6. Cấu trúc của luận văn
4.2. Mô tả dữ liệu và đánh giá thang đo
Thang đo được đánh giá độ tin cậy thông qua hai công cụ là hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố EFA. Hệ số Cronbach’s Alpha được sử
dụng để loại các biến rác, các biến này có hệ số tương quan biến tổng (Corrected item total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và thang đo được chọn khi hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên (Nguyễn Đình Thọ, 1995).
4.2.1. Thống kê mô tả
Nghiên cứu này sẽ mô tả mẫu cho các biến kiểm soát, đó là: Giới tính, tuổi đời, trình độ học vấn, nơi làm việc, thu nhập. Kết quả phân loại mẫu như sau.
Bảng 4.2. Kết quả thống kê các yếu tố nhân khẩu học
Đặc điểm Tần suất Phần trăm
(%) % hợp lệ % cộng dồn Nam 223 76.4 76.4 76.4 Nữ 69 23.6 23.6 100.0 Giới tính Tổng 292 100.0 100.0 Dưới 25 14 4.8 4.8 4.8 Từ 25 đến 34 209 71.6 71.6 76.4 Từ 35 đế 44 64 21.9 21.9 98.3 Từ 45 trở lên 5 1.7 1.7 100.0 Tuổi đời Tổng 292 100.0 100.0 Công nhân kỹ thuật 112 38.4 38.4 38.4 Trung cấp 89 30.5 30.5 68.8 Cao đẳng 20 6.8 6.8 75.7 Đại học trở lên 71 24.3 24.3 100.0 Trình độ Tổng 292 100.0 100.0
Nơi làm việc Bộ phận văn
Đội QLVH 126 43.2 43.2 97.6 Khác 7 2.4 2.4 100.0 Tổng 292 100.0 100.0 Dưới 2 triệu 6 2.1 2.1 2.1 Từ 2 triệu đến 4 triệu 234 80.1 80.1 82.2 Từ 5 triệu đến 9 triệu 51 17.5 17.5 99.7 Trên 9 triệu 1 0.3 0.3 100.0 Thu nhập Tổng 292 100.0 100.0 Giới tính
Qua kết quả trên ta thấy có sự chênh lệch giữa người lao động nam và nữ, số lượng người lao động nam trong mẫu điều tra gấp hơn ba lần số người lao động nữ, cụ thể có 223 lao động nam chiếm tỷ lệ 76.4 % và 69 lao động nữ chiếm tỷ lệ 23.6 %. Vì tác giả chọn phương pháp lấy mẫu thuận tiện nên số liệu này phù hợp với thực tế vì đặc thù ngành điện nên đa phần là nam giới.
Tuổi đời
Qua bảng thống kê trên ta thấy người lao động có độ tuổi từ 25 đến 34 có số lượng cao nhất, trong 292 người được hỏi thì có đến 209 người trong độ tuổi này chiếm tỷ lệ 71.6 %. Nhóm tuổi có số lượng người lao động lớn thứ hai là từ 35 đến 44 có 64 người chiếm tỷ lệ 21.9 %. Nhóm người lao động dưới 25 tuổi có 14 người chiếm tỷ lệ 4.8 %, còn lại là nhóm tuổi từ 45 trở lên là thấp nhất chỉ có 5 người chiếm tỷ lệ 1.7 %. Số liệu này phù hợp với thực tế công ty.
Trình độ
Người lao động trong mẫu nghiên cứu chủ yếu có trình độ công nhân kỹ thuật, vì công ty điện lực Kiên Giang có nhiêm vụ phân phối điện, quản lý và vận hành lưới điện nên đòi hỏi một lượng công nhân kỹ thuật rất lớn mới đáp ứng được. Cụ thể, trong tổng số 292 người lao động được hỏi thì có đến 112 người công nhân kỹ thuật chiếm tỷ lệ 38.4 %. Nhóm người lao động có trình độ trung cấp có 89 người chiếm 30.5 %. Nhón người lao động có trình độ đại học có 71 người chiếm tỷ lệ 24.3 %. Cuối
cùng là nhóm người lao động có trình độ học vấn cao đẳng là 20 người chiếm tỷ lệ 6.8 %.
