Kết luận về mô hình đo lường mức độ thỏa mãn công việc của CBCNV tại công

Một phần của tài liệu đo lường mức độ thỏa mãn công việc của cbcnv tại công ty điện lực kiên giang (Trang 99 - 101)

6. Cấu trúc của luận văn

4.8. Kết luận về mô hình đo lường mức độ thỏa mãn công việc của CBCNV tại công

ty điện lực Kiên Giang

Sau khi phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và kiểm định mô hình đo lường (phân tích hồi quy tuyến tính bội ), kiểm định các giả thuyết, các thang đo đều đạt được độ tin cậy và giá trị cho phép, mô hình nghiên cứu được khẳng định lại như sau:

Mức độ thỏa mãn công việc của người lao động được cấu thành bởi bốn thành phần đó là: Phương tiện làm việc, tính chất công việc và tiền lương phúc lợi, đào tạo thăng tiến, hiệu quả công việc. Trong đó thành phần “ tính chất công việc và tiền lương phúc lợi có vai trò quan trọng nhất tác động lên sự thỏa mãn của người lao động. Mức độ tác động lên sự thỏa mãn công việc của người lao động được thể hiện trong sơ đồ:

0.160 0.409

0.174 0.129

Hình 4.5. Kết quả nghiên cứu

Sự thỏa mãn công việc Phương tiện làm việc (3.9781) Tính chất công việc & tiền lương phúc lợi (3.6874)

Đào tạo thăng tiến (3.6901) Hiệu quả công

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

 KẾT LUẬN

1. Tóm tắt nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu đã đưa ra định nghĩa của một số tác giả về sự thỏa mãn trong công việc của người lao động như định nghĩa của: Spector (1997), Kreitner và Kinicki (2007), Vroom (1964), Locke (1976) và Weiss (1967).

Từ những nghiên cứu đã tham khảo và so sánh các mô hình nghiên cứu về sự thỏa mãn trong công việc, từ đó tác giả đã đưa ra mô hình nghiên cứu những yếu tố tác động đến sự thỏa mãn trong công việc của người lao động tại công ty điện lực Kiên Giang.

Mô hình xây dựng gồm 7 yếu tố: tính chất công việc, tiền lương và phúc lợi, đánh giá hiệu quả công việc, cơ hội đào tạo và thăng tiến, chính sách và quy trình làm việc, phương tiện làm việc và an toàn lao động, quan hệ nơi làm việc. Từ 7 yếu tố trên nghiên cứu đưa ra các giả thuyết cho mô hình.

Nghiên cứu được tiến hành qua hai bước:

+ Nghiên cứu định tính: được sử dụng trong giai đoạn nghiên cứu khám phá: Nghiên cứu các tài liệu thứ cấp và thảo luận lấy ý kiến chuyên gia, người lao động để điều chỉnh, bổ sung các biến quan sát, xây dựng thang đo sơ bộ về sự thỏa mãn của người lao động đối với tổ chức được thực hiện qua thảo luận nhóm với các nội dung chuẩn bị trước.

+ Nghiên cứu định lượng: được sử dụng để kiểm định thang đo và đo lường mức độ thỏa mãn công việc của người lao động đối với tổ chức. Khảo sát được thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp một số (theo mẫu chọn n = 300) người lao động đang làm việc tại công ty điện lực Kiên Giang qua bảng câu hỏi chi tiết. Dữ liệu thu thập được xử lý bởi phần mềm SPSS 16.0. Đánh giá độ tin cậy thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Phân tích nhân tố sẽ được sử dụng để kiểm định sự hội tụ của các biến thành phần. Kiểm định mô hình giả thuyết, phân tích hồi quy. Thống kê mô tả mức độ thỏa mãn của người lao động tại công ty điện lực Kiên Giang, phân tích phương sai ANOVA, Independent Sample T-test để kiểm định giả thuyết có hay không sự khác nhau về sự thỏa mãn trong công việc theo các đặc điểm cá nhân.

Một phần của tài liệu đo lường mức độ thỏa mãn công việc của cbcnv tại công ty điện lực kiên giang (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)