thông qua sự phối hợp với các trung tâm đạo tạo nhằm nâng cao chất lượng lao động.
Giáo dục đào tạo, đặc biệt đào tạo nghề là một giải pháp chiến lược để tạo việc làm bền vững ở nước ta nói chung và Kinh Môn nói riêng. Hiện nay ở Kinh Môn, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, chiếm 23.7% trong LLLĐ (năm 2014). Cơ cấu lao động qua đào tạo chưa hợp lý, tỷ lệ lao động qua đào tạo theo cơ cấu công nhân kỹ thuật - trung học chuyên nghiệp - cao đẳng, đại học, chủ yếu tập trung vào các ngành công nghiệp, giao thông, xây dựng.
Kinh Môn hiện nay cũng đang trong quá trình CNH, HĐH, cơ cấu các ngành cũng có nhiều biến đổi, các ngành công nghiệp, dịch vụ gia tăng vì vậy đòi hỏi lao động nông nghiệp cũng phải được đào tạo lại, không những nâng cao tay nghề, mà còn phải hết sức chú ý tới việc nâng cao ý thức kỷ luật cho người lao động.
Đô thị xuất hiện, đặt ra rất nhiều nhu cầu lao động cho mình: lao động cung cấp cho các nhà máy, các công sở, các ngành dịch vụ... đây là cơ hội rất lớn giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động bị mất đất, tuy nhiên, lao động cần trong các nhà máy, công sở,... cơ bản phải là lao động có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Nếu người lao động tại chỗ không đáp ứng được yêu cầu thì khả năng tìm kiếm công ăn việc làm của họ cũng rất khó khăn, nhiều ngành dịch vụ phục vụ cho người dân đô thị cũng đòi hỏi
người lao động cũng phải có trình độ và tay nghề nhất định, không thể cứ lấy kinh nghiệm của những người nông dân sản xuất nhỏ tự cấp, tự túc, manh mún mà vận hành được. Do vậy muốn có việc làm trong các đô thị đòi hỏi người lao động phải tham gia các khóa đào tạo và đào tạo lại chuyên môn nghiệp vụ theo hướng phát triển của kinh tế đô thị. Trong thực tiễn cần coi đây là con đường cơ bản để thu hút lao động dư thừa, lao động mất đất do quá trình đô thị hóa, cũng như là một biện pháp hữu hiệu thúc đẩy quá trình phân công lao động, xã hội.
Hướng đào tạo nâng cao năng lực cho người lao động đặc biệt là những người lao động nông nghiệp thiếu việc làm và thất nghiệp hiện nay là:
Trang bị, củng cố, tăng cường kiến thức về nền kinh tế thị trường, về liên kết kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế cho người lao động. Chỉ có dựa trên những tri thức của nền kinh tế thị trường, của liên kết kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, người lao động mới tự thu thập, xử lý thông tin thấy được nhu cầu của thị trường, sự vận động của thị trường, đồng thời lựa chọn hướng kinh doanh, tổ chức lao động khoa học, hợp lý, khai thác một cách có hiệu quả các nguồn lực, tạo ra được các sản phù hợp với thị trường, có sức cạnh tranh cao, sản xuất được duy trì, mở rộng, tạo điều kiện cho người lao động có nhiều việc làm, ổn định và nâng cao đời sống xã hội.
Nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động. Việc nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn cho người lao động giúp cho người lao động thích ứng với yêu cầu của công việc mới, đồng thời qua trình độ chuyên môn và tay nghề được nâng cao cho phép người lao động tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm từ đó tạo khả năng hạ giá bán của sản phẩm ra thị trường, tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, duy trì, mở rộng sản xuất, tạo nhiều việc làm cho người lao động.
Nâng cao ý thức tác phong, tinh thần và đạo đức công nghiệp hóa cho người lao động. Trong điều kiện CNH, HĐH điều kiện phân công lao động diễn ra sâu sắc, lao động càng đi vào chuyên môn hóa bao nhiêu, sản xuất, lao động càng phụ thuộc nhau bấy nhiêu. Trong điều kiện nguồn lực ngày càng hạn chế, muốn sử dụng nguồn lực có hiệu quả cần phải phát huy tính sáng tạo của người lao động, sao cho người lao động tiết kiệm trong sử dụng nguồn lực, không gây lãng phí nguồn lực, đồng thời có tinh thần trách nhiệm cao trong việc tạo ra sản phẩm, coi sản phẩm cung cấp cho xã hội cũng như hoặc quan trọng hơn cho chính mình, góp phần nâng cao thương hiệu của sản phẩm, góp phần mở rộng thị phần cho sản phẩm Việt Nam trên trường quốc tế.
Để thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng cho người lao động cần phải làm tốt các vấn đề sau:
Tăng cường củng cố hệ thống giáo dục phổ thông và dạy nghề cho người dân. Phấn đấu xóa mù chữ trong cả nước, nâng mức phổ cập cấp 2, 3 trong thời gian 2010 - 2020. Tạo mọi cơ hội cho người đến tuổi được đi học. Cần căn cứ vào nhu cầu phát triển của nền kinh tế trong từng thời kỳ có kế hoạch đào tạo đội ngũ người lao động tương ứng, tránh tình trạng thừa thầy, thiếu thợ, cơ cấu lao động bất hợp lý như hiện nay.
