đó có cả cho vay phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn mà trong thời gian qua Ngân hàng NN Việt Nam đã cho vay thử nghiệm.

+ Xác định cơ chế bảo đảm tín dụng cho phép hộ nông dân vay vốn đến 10 triệu đồng không phải thế chấp, mà nộp kèm theo đơn xin vay, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cho phép HTX được áp dụng 3 biện pháp bảo đảm tiền vay: Thế chấp tài sản của HTX, dùng tài sản của ban quản lý đảm bảo cho HTX vay, dùng tài sản hình thành từ vốn vay để đảm bảo tiền vay.

+ Cho phép xử lý rủi ro bất khả kháng như lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh cho cả hai bên cho vay và đi vay.

+ Giao cho Ngân hàng NN Việt Nam và Ngân hàng TM Quốc doanh thực hiện chính sách tín dụng Ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

- Nghị định số 178/1999/NĐ – CP ngày 29 tháng 12 năm 1999 của Chính phủ có điều chỉnh như sau: hộ vay vốn dưới 10 triệu đồng không phải thế chấp là hộ sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp. Hộ nông dân chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nếu có nhu cầu vay vốn, thì cần có giấy xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn về diện tích đất sử dụng không có tranh chấp.

- Năm 2010 Chính phủ ban hành Nghị Định số 41/2010/NĐ-CP của chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Với Thông tư hướng dẫn từ Ngân hàng Nhà nước, giờ đây các hộ nông dân trong nước có thể vay Ngân hàng đến 50 triệu đồng mà không cần tài sản thế chấp. Còn các HTX, chủ trang trại có thể vay vốn tối đa lên đến 500 triệu đồng. Kênh tín dụng đối với khu vực nông thôn đã mở rộng hơn. Năm 2010 Agribank đã dành 10.000 tỷ đồng VN đầu tư cho vay phục vụ nông nghiệp, nông thôn. Hết quý I/2010 Agribank tiếp tục bổ sung 3.200 tỷ đồng VN đề đầu tư cho vay các nhu cầu thu mua lương thực, cá tra, cá Ba sa, cà phê xuất khẩu. Đồng thời hội đồng quản trị Agribank cũng đã phê duyệt đề án mở rộng và nâng cao hiệu quả đầu tư vốn cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến hết năm 2010 và định hướng đến 2020.

- Theo Nghị định 30a mới nhất của Thủ tuớng chính phủ đươc ban hành ngày 14/1/2010 là hộ nghèo ở 61 huyện nghèo được vay tối đa 5 triệu đồng không lãi suất. Các hộ nghèo này đựơc vay vốn ưu đãi tại Ngân hàng CSXH một lần tối đa 5 triệu

đồng/hộ, trong 2 năm, lãi suất 0% để mua giống gia súc, gia cầm, thuỷ sản, phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp.

- Chương trình tín dụng ưu đãi của chính phủ (CTTDƯĐ). Trong những năm qua, nhà nước ta đã thực hiện CTTDƯĐ bao gồm chương trình phủ xanh đồi trống đất trọc (Chương trình 327) chương trình giải quyết việc làm 120 và xoá đói giảm nghèo (XĐGN). Hiện nay đang thực hiện chương trình 5 triệu ha rừng. Các chương trình này cung cấp tín dụng cho nhân dân (nông dân) với sự ưu đãi về lãi suất, thủ tục vay đơn giản. Nguồn vốn từ chương trình này một phần từ ngân sách nhà nước, một phần từ khoản viện trợ nước ngoài hay các tổ chức phi chính phủ.

- Ngày 29/5/2013, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có văn bản số 3783/NHNN-TD đề nghị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng Phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long điều chỉnh giảm lãi suất cho vay phục vụ chăn nuôi, chế biến thịt lợn, gia cầm, cá tra và tôm.

Theo đó, văn bản nêu rõ, hiện nay mặt bằng lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam của các TCTD đối với 05 lĩnh vực ưu tiên (trong đó có lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn) đã giảm và tối đa ở mức 10%/năm (theo chỉ đạo của NHNN tại Thông tư số 10/2013/TT-NHNN ngày 10/5/2013).

Để chính sách đối với chăn nuôi và thủy sản phát huy được hiệu quả tích cực và phù hợp với diễn biến lãi suất trên thị trường hiện nay, NHNN đề nghị 05 NHTM nhà nước nêu trên:

Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả chính sách cho vay phục vụ chăn nuôi, chế biến thịt lợn, gia cầm, cá tra và tôm theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và NHNN;

Thực hiện cho vay đối với các đối tượng được hưởng chính sách theo công văn số 1149/TTg-KTN ngày 08/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ với lãi suất tối đa 10%/năm theo đúng quy định tại Thông tư số 10/2013/TT-NHNN ngày 10/5/2013 của NHNN;

Xem xét, điều chỉnh giảm lãi suất đối với các khoản cho vay trong lĩnh vực chăn nuôi, chế biến thịt lợn, gia cầm, cá tra và tôm được giải ngân trước ngày 13/5/2013 và còn trong hạn về mức tối đa 10%/năm./.

Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 về chính sách nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp. Theo đó, các tổ chức, cá nhân vay vốn tại 5 NHTM Nhà nước

để mua sắm các loại máy, thiết bị dò cá, thu, thả lưới câu, thông tin liên lạc, hầm cấp đông, tủ bảo quản sản phẩm có gắn thiết bị lạnh, sản xuất nước đá… tàu dịch vụ hậu cần phục vụ đánh bắt xa bờ được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất trong 2 năm đầu, 50% lãi suất từ năm thứ 3 trở đi…

Ngày 7/7/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Ban hành Nghị định 67/2014/NĐ- CP về một số chính sách phát triển thủy sản, trong đó quy định chính sách về đầu tư, tín dụng, bảo hiểm; chính sách ưu đãi thuế và một số chính sách khác áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động thủy sản; tổ chức, cá nhân (gọi là chủ tàu) đặt hàng đóng mới tàu, nâng cấp tàu phục vụ hoạt động khai thác thủy sản; tổ chức, cá nhân thực hiện dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động thủy sản. Theo Nghị định này, chủ tàu đóng mới hay nâng cấp tàu được vay ngân hàng tối đa 95% tổng giá trị đầu tư đóng mới, nâng cấp, thời hạn vay tới 11 năm, và lãi suất chủ tàu phải trả thấp nhất là 1%/năm và cao nhất chỉ là 3%/năm. Về Chính sách tín dụng, Nghị định nhấn mạnh, với đóng mới tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ (có tổng công suất máy chính 400CV trở lên), bao gồm cả máy móc, trang thiết bị hàng hải; máy móc thiết bị bảo quản hải sản; bảo quản hàng hóa; bốc xếp hàng hóa, nếu là đóng mới tàu vỏ thép: Chủ tàu được vay vốn ngân hàng thương mại tối đa 95% tổng giá trị đầu tư đóng mới với lãi suất 7%/năm, trong đó chủ tàu trả 1%/năm, ngân sách Nhà nước cấp bù 6%/năm. Đối với đóng mới tàu vỏ gỗ, chủ tàu được vay tối đa 70% tổng giá trị đầu tư đóng mới, với lãi suất 7%/năm, trong đó chủ tàu trả 3%/năm, ngân sách Nhà nước cấp bù 4%/năm. Với đóng mới tàu hải sản xa bờ (công suất 400CV trở lên), bao gồm máy móc, trang thiết bị hàng hải; thiết bị phục vụ khai thác; ngư lưới cụ; trang thiết bị bảo quản hải sản, nếu là đóng mới tàu vỏ thép (công suất từ 400CV đến dưới 800CV), chủ tàu được vay tối đa 90% tổng giá trị đầu tư đóng mới với lãi suất 7%/năm, trong đó chủ tàu trả 2%/năm, ngân sách Nhà nước cấp bù 5%/năm. Nếu ngư dân đóng mới tàu vỏ thép (công suất từ 800CV trở lên) sẽ được vay tối đa 95% tổng giá trị đầu tư đóng mới tàu với lãi suất 7%/năm, trong đó chủ tàu trả 1%/năm, ngân sách Nhà nước cấp bù 6%/năm. Đóng mới tàu vỏ gỗ được vay tối đa 70% tổng giá trị đầu tư đóng mới với lãi suất 7%/năm, trong đó chủ tàu trả 3%/năm, ngân sách Nhà nước cấp bù 4%/năm. Còn ngư dân đóng mới tàu vỏ gỗ đồng thời gia cố bọc vỏ thép, bọc vỏ vật liệu mới, chủ tàu được vay tối đa 70% tổng giá trị đầu tư đóng mới với lãi suất 7%/năm, trong đó chủ tàu trả 3%/năm, ngân sách Nhà nước cấp bù 4%/năm. Đối với

ngư dân nâng cấp tàu vỏ gỗ (công suất dưới 400CV thành tàu có công suất từ 400CV trở lên), chủ tàu được vay tối đa 70% giá trị nâng cấp tàu với lãi suất 7%/năm, trong đó chủ tàu trả 3%/năm, ngân sách Nhà nước cấp bù 4%/năm. Theo Nghị định, thời hạn cho vay sẽ kéo dài trong 11 năm, trong đó năm đầu tiên chủ tàu được miễn lãi và chưa phải trả nợ gốc. Chủ tàu được thế chấp giá trị tài sản hình thành từ vốn vay làm tài sản để đảm bảo khoản vay. Lãi suất được duy trì ổn định 7%/năm. Trong trường hợp chủ tàu gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng, tùy từng trường hợp, chủ tàu được ngân hàng cơ cấu lại thời hạn trả nợ và được xử lý theo hợp đồng bảo hiểm. Ngoài ra, các chủ tàu khai thác hải sản và cung cấp dịch vụ hậu cần khai thác hải sản đang hoạt động nghề cá có hiệu quả, có khả năng tài chính, có phương án sản xuất kinh doanh cụ thể sẽ được vay tối đa 70% giá trị cung cấp dịch vụ hậu cần đối với tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản, tối đa 70% chi phí cho một chuyến đi biển đối với tàu khai thác hải sản, với lãi suất 7%/năm.

Một phần của tài liệu hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ sản xuất kinh doanh thủy sản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi nhánh huyện vạn ninh (Trang 31 - 35)