Đặc điểm văn hóa xã hộ

Một phần của tài liệu VIỆC làm THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN bền VỮNG ở HUYỆN KINH môn TỈNH hải DƯƠNG HIỆN NAY (Trang 44 - 48)

+ Giáo dục và Đào tạo

Sự nghiệp giáo dục đào tạo tiếp tục được sự quan tâm của các cấp, các ngành, các địa phương, chất lượng giáo dục và đào tạo từng bước được nâng cao. Ổn định quy mô trường, lớp; duy trì chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng giáo dục mũi nhọn. Năm học 2012- 2013 có 2.730 cháu hoàn thành chương trình giáo dục mầm non, đạt 99,93%; xét hoàn thành chương trình tiểu học cho 1.967 học sinh, đạt 98,84%. Công nhận tốt nghiệp THCS cho 2.188 học sinh, đạt 99,5%, tăng 1,4%. Tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt 98,98%.

Làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Tỷ lệ giáo viên các bậc học có trình độ đạt chuẩn: Bậc mầm non 98,7%, bậc tiểu học và THCS đạt 100%, trong đó giáo viên có trình độ trên chuẩn bậc mầm non 51,1%, tăng 2,7%; bậc tiểu học 95,7%, tăng 0,1% và bậc THCS 61,4%, tăng 10,4%.

Tích cực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học; tỷ lệ phòng học kiên cố tăng lên (mầm non 72,97%; tiểu học 93,3%; trung học cơ 99,1%). Trong năm có thêm 03 trường được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số trường học đạt chuẩn quốc gia toàn huyện là 36 trường. (mầm non: 6, tiểu học: 22, THCS: 8), trong đó có 02 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ II.

+ Công tác Y tế-dân số, kế hoạch hoá gia đình

Những năm gần đây, mạng lưới y tế đã được củng cố, phát triển tố cả về cán bộ, cơ sở vật chất, chất lượng phục vụ. Thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia, trên cơ sở triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án về y tế, không để xảy ra dịch bệnh. Tổ chức Khám bệnh tại các bệnh viện cho 219.410 lượt người, đạt 107% kế hoạch, tăng 2,5% so năm 2012; điều trị nội trú 13.481 bệnh nhân, đạt 100,4% kế hoạch, tăng 3,6%; công suất sử dụng giường bệnh bình quân đạt 98%. Khám bệnh tuyến xã 160.250 lượt, đạt

129,2% kế hoạch; điều trị ngoại trú cho 115.715 bệnh nhân, đạt 154% kế hoạch, điều trị nội trú 5.315 bệnh nhân đạt 106,3% kế hoạch. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng là 13,1%.

Dân số trung bình năm 2013 là 163.256 người, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,17%. Tổng số trẻ sinh năm 2013 là 2.890 trẻ, giảm 8,9% so với năm 2012; số trẻ sinh ra là con thứ 3 trở lên là 294 trẻ, tỷ lệ sinh con thứ 3 là 10,2%, giảm 0,4%; tỷ số giới tính khi sinh 119 bé trai/100 bé gái.

Dân cư phân bố không đều chủ yếu tập trung ở các thị trấn Kinh Môn, Minh Tân, Phú Thứ, xã có mật độ dân số thấp nhất là xã Hoành Sơn.

Cơ cấu lao động của huyện đã chuyển dịch theo hướng tích cực, phần lớn lao động tập trung trong ngành nông nghiệp nhưng đã chuyển dịch dần sang ngành công nghiệp và dịch vụ

+ Văn hoá - Thông tin- Thể thao

Những năm gần đây huyện đã thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về văn hoá, tổ chức nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ mừng đảng, mừng xuân và các ngày lễ lớn trong năm, Tỷ lệ gia đình được công nhận gia đình văn hoá trong năm 2013 là 88,3%; số làng, khu dân được công nhận văn hoá 92/112, tăng 5 làng so với năm 2012, đạt 103% kế hoạch. Hoàn thiện hồ sơ đặt tên đường phố, đánh số nhà tại 03 thị trấn, trình hội đồng tư vấn tỉnh và UBND tỉnh quyết định. Trình tỉnh thẩm định và phê duyệt trùng tu, tôn tạo, chống xuống cấp 03 di tích; đề nghị tỉnh khảo sát xếp hạng 02 di tích cấp tỉnh. Bên cạnh đó, Kinh Môn là nơi tập trung nhiều di tích lich sử với nhiều chùa, đền, đình, miếu và một số di tích khác. Các lễ hội gắn với di tích đình đền chùa tạo lên một sản phẩm du lịch độc đáo.

