Khái quát đặc điểm tự nhiên.

Một phần của tài liệu VIỆC làm THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN bền VỮNG ở HUYỆN KINH môn TỈNH hải DƯƠNG HIỆN NAY (Trang 36 - 44)

Kinh Môn là một huyện của tỉnh Hải Dương, giáp với Hải Phòng và Quảng Ninh, một huyện tương đối đặc biệt so với các huyện khác của tỉnh vốn được mệnh danh là tỉnh nông nghiệp. Một dãy núi đất trong hệ thống núi vòng cung Đông Triều làm xương sống của cả huyện. Về núi non, Kinh Môn cảnh trí tương đối giống Chí Linh, nhưng Kinh Môn còn đặc biệt là có những núi đá xanh rải rác, sông bao bọc, cánh đồng rộng lớn.

+ Vị trí địa lý

Huyện Kinh Môn nằm ở phần lãnh thổ phía đông của tỉnh Hải Dương, phía bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía đông giáp thành phố Hải Phòng, phía tây nam giáp huyện Kim Thành, phía tây bắc giáp huyện Nam Sách và Chí Linh của Tỉnh Hải Dương. Huyện nằm kề bên 2 tuyến đường quốc lộ 5A và 18 là 2 tuyến giao thông quan trọng của quốc gia và vùng trọng điểm kinh tế phía bắc. Huyện được bao bọc và chia cắt bởi 4 sông lớn (sông Kinh Môn, sông Kinh thầy, sông Đá vách, sông Hàn mấu).Vị trí địa lý của huyện khá thuận lợi cách Hà nội khoảng 80 km, nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm phía bắc, lại nằm kế bên 2 trung tâm kinh tế lớn là Quảng Ninh và Hải Phòng, giao thông thuỷ bộ tương đối thuận lợi nên có điều kiện giao lưu kinh tế với bên ngoài và đón nhận các cơ hội đầu tư.

+ Địa hình: Huyện có địa hình đồi núi xen kẽ đồng bằng, nhiều sông ngòi chia cắt nên nơi cao, nơi thấp. Hiện còn khoảng 300 ha đất canh tác ven đồi thuộc địa hình cao và 700 ha đất ruộng trũng thường bị ngập úng vào mùa mưa.

Địa hình như vậy cho phép huyện phát triển một nền kinh tế nông nghiệp hàng hoá đa dạng, toàn diện.

+ Khí hậu - thuỷ văn: Kinh Môn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm. Hàng năm được chia làm 4 mùa rõ rệt. Nhiệt độ trung bình hàng năm 23oc, thuận lợi cho cây trong sinh trưởng phát triển, lượng mưa trung bình hàng năm 1500 - 1700mm, phân bố không đều, tập trung vào khoảng tháng 6, 7, 8 dễ gây úng lụt, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và dân sinh, độ ẩm không khí trung bình cao từ 78 - 87% .Với khí hậu - thuỷ văn ôn hòa đã tạo cho Kinh Môn có tập đoàn cây trồng phong phú cả cây nhiệt đới, ôn đới thuận lợi cho phát triển hệ sinh thái động, thực vật cũng như các hoạt động sản xuất, dịch vụ và du lịch. Đặc biệt, điều kiện khí hậu vào mùa đông rất thuận lợi cho việc phát triển cây rau màu thực phẩm đặc biệt là hành, tỏi…

+ Các loại tài nguyên:

Kinh Môn là huyện miền núi với lịch sử phát triển lâu đời đã mang lại nhiều loại tài nguyên phong phú như tài nguyên đất, rừng, khoáng sản, tài

nguyên nhân văn…

Tài nguyên đất: Kinh Môn có diện tích tự nhiên 16.326,31 ha trong đó đất nông nghiệp 8900 ha (chiếm 55%) có 7300 ha đất trồng cây hàng năm còn lại là đất trồng cây ăn quả lâu năm và nuôi trồng thuỷ sản.

Tài nguyên nước: Huyện có 4 sông lớn chảy qua lên nguồn nước mặt phong phú đủ đáp ứng các nhu cầu của sản xuất và đời sống nhân dân. Đồng thời cũng là những tuyến giao thông thủy, tạo điều kiện cho việc giao lưu hàng hóa trong huyện cũng như trong tỉnh và với các tỉnh khác trong vùng. Nhưng bên cạnh đó một số nơi có nguồn nước ngầm bị nhiễm mặn, hàm lượng sắt cao không sử dụng được.

Tài nguyên rừng: Kinh Môn có 1812 ha rừng trồng trên các đồi núi đất trong đó có khoảng 300 ha ven các đồi trồng cây ăn quả (nhãn, vải, na) và hơn 15.000 ha rừng đặc dụng đã bắt đầu khép tán.