Nơi làm việc
Ngoài lực lượng cán bộ công nhân kỹ thuật tham gia công tác quản lý vận hành lưới điện. Công ty điện lực Kiên Giang còn có một đội ngũ cán bộ kỹ thuật làm trong văn phòng gồm những người có trình độ trung cấp, cao đẳng, kỹ sư tham gia quản lý vận hành lưới điện, cụ thể có 159 người làm ở bộ phận văn phòng chiếm tỷ lệ 54.5 %. Làm việc ở đội QLVH có 126 người chiếm tỷ lệ 43.2 %, còn lại đó là làm những công việc khác như: lái xe, tạp vụ…với 7 người chiếm tỷ lệ 2.4 %.
Thu nhập
Với đa phần là lực lượng lao động trẻ, có tuổi đời từ 25 đến 34 không có thâm niên công tác nên thu nhập thấp cụ thể: Nhóm thu nhập từ 2 triệu đến 4 triệu có đến 234 người chiếm tỷ lệ 80.1 %. Nhóm người có thời gian công tác lâu hơn, có thu nhập từ 5 triệu đến 9 triệu là 51 người chiếm tỷ lệ 17.5 %. Nhóm người lao động có thu nhập dưới 2 triệu là những người làm không đúng chuyên môn có 6 người chiếm tỷ lệ 2.1 % cuối cùng là nhóm người lao động có thu nhập trên 9 triệu có 1 người chiếm tỷ lệ 0.3 %.
4.2.2. Phân tích độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha
Thang đo được đánh giá độ tin cậy thông qua hai công cụ cụ thể là hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố EFA. Hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng để loại biến “rác”, các biến này có hệ số tương quan biến tổng (Corrected item total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và thang đo sẽ được chọn khi hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên (Nguyễn Đình Thọ, 1995).
Cronbach’s Apha của các thành phần đo lường mức độ thỏa mãn công việc của người lao động tại công ty điện lực Kiên Giang.
4.2.2.1. Phân tích độ tin cậy thang đo tính chất công việc
Bảng 4.3. Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo tính chất công việc
Mục hỏi
Trung bình thang đo nếu loại
biến
Phương sai thang đo nếu loại
biến
Tương quan biến tổng
Cronbach's Alpha nếu loại
biến TCCV1 14.92 9.640 .698 .888 TCCV2 14.97 8.783 .828 .859 TCCV3 14.86 8.991 .798 .866 TCCV4 14.91 9.213 .768 .873 TCCV5 14.85 10.005 .658 .896 Cronbach’s Alpha =0.899
Kết quả về đo lường hệ số tin cậy bằng Cronbach’s Alpha tính chất công việc được trình bày trong bảng 4.3.
Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo tính chất công việc là 0.899 (> 0.6) các hệ số tương quan biến tổng dao động từ 0.658 đến 0.828 (> 0.3), các hệ số này đều thỏa mãn yêu cầu và có hệ số tương đối cao. Do đó, tất cả các biến quan sát này sẽ được tiếp tục đưa vào phân tích EFA ở phần sau.
4.2.2.2. Phân tích độ tin cậy thang đo tiền lương và phúc lợi
Bảng 4.4. Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo tiền lương và phúc lợi
Mục hỏi
Trung bình thang đo nếu loại
biến
Phương sai thang đo nếu loại
biến
Tương quan biến tổng
Cronbach's Alpha nếu loại
biến
TLPL1 7.34 2.328 .685 .690
TLPL2 7.29 2.309 .769 .600
TLPL3 7.18 2.912 .508 .865
Cronbach’s Alpha =0.802
Kết quả về đo lường hệ số tin cậy bằng Cronbach’s Alpha tiền lương và phúc lợi được trình bày trong bảng 4.4.
Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo tiền lương và phúc lợi là 0.802 (> 0.6) các hệ số tương quan biến tổng dao động từ 0.508 đến 0.769 (> 0.3). Thang đo tiền lương và phúc lợi có hệ số Cronbach’s Alpha khá cao và các hệ số tương quan
biến tổng đều lớn hơn 0.3 nên tất cả các biến đều được giữ lại để đưa vào phân tích nhân tố, vì chúng đảm bảo độ tin cậy của thang đo.
4.2.2.3. Phân tích độ tin cậy thang đo đánh giá hiệu quả công việc
Bảng 4.5. Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo đánh giá hiệu quả công việc
Mục hỏi
Trung bình thang đo nếu loại
biến
Phương sai thang đo nếu loại
biến
Tương quan biến tổng
Cronbach's Alpha nếu loại
biến HQCV1 18.48 11.054 .675 .839 HQCV2 18.43 11.187 .680 .839 HQCV3 18.51 11.453 .610 .851 HQCV4 18.36 11.235 .645 .845 HQCV5 18.44 10.632 .709 .833 HQCV6 18.36 11.434 .640 .846 Cronbach’s Alpha =0.865
Kết quả về đo lường hệ số tin cậy bằng Cronbach’s Alpha đánh giá hiệu quả công việc được trình bày trong bảng 4.5.
Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo đánh giá hiệu quả công việc là 0.865 (> 0.6), các hệ số tương quan biến tổng dao động từ 0.610 đến 0.709 (> 0.3). Thang đo đánh giá hiệu quả công việc có Cronbach’s Alpha cao đồng thời hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3, nên tất cả các biến đều được giữ lại để đưa vào phân tích nhân tố.
4.2.2.4. Phân tích độ tin cậy thang đo cơ hội đào tạo và thăng tiến
Bảng 4.6. Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo cơ hội đào tạo và thăng tiến
Mục hỏi
Trung bình thang đo nếu loại
biến
Phương sai thang đo nếu loại
biến
Tương quan biến tổng
Cronbach's Alpha nếu loại
biến DTTT1 11.12 5.480 .685 .813 DTTT2 10.97 5.954 .688 .811 DTTT3 11.10 5.324 .754 .781 DTTT4 11.10 6.046 .638 .831 Cronbach’s Alpha =0.850
Kết quả về đo lường hệ số tin cậy bằng Cronbach’s Alpha cơ hội đào tạo và thăng tiến được trình bày trong bảng 4.6.
Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo cơ hội đào tạo và thăng tiến là 0.850 (> 0.6), các hệ số tương quan biến tổng dao động từ 0.638 đến 0.754 (> 0.3). Thang đo cơ hội đào tạo và thăng tiến có Cronbach’s Alpha cao đồng thời hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3, nên tất cả các biến đều được giữ lại để đưa vào phân tích nhân tố vì đảm bảo độ tin cậy của thang đo.
4.2.2.5. Phân tích độ tin cậy thang đo chính sách và quy trình làm việc
Bảng 4.7. Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo chính sách và quy trình làm việc
Mục hỏi
Trung bình thang đo nếu loại
biến
Phương sai thang đo nếu loại
biến
Tương quan biến tổng
Cronbach's Alpha nếu loại
biến CSQT1 10.51 4.031 .571 .620 CSQT2 10.47 4.037 .633 .583 CSQT3 10.56 4.577 .454 .691 CSQT4 10.14 4.815 .389 .726 Cronbach’s Alpha =0.721
Kết quả về đo lường hệ số tin cậy bằng Cronbach’s Alpha chính sách và quy trình làm việc được trình bày trong bảng 4.7.
Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo chính sách và quy trình làm việc là 0.721 (> 0.6), các hệ số tương quan biến tổng dao động từ 0.389 đến 0.633 (> 0.3). Thang đo chính sách và quy trình làm việc có Cronbach’s Alpha thỏa mãn điều kiện vì lớn hơn 0.6, đồng thời hệ số tương quan biến tổng cũng được chấp nhận vì lớn hơn 0.3. Tuy nhiên, hệ số tương quan biến tổng của “CSQT3” và “CSQT4” còn thấp. Vì vậy ta sẽ kiểm tra lại việc loại bỏ biến này có phù hợp không ở phần phân tích nhân tố.
