Phân tích nhân tố EFA

Một phần của tài liệu đo lường mức độ thỏa mãn công việc của cbcnv tại công ty điện lực kiên giang (Trang 72 - 76)

6. Cấu trúc của luận văn

4.3.Phân tích nhân tố EFA

Sau khi phân tích Cronbach’s Alpha, hệ số tin cậy của các nhóm biến đạt khá cao và đều lớn hơn 0.6, các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3. Vì vậy tất cả các biến đều được chấp nhận. Do đó, 32 biến được đưa vào phân tích nhân tố. Các biến có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0.4 sẽ bị loại.

Phương pháp tính hệ số sử dụng Principal Components với phép quay Varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố Eigenvalue lớn hơn 1.

Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích phải bằng hoặc lớn hơn 50%. Quá trình phân tích nhân tố để loại các biến trong nghiên cứu này được thực hiện như sau: 32 thành phần được đưa vào phân tích nhân tố, có 6 nhân tố được tạo ra. Tổng phương sai trích bằng 66.896% cho biết 6 nhân tố này giải thích được 66.896% biến thiên của dữ liệu.

Hệ số KMO = 0.932 (> 0.5) do đó đã đạt được yêu cầu. Tuy nhiên có 3 nhân tố có hệ số truyền tải nhỏ hơn 0.5 là “HQCV3”, “TLPL3” và “PTLV6”. Ta lần lượt loại bỏ các nhân tố theo thứ tự về tầm quan trọng. Kết quả cho ra 6 nhân tố với khả năng giải thích 68.501% và được trình bày trong bảng sau:

Bảng 4.11. Kết quả EFA của mô hình

Nhân tố 1 2 3 4 5 6 QHLV1 .813 QHLV2 .750 QHLV3 .864 QHLV4 .860 CSQT1 .798 CSQT2 .752 CSQT3 .619 CSQT4 .517 HQCV1 .505 HQCV2 .547 HQCV4 .621 HQCV5 .818 HQCV6 .678 DTTT1 .637 DTTT2 .567 DTTT3 .761 DTTT4 .635 TLPL1 .622 TLPL2 .754

PTLV1 .683 PTLV2 .707 PTLV3 .786 PTLV4 .761 PTLV5 .753 TCCV1 .724 TCCV2 .721 TCCV3 .680 TCCV4 .609 TCCV5 .620

 Đặt tên nhân tố: Việc đặt tên các nhân tố được thực hiện trên cơ sở nhận ra các biến quan sát có hệ số truyền tải (loading factor) lớn nằm trong cùng một nhân tố. Như vậy nhân tố này có thể giải thích bằng các biến có hệ số lớn nằm trong nó.

Ta có ma trận nhân tố sau khi xoay (Bảng 4.11).

X1 = Phương tiện làm việc = Mean( PTLV1, PTLV2, PTLV3, PTLV4, PTLV5) X2 = Tính chất công việc và tiền lương phúc lợi = Mean(TCCV1, TCCV2,

TCCV3, TCCV4, TCCV5, TLPL1, TLPL2)

X3 = Đào tạo thăng tiến = Mean(DTTT1, DTTT2, DTTT3, DTTT4) X4 = Quan hệ làm việc = Mean(QHLV1, QHLV2, QHLV3, QHLV4)

X5 = Hiệu quả công việc = Mean(HQCV1, HQCV2, HQCV4, HQCV5, HQCV6) X6 = Chính sách và quy trình làm việc = Mean(CSQT1, CSQT2, CSQT3,

CSQT4)

T = Thỏa mãn chung = Mean(CHUNG1, CHUNG2, CHUNG3, CHUNG4)

Như vậy, sau phần phân tích nhân tố này, ta chọn ra được 6 nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc đó là sự thỏa mãn đối với “Phương tiện làm việc và an toàn lao động”, “Tính chất công việc và tiền lương phúc lợi”, “đào tạo thăng tiến”, “Quan hệ làm việc”, “Hiệu quả công việc”, “Chính sách và quy trình làm việc” để đưa vào phân tích hồi quy.

 Mô hình nghiên cứu điều chỉnh sau khi phân tích nhân tố EFA

Hình 4.1. Mô hình nghiên cứu điều chỉnh  Các giả thuyết cho mô hình điều chỉnh:

H1: Nếu phương tiện làm việc và an toàn lao động được trang bị đầy đủ và an toàn thì người lao động càng thỏa mãn với công việc.

H2: Nếu tính chất công việc và tiền lương phúc lợi càng tốt thì người lao động sẽ càng thỏa mãn với công việc.

H3: Nếu chính sách đào tạo và thăng tiến càng tốt thì người lao động sẽ càng thỏa mãn với công việc.

H4: Nếu mối quan hệ giữa lãnh đạo với nhân viên và các nhân viên với nhau tốt thì người lao động sẽ càng thỏa mãn với công việc.

Phương tiện làm việc và an toàn lao động

Tính chất công việc và tiền lương phúc lợi

Đào tạo và thăng tiến

Quan hệ nơi làm việc

Hiệu quả công việc

Chính sách và quy trình làm việc

SỰ THỎA MÃN TRONG

H5: Nếu công ty đánh giá đúng hiệu quả công việc mà người lao động bỏ ra thì người lao động sẽ càng thỏa mãn với công việc.

H6: Nếu chính sách và quy trình làm việc thực hiện càng tốt thì người lao động càng thỏa mãn với công việc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu đo lường mức độ thỏa mãn công việc của cbcnv tại công ty điện lực kiên giang (Trang 72 - 76)