Thực tế ngày nay, xuất phát từ nhu cầu hiếu học của dân tộc, với tinh thần “phải tự cứu mình trước khi chờ trời cứu”, mặt khác nền kinh tế chưa phát triển việc làm chưa nhiều, tỉ lệ người lao động thất nghiệp, thiếu việc làm cao, do vậy người lao động đổ xô đi học nghề để chờ cơ hội tìm kiếm việc làm. Đây là một việc làm năng động đáng khen ngợi đối với người lao động nhưng đồng thời qua đó thấy vai trò điều tiết vĩ mô về đào tạo, sử dụng lao động của chúng ta chưa tốt. Để thỏa mãn nhu cầu học của dân rất nhiều trường, nhiều hệ đào tạo ra đời (công lập, dân lập, bán công, trường mở, đào
tạo từ xa, tại chức) ra đời, nhiều lúc hoạt động của các trường này vượt quá khỏi sự kiểm soát của các cơ quan quản lý chức năng, không ít các vấn đề nổi cộm cần phải xem xét, giải quyết: chất lượng đào tạo, tuyển sinh,...Đòi hỏi nhà nước, các cơ quan quản lý chức năng cần phải xem xét lại hệ thống các trường, quản lý tốt các trường, có như vậy mới góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ người lao động.
Đổi mới nội dung giảng dạy ngay cả trong giáo dục phổ thông, đào tạo bậc cao và dạy nghề cho người lao động. Trong những năm qua chúng ta đã có rất nhiều chương trình thử nghiệm cải cách giáo dục và dạy nghề, nhưng hiệu quả không như chúng ta mong muốn. Giáo dục phổ thông cũng như giáo dục ở bậc đại học phần lớn mang tính ôm đồm nhiều nội dung dẫn tới tình trạng quá tải với người học, chất lượng các môn học chậm được đổi mới, không theo kịp sự biến động của xã hội vì vậy hiệu quả của quá trình đào tạo thấp (nhiều học sinh tốt nghiệp đại học phải mất khoảng thời gian dài làm quen với công việc, tính độc lập, tự chủ, năng động kém,...). Do vậy, đổi mới nội dung giảng dạy là vấn đề hết sức cần thiết. Nhiệm vụ của việc đổi mới nội dung giảng dạy là: cung cấp đầy đủ các kiến thức cần thiết về kinh tế thị trường, về liên kết, về hội nhập kinh tế quốc tế,..., cho người lao động. Tạo điều kiện cho người lao động có đủ năng lực và bản lĩnh hoàn thành tốt công việc của mình trong điều kiện mới.
Nhà nước, các doanh nghiệp và các tổ chức sản xuất xã hội cần có cơ chế, chính sách khuyến khích người lao động tham gia quá trình tự đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ, năng lực sản xuất kinh doanh của chính mình. Nhà nước, các doanh nghiệp và các tổ chức sản xuất, xã hội cần hỗ trợ một phần kinh phí, hoặc mở các lớp miễn phí đào tạo nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn cho người lao động. Các doanh nghiệp, các tổ chức sản xuất cần mở rộng cửa cho học sinh, người lao động tham gia học tập đến thực tập,
làm quen nắm bắt công việc để họ nâng cao nhận thức và tay nghề của mình, thấy được yêu cầu thực tế của sản xuất, mặt khác, nhà nước cũng cần có, chính sách buộc các doanh nghiệp, các tổ chức sản xuất phải có trách nhiệm trong việc sử dụng lao động qua đào tạo (trả phí đào tạo), cũng như phải có trách nhiệm đối với lao động thất nghiệp, thiếu việc làm của doanh nghiệp cũng như xã hội, (doanh nghiệp có nghĩa vụ đóng góp vào quỹ hỗ trợ thất nghiệp,...).
Đặc biệt số công nhân kỹ thuật thiếu về số lượng, yếu về chất lượng không đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp. Vì vậy, huyện cần có chính sách phát triển giáo dục và đào tạo, đặc biệt là đào tạo nghề để nâng cao trình độ cho người lao động, tăng cơ hội tiếp cận việc làm cho mọi người, điều chỉnh cơ cấu lao động giữa các ngành nghề, lĩnh vực, trình độ sao cho phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động.
Hiện nay, kinh phí đầu tư cho dạy nghề còn quá ít, chưa được ghi vào kế hoạch chi của ngân sách địa phương. Do nhiều năm chưa chú trọng việc dạy nghề nên hệ thống các cơ sở dạy nghề địa phương vừa thiếu, vừa yếu, vừa phân bố không đều. Bởi vậy, huyện cần đảm bảo ngân sách và vận động mọi tầng lớp nhân dân tạo nguồn kinh phí cho các cơ sở dạy nghề, các lớp dạy nghề.
Đa dạng hoá các hoạt động dạy nghề. Có chính sách khuyến khích để các doanh nghiệp, các hợp tác xã, các cá nhân...có khả năng dạy nghề đều được tham gia dạy nghề. Đặc biệt là các cơ sở dạy nghề và truyền nghề cho nông dân.
Đẩy mạnh hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hướng dịch chuyển dần lao động nông nghiệp sang lĩnh vực khác. Phát huy việc truyền nghề trong các làng nghề truyền thống, mở rộng hình thức chuyển giao công nghệ cho nông dân...làm tăng chất lượng lao động ở khu vực nông thôn và nông nghiệp.
Thực hiện chương trình đào tạo liên thông giữa các cấp đào tạo (dạy nghề - trung học chuyên nghiệp - cao đẳng, đại học) để nâng cao hiệu quả
kinh tế trong đào tạo, mở hướng cho những người học ở trình độ thấp có thể tiếp tục học lên ở trình độ cao hơn, đồng thời tạo thuận lợi cho việc phân luồng học sinh vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề hợp lý hơn.
Thành lập trường dạy nghề công nghệ cao để đào tạo nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp, nâng cao trình độ công nghệ cho đội ngũ công nhân, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.