+ Chính sách an sinh xã hội

Trong những năm qua huyện luôn thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội trên địa bàn. Nhờ tăng trưởng kinh tế tương đối khá, vấn đề giải quyết

việc làm, nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo đã có nhiều chuyển biến tốt giải quyết việc làm cho người lao động được lồng nghép trong các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chương trình phát triển nông thôn, chuyển dịch cơ cấu các ngành sản xuất. Năm 2013 đã tạo việc làm mới cho 2.402 lao động, đạt 109,18 % kế hoạch năm, tăng 3% so với năm 2012. Mở 19 lớp đào tạo nghề cho 665 người lao động. Hàng năm huyện cũng đã đầu tư một lượng kinh phí lớn cho phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, tạo việc làm, dạy nghề cho lao động giảm tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 6%, giảm 1,26%; hộ cận nghèo còn 3,59%, giảm 0,43% so với năm 2012. Quyết định hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội cho 492 đối tượng (tổng số trợ cấp BTXH hàng tháng là 6.530 người); quyết định hưởng mai táng phí cho 201 đối tượng và quyết định đưa 26 đối tượng đi cai nghiện bắt buộc tại trung tâm đạt 173% kế hoạch.

Thu Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc 137 tỷ 960 triệu đồng, tăng 24% so với năm 2012; cấp mới 1.409 sổ BHXH. Chi trả BHXH, BHYT 250 tỷ 517 triệu đồng, tăng 24,7%; trong đó chi khám chữa bệnh, giám định BHYT 42,8 tỷ đồng, tăng 24,4%. Thực hiện chi trả lương hưu qua hệ thống bưu điện đảm bảo kế hoạch.

Các tổ chức hội thực hiện tốt công tác nhân đạo, từ thiện thông qua các hoạt động tặng quà, tặng nhà tình nghĩa; công tác cứu trợ nhân đạo; khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, người tàn tật và công tác hiến máu nhân đạo.

Tóm lại, từ những đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội trên cho thấy Kinh Môn là một huyện có vị trí địa lý thuận lợi, có hệ thống giao thủy lợi phong phú diện tích đất canh tác mãu mỡ, dân số đông, lực lượng lao động dồi dào, hệ thống giáo dục, y tế phát triển đó là những nguồn lực cơ bản, thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và cơ hội giải quyết việc làm

cho người lao động, mật độ dân số cao 80% lực lượng lao động tập trung chủ yếu ở khu vực nông nghiệp, nông thôn, đại bộ phận chưa được đào tạo nghề. Các yếu tố này đã ảnh hưởng tiêu cực đến việc chuyển dịch cơ cấu việc làm cho người lao động.

Từ sự phân tích đặc điểm tự nhiên, điều kiện KT-XH rút ra những lợi thế và những mặt hạn chế ảnh hưởng đến vấn đề giải quyết việc làm theo hướng phát triển bễn vững

Về lợi thế

- Huyện Kinh Môn có vị trí địa lý thuận lợi, nơi chung chuyển giữa Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, cách Thủ đô Hà Nội 80 km, giao thông đường bộ, đường thủy đến các tỉnh lân cận và với cả nước thuận tiện.

- Tài nguyên của huyện Kinh Môn đa dạng, phong phú, đặc biệt là khoáng sản và đất đồi rừng, là tiền đề cho phát triển công nghiệp và nông, lâm nghiệp, đặc biệt là các nguyên liệu sản xuất xi măng. Điều kiện này nhiều huyện trong tỉnh không có.

- Với khí hậu tương đối đa dạng, rất thuận tiện cho việc phát triển các tập đoàn cây rừng, vật nuôi phong phú. Trong điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng đất đai cho phép huyện Kinh Môn phát triển ngành nông nghiệp góp phần giải quyết việc làm cho người nông dân.

- So với các huyện trong tỉnh, Huyện Kinh Môn có công nghiệp tập trung với số lượng lớn và tương đối phát triển, tạo khả năng kết hợp giữa công nghiệp với nông nghiệp. từ đó huyện đã thu hút được số lượng lớn lao động đến làm việc tạo điều kiện không chỉ giải quyết được vấn đề việc làm mà còn nâng cao thu nhập cho người lao động

- Hệ thống kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn như giao thông, điện, cấp nước, y tế, trường học v.v... còn thấp kém; không đủ điều kiện để kêu gọi đầu tư nước ngoài và lưu thông hàng hóa, giao lưu văn hóa và KH-KT.

- Là huyện miền núi phân bố dân cư, lao động không đều, đặc biệt là lao động có trình độ dân trí, học vấn và KH-KT chủ yếu tập trung vào các khu công nghiệp, tỷ lệ lao động có chuyên môn, tập trung trong ngành nông nghiệp rất thấp .

- Tốc độ gia tăng dân số trong các năm qua và những năm tới đây còn cao nên đòi hỏi những chi phí đầu tư cho phúc lợi xã hội như trường học, y tế rất lớn, bên cạnh đó lao động mỗi năm tăng thêm 4% đòi hỏi việc làm trong điều kiện vốn đầu tư của huyện còn hạn chế.

- Bộ máy trong hệ thống chính trị nhất là cấp xã còn cồng kềnh, năng lực điều hành hạn chế, kém hiệu quả, trình độ chuyên môn, quản lý còn bất cập với yêu cầu.

Một phần của tài liệu VIỆC làm THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN bền VỮNG ở HUYỆN KINH môn TỈNH hải DƯƠNG HIỆN NAY (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w