6. Cấu trúc của luận văn
3.1.2. Nghiên cứu định lượng
Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng để kiểm định thang đo và đo lường mức độ thỏa mãn của người lao động đối với doanh nghiệp. Đây là giai đoạn nghiên cứu chính thức được thực hiện thông qua khảo sát một số người lao động trong công ty Điện lực Kiên giang qua phiếu khảo sát. Dữ liệu thu thập được xử lý bởi phần
mềm SPSS 16.0. Dữ liệu sau khi được mã hóa và làm sạch sẽ tiến hành thông qua các bước sau:
- Đánh giá độ tin cậy thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Cronbach’s Alpha từ 0.8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0.7 đến 0.8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Vì vậy đối với nghiên cứu này thì Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên là chấp nhận được.
- Phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm nhận diện các nhân tố giải thích cho biến thành phần. Các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 được coi là biến rác và sẽ bị loại khỏi thang đo. Tiêu chuẩn phương sai trích (Variance explained criteria): Tổng phương sai trích phải lớn hơn 50%. Nghiên cứu này sẽ sử dụng chỉ số Eigenvalue bằng 1, các biến có hệ số tương quan đơn giữa biến và các nhân tố nhỏ hơn 0.5 sẽ bị loại.
- Thống kê mô tả để xem xét mức độ thỏa mãn trong công việc của người lao động tại Công ty Điện lực Kiên giang.
- Phân tích hồi quy để dự đoán cường độ tác động của các yếu tố thỏa mãn công việc đến sự thỏa mãn chung của người lao động. Biến phụ thuộc là yếu tố “ mức độ thỏa mãn công việc” và biến độc lập là các yếu tố thỏa mãn được rút ra từ quá trình phân tích EFA và kiểm định với mức ý nghĩa 5%.
- Phân tích phương sai ANOVA, Independent Sample T-test để: Kiểm định giả thuyết.