Tài nguyên khoáng sản: Huyện Kinh Môn với tiềm năng khoáng sản khá phong phú đặc biệt là vật liệu xây dựng là ưu thế lớn của huyện làm tiền cho để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng nhất là sản xuất vật liệu xây dựng (ví dụ như: Đá vôi Trữ lượng khoảng 300 - 400 triệu tấn trong đó khoảng 200 triệu tấn chất lượng tốt (hàm lượng caco3 đạt 90 - 97%) có thể khai thác làm xi măng, số còn lại làm vôi và đá xây dựng; Cao lanh trữ lượng khoảng 40.000 tấn, bô xít 20 vạn tấn. Đất sét và đá phiến sét trữ lượng hàng chục triệu tấn khai thác phục vụ cho sản xuất xi măng, ngoài ra còn hàng triệu m2 cát ở các dòng sông.

Tài nguyên nhân văn: Kinh Môn thuộc vùng núi đá vôi với nhiều hang động kỳ thú, nơi còn lưu lại di tích của người thời đại đồ đá mới, có nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử được xếp hạng quốc gia như đền An Phụ với đền thờ An Sinh Vương Trần Liễu (Thân phụ anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo) trên đỉnh và tượng đài người anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo ở chân núi, Động Kính Chủ, Động Hàm Long, Tâm Long, Đình Huề Trì, Đình Ngư Uyên, chùa Nhẫm Dương. Hàng năm thu hút hàng chục vạn du khách thập phương thăm viếng.

Với vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên của Kinh Môn rất thuận lợi cho phát triển kinh tế toàn diện, bền vững.

Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới tiếp tục gặp khó khăn, kinh tế trong nước phục hồi chậm; thời tiết, khí hậu diễn biến phức tạp ảnh hưởng bất lợi đến tình hình kinh tế- xã hội của huyện nhà. Trong bối cảnh đó, Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân trong huyện đã chủ động khắc phục khó khăn, thực hiện cơ bản đạt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Năm 2013 tổng giá trị sản xuất 3.343 tỷ đồng, đạt 100,3% kế hoạch, tăng 11,3% so với năm

2012; giá trị sản xuất nông-lâm-thuỷ sản 457 tỷ 700 triệu đồng, đạt 98,3% kế hoạch, tăng 1,2% so với năm 2012; giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng 2.247 tỷ đồng, đạt 100,8% kế hoạch, tăng 11,7% so với năm 2012; giá trị sản xuất dịch vụ 638 tỷ 300 triệu đồng, đạt 102% kế hoạch, tăng 18,6% so với năm 2012. Lĩnh vực văn hoá - xã hội chuyển biến tích cực, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn cơ bản ổn định, công tác quân sự, quốc phòng địa phương được tăng cường.

+ Nông nghiệp và nông thôn

Ở Kinh Môn hiện nay, nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính đóng góp vào phát triển kinh tế và ổn định đời sống nhân dân. Kinh tế nông nghiệp và nông thôn có bước chuyển biến khá mạnh nhờ chú trọng các biện pháp thâm canh, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, mùa vụ, tổ chức sản xuất theo mô hình kinh tế tiên tiến, hình thành các vùng sản xuất tập trung.

Tổng diện tích gieo trồng năm 2013 là 17.348 ha, đạt 100% kế hoạch, tăng 0,01% so với năm 2012. Trong đó: Diện tích lúa 12.437 ha, giảm 1,2%; năng suất cả năm 117,2 tạ/ha, giảm 3,3% so với năm 2012; sản lượng đạt 72.904 tấn. Diện tích cây hàng năm khác 4.911 ha, tăng 3,32% so với năm 2012 (vụ đông 3.945 ha, tăng 2,5% ). Giá trị sản phẩm/1ha đất canh tác đạt 158 triệu đồng.

Chăn nuôi tập trung tiếp tục phát triển thay thế dần hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ trong dân cư. Tổng đàn trâu 254 con, giảm 6,3%; đàn bò 1.785 con, giảm 6%. Đàn lợn 71.500 con, tăng 0,2%; đàn gia cầm 912.000 con, tăng 5,1%. Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng 12.719 tấn, tăng 6,1%. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản 573 ha, sản lượng 3.700 tấn, tăng 0,5%.

Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, Kinh Môn có nhiều ngành nghề truyền thống, có giá trị kinh tế văn hóa, có thể tạo ra những sản phẩm

mang thương hiệu đặc sản của vùng miền như: nghề trồng lúa nếp đặc sản nếp cái hoa vàng (Duy Tân, An Phụ, Phạm Mệnh), trạm khắc đá (Phạm Mệnh)…

Các loại hình dịch vụ nông nghiệp cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, làm đất, tưới tiêu, tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, phòng, trừ sâu, bệnh, dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.