4.2.2.6. Phân tích độ tin cậy thang đo phương tiện làm việc và an toàn lao động
Bảng 4.8. Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo phương tiện làm việc và an toàn lao động.
Mục hỏi
Trung bình thang đo nếu loại
biến
Phương sai thang đo nếu loại
biến
Tương quan biến tổng
Cronbach's Alpha nếu loại
biến PTLV1 19.86 13.704 .744 .888 PTLV2 19.95 13.616 .703 .894 PTLV3 19.88 13.384 .803 .880 PTLV4 19.90 13.024 .801 .879 PTLV5 19.77 13.119 .769 .884 PTLV6 19.89 14.139 .625 .905 Cronbach’s Alpha =0.906
Kết quả về đo lường hệ số tin cậy bằng Cronbach’s Alpha phương tiện làm việc và an toàn lao động được trình bày trong bảng 4.8.
Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo phương tiện làm việc và an toàn lao động là 0.906 (> 0.6), các hệ số tương quan biến tổng dao động từ 0.625 đến 0.803 (> 0.3). Thang đo phương tiện làm việc và an toàn lao động có Cronbach’s Alpha cao nhất đạt 0.906, các hệ số tương quan biến tổng cũng khá cao nên tất cả các biến đều được giữ lại vì chúng đảm bảo độ tin cậy của thang đo.
4.2.2.7. Phân tích độ tin cậy thang đo quan hệ nơi làm việc
Bảng 4.9. Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo quan hệ nơi làm việc.
Mục hỏi
Trung bình thang đo nếu loại
biến
Phương sai thang đo nếu loại
biến
Tương quan biến tổng
Cronbach's Alpha nếu loại
biến QHLV1 8.32 8.171 .677 .810 QHLV2 8.10 8.640 .590 .845 QHLV3 8.26 7.774 .739 .783 QHLV4 8.33 7.417 .740 .783 Cronbach’s Alpha =0.848
Kết quả về đo lường hệ số tin cậy bằng Cronbach’s Alpha quan hệ nơi làm việc được trình bày trong bảng 4.9.
Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo quan hệ nơi làm việc là 0.848 (> 0.6), các hệ số tương quan biến tổng dao động từ 0.590 đến 0.740 (> 0.3). Các biến trong thang đo có Cronbach’s Alpha tương đối cao, các hệ số tương quan biến tổng cũng cũng thỏa điều kiện nên tất cả các biến đều được giữ lại vì chúng đảm bảo độ tin cậy của thang đo.
4.2.2.8. Phân tích độ tin cậy thang đo thỏa mãn chung của người lao động đối với tổ chức
Bảng 4.10. Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo thỏa mãn chung của người lao động đối với tổ chức.
Mục hỏi
Trung bình thang đo nếu loại
biến
Phương sai thang đo nếu loại
biến
Tương quan biến tổng
Cronbach's Alpha nếu loại
biến CHUNG1 11.37 5.952 .776 .864 CHUNG2 11.47 5.934 .785 .861 CHUNG3 11.28 6.160 .820 .850 CHUNG4 11.39 6.245 .706 .890 Cronbach’s Alpha =0.896
Kết quả về đo lường hệ số tin cậy bằng Cronbach’s Alpha thỏa mãn chung của người lao động đối với tổ chức được trình bày trong bảng 4.10.
Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo quan hệ nơi làm việc là 0.896 (> 0.6), các hệ số tương quan biến tổng dao động từ 0.706 đến 0.820 (> 0.3). Thang đo có Cronbach’s Alpha cao và tương đối đồng đều ở các biến, các hệ số tương quan biến tổng cũng khá cao nên tất cả các biến đều được giữ lại vì chúng đảm bảo độ tin cậy của thang đo.