Công tác quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm đê điều được quan tâm thường xuyên; hoàn thành việc tu bổ đê điều, bảo dưỡng các cống dưới đê và xử lý ẩn hoạ trong đê đúng tiến độ đáp ứng yêu cầu của công tác phòng chống lụt, bão. Làm tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng,.

Chương trình xây dựng nông thôn mới được tập trung chỉ đạo thực hiện. Tổng nguồn vốn triển khai xây dựng nông thôn mới năm 2013 đạt 215 tỷ đồng. Trong đó ngân sách tỉnh 8,7 tỷ, ngân sách huyện 6,6 tỷ, ngân sách xã 29,3 tỷ, vốn doanh nghiệp 49 tỷ, vốn dân đóng góp 25,8 tỷ đồng, các nguồn vốn khác 95,6 tỷ đồng. Đến nay có 02 xã đạt 13 đến 16 tiêu chí (Thượng Quận, Duy Tân); 09 xã đạt từ 10 đến 12 tiêu chí và 11 xã đạt từ 7 đến 9 tiêu chí. 100% các xã đã hoàn thành quy hoạch nông thôn mới, 10/22 xã đã hoàn thành đề án xây dựng nông thôn mới, đạt 45,5 %kế hoạch.

+ Công nghiệp, xây dựng:

Những năm gần đây, công nghiệp đã trở thành ngành sản xuất chính đóng góp lớn vào phát triển kinh tế của huyện. GDP ngành công nghiệp - xây dựng duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, bình quân giai đoạn 2011 - 2013 đạt 299 tỷ/năm trong đó tăng trưởng mạnh nhất là ngành sản xuất sản phẩm vật liệu xây dựng. Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu năm 2013 so với năm 2012: Đá xây dựng tăng 16,9%; Xi măng tăng 1,4%; Giấy các loại tăng 10,2%; Than coke tăng 6%; Thép xây dựng tăng 13,2%; Vôi giảm 23,9%; Gạch đất nung giảm 23,1%.

Đầu tư xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung tạo môi trường, địa điểm và hạ tầng cơ sở thuận lợi cho các doanh nghiệp công nghiệp đầu tư kinh doanh và phát triển

Hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch chung đô thị Kinh Môn, Đề án đề nghị công nhận thị trấn Kinh Môn mở rộng đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV và các thủ tục, hồ sơ cần thiết trình Bộ Xây dựng xem xét phê duyệt.

Phê duyệt quy hoạch chi tiết 13 công trình xây dựng; cấp 18 giấy phép xây dựng; Hoàn thành 04 dự án xây dựng chuyển tiếp gồm: Trụ sở làm việc HĐND-UBND huyện, Nhà hiệu bộ và các phòng chức năng Trường THCS Phạm Sư Mạnh, Dự án Khu liên hợp thể thao, Vùng nuôi trồng thủy sản tập trung xã Minh Hòa. Triển khai thực hiện 02 dự án mới gồm: nhà làm việc đoàn thể huyện và dự án cải tạo vỉa hè, bồn cây xanh tuyến đường từ cầu An Lưu 1 đến ngã ba Đèo Ngựa thị trấn Kinh Môn.

Cấp 843 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho 782 hộ gia đình, cá nhân với diện tích 32,36 ha. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 06 hộ kinh doanh cá thể thuê đất, diện tích 0,87 ha. Giao đất ở cho 117 hộ gia đình, cá nhân trúng đấu giá quyền sử dụng đất, diện tích 2,35 ha. Cho 13 hộ kinh doanh cá thể thuê đất với diện tích 3,02 ha. Cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, đấu giá quyền sử dụng đất xây dựng nhà ở tại 05 xã, thị trấn, diện tích 1,68 ha. Cho phép chuyển mục đích sử dụng đất kinh doanh sang đất ở đối với 08 hộ gia đình, diện tích 0,06 ha.

Phê duyệt và trình phê duyệt phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng 8 dự án, diện tích đất thu hồi 7,84 ha, số tiền 15,07 tỷ đồng. Đang tiến hành giải phóng mặt bằng 6 dự án, diện tích đất thu hồi 45,58 ha, số tiền bồi thường hỗ trợ khoảng 98,8 tỷ đồng.

Hệ thống giao thông của huyện phát triển khá đồng bộ với tuyến giao thông quan trọng của tỉnh nối từ Quốc lộ 5 tới Mạo Khê - Quảng Ninh đây là tuyến đường giao thông huyết mạch giúp huyện có điều kiện thuận lợi để trao đổi kinh tế giữa các tỉnh đặc biệt là Quảng Ninh và Hải Phòng, bên cạnh đó huyện còn đề ra kế hoạch xây dựng đường giao thông nông thôn, duy tu, bảo dưỡng thường xuyên 42 km đường huyện quản lý; Tổ chức giải tỏa vi phạm hành lang an toàn giao thông các tuyến đường tỉnh, huyện quản lý đảm bảo kế hoạch. Với hệ thống sông ngòi dày đặc tạo điều kiện để giao thông đường sông phát triển với 6 cảng nhỏ chủ yếu phục vụ vận chuyển bốc dỡ vật liệu xây dựng. Nhìn chung hệ thống giao thông của huyện khá phát triển, thuận lợi cho phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, đô thị hóa.

Hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện được đầu tư phát triển, đáp ứng khá cao yêu cầu của sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. Hiện nay, hệ thống thủy lợi đang dần được kiên cố hóa, nâng cao hiệu suất công trình. Các công trình cấp thoát nước được quan tâm đầu tư đáp ứng ngày một tốt hơn cho yêu cầu nước sạch sinh hoạt của nhân dân, hạn chế tình trạng thường xuyên bị úng ngập vào mùa mưa.

Hệ thống ngành điện được quan tâm đầu tư thỏa đáng, đáp ứng tốt yêu cầu vè điện năng cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, Hoạt động dịch vụ bưu chính viễn thông trên địa bàn phát triển nhanh, đi trước một bước tạo điều kiện cho các ngành phát triển. Đến nay, mạng lưới bưu chính, viễn thông của huyện đã đạt 100% số xã, thị trấn đảm bảo nhu cầu trao đổi thông tin thông suốt trong và ngoái nước.

+ Hoạt động dịch vụ:

Các ngành dịch vụ đã có bước phát triển và chuyển dịch khá tốt, đáp ứng nhu cầu sản xuất , kinh doanh, phục vụ đời sống nhân dân. Một số ngành có tốc độ tăng trưởng nhang như thương mại, đảm bảo lưu thông hàng hóa và vật tư cho sản xuất, ngành du lịch hoạt động kinh doanh ôn định và có doanh

thu cao hơn năm trước Công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực dịch vụ được tăng cường, các loại hình dịch vụ tiếp tục phát triển, trong đó: lĩnh vực thương nghiệp, khách sạn nhà hàng tăng 18,9%; vận tải kho bãi, thông tin liên lạc năm 2013 tăng 13,5% so với năm 2012.

Lao động hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ của huyện bao gồm tất cả các thành phần kinh tế, trong đó lao động qua đào tạo chếm tỷ lệ cao. Tuy vậy Kinh Môn chưa có được một đội ngũ doanh nhân giỏi về nghiệp vụ kinh tế thị trường, đáp ứng yêu cầu kinh doanh ngày càng cao hiện nay.

+ Tài chính, tín dụng, ngân hàng:

Tổng thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 402 tỷ 192 triệu đồng. Các khoản thu cân đối ngân sách ước 385 tỷ 881 triệu đồng, đạt 103% dự toán. Thu theo kế hoạch tỉnh giao ước 100 tỷ 232 triệu đồng, đạt 75% kế hoạch. Đáng chú ý, 02 khoản thu không đạt kế hoạch gồm: Tiền sử dụng đất đạt 53%, lệ phí trước bạ 94% đã ảnh hưởng trực tiếp đến cân đối chi thường xuyên của huyện.

Chi ngân sách địa phương ước 386 tỷ 325 triệu đồng, đạt 104% kế hoạch. Trong đó chi ngân sách huyện ước 293 tỷ 424 triệu đồng, đạt 108% KH; chi ngân sách xã, thị trấn ước 92 tỷ 901 triệu đồng, đạt 91% kế hoạch. Thu ngân sách qua kho bạc ước đạt 575 tỷ đồng, giảm 7% so với năm 2012. Chi ngân sách qua kho bạc ước đạt 834 tỷ đồng, tăng 2% so với năm 2012 (do tăng lương định kỳ). Tổng số vốn huy động của 03 ngân hàng: Công thương Nhị Chiểu, Nông nghiệp & PTNT và Chính sách xã hội là 2.434 tỷ đồng, đạt 101% kế hoạch, tăng 10,8% so với năm 2012. Dư nợ cho vay 3.445 tỷ đồng, đạt 100% KH, tăng 13,7%. Tổng nguồn vốn hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân 501 tỷ 881 triệu đồng, tăng 21% so với năm 2012. Trong đó: vốn huy động tại địa phương 414 tỷ 128 triệu đồng, tăng 17,7%; tổng dư nợ cho

Một phần của tài liệu VIỆC làm THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN bền VỮNG ở HUYỆN KINH môn TỈNH hải DƯƠNG HIỆN NAY (Trang 36 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w