Tạo việc làm cho người lao động qua phát triển thị trường lao động

Một phần của tài liệu VIỆC làm THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN bền VỮNG ở HUYỆN KINH môn TỈNH hải DƯƠNG HIỆN NAY (Trang 99 - 104)

Tạo lập và phát triển thị trường lao động là chủ trương đúng đắn của Đảng và nhà nước ta. Phát triển thị trường lao động vững mạnh là một trong những nhân tố cơ bản thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, ổn định tình hình chính trị - xã hội. Thị trường lao động không chỉ là nơi gặp gỡ giữa người lao động và người sử dụng lao động, tạo điều kiện cho lao động dễ dàng di chuyển từ khu vực có thu nhập thấp sang khu vực có thu nhập cao, từ những ngành dôi dư sang những ngành có nhu cầu, mà còn là nơi tạo ra nhu cầu, nơi hướng dẫn nhu cầu đào tạo lao động cho nền kinh tế.

Những năm qua, thị trường lao động ở Hải Dương nói chung, ở Kinh Môn nói riêng đã có những đổi mới đáng khích lệ. Tính chủ động của người lao động trong việc tham gia vào hoạt động thị trường, tìm kiếm việc làm đã được nâng cao hơn. Các chủ sử dụng lao động thuộc các thành phần kinh tế tích cực hơn trong việc đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tạo thêm công ăn việc làm mới, hình thức giao dịch trên thị trường lao động rất đa dạng, từ giao dịch qua các kênh cá nhân như quan hệ gia đình, bè bạn đến các hình thức chính quy như thi tuyển, tìm việc làm qua các trung tâm dịch vụ việc làm, các hội chợ lao động...trong đó, các trung tâm dịch vụ việc làm đóng vai trò ngày càng quan trọng.

Hiện nay ở Kinh Môn các trung tâm dịch vụ việc làm đã dần dần hoàn thiện về tổ chức bộ máy và tổ chức hoạt động, đã gắn kết được hoạt động dạy nghề với giới thiệu việc làm. Vì vậy, đã tạo được khả năng bố trí việc làm cao hơn cho người lao động. Từ năm 2005- 2013, các Trung tâm đã tư vấn việc làm và tư vấn nghề nghiệp cho trên 3.000 lượt người, cung cấp thông tin thị trường lao động và dạy nghề ngắn hạn cho 2.878 người. Đến nay, các Trung tâm đã được mua sắm trang thiết bị để phục vụ cho hoạt động dịch vụ việc làm, một số trung tâm đã được nối mạng cục bộ, sử dụng phần mềm kết nối dịch vụ việc làm, nối mạng Internet. Tuy nhiên, việc trang bị trên không đồng bộ nên việc bao quát, thu thập thông tin thị trường lao động vừa thiếu, vừa không cập nhật kịp so với diễn biến của thị trường lao động, không thống nhất giữa các trung tâm, thông tin thị trường lao động bị chia cắt giữa các Trung tâm đã làm hạn chế việc cung cấp thông tin thị trường lao động cho người lao động và người sử dụng lao động.

Ngoài các hoạt động của các Trung tâm, hoạt động của hội chợ việc làm hàng năm đã góp phần tích cực vào hệ thống thông tin thị trường, hoạt động này đã thực sự là cầu nối giữa người lao động và người sử dụng lao động. Qua hội chợ việc làm giúp các nhà quản lý phát hiện được sự bất cập giữa nhu cầu việc làm và tuyển dụng lao động (thiếu kỹ sư và công nhân kỹ thuật, thừa cử nhân kinh tế, xã hội...).

Bên cạnh việc phát triển thị trường lao động trong nước, trong những năm qua, Kinh Môn đã chú trọng đến việc phát triển thị trường ngoài nước, thực hiện xuất khẩu lao động.

Tuy nhiên, trong những năm tới, hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên gia phải phát triển trong hoàn cảnh trong nước và quốc tế rất khó khăn. Trình độ phát triển kinh tế của nước ta vẫn còn ở mức thấp, sức ép về việc làm còn lớn, chất lượng và cơ cấu lao động còn lạc hậu, năng lực cạnh

tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động và chuyên gia chưa cao. Xu thế toàn cầu hoá trong những năm gần đây và trong thời kỳ tới sẽ càng thúc đẩy sự phân công lao động trên thế giới, tạo điều kiện cho lao động và chuyên gia Việt Nam hội nhập thị trường lao động quốc tế. Mặc dù, nhu cầu lao động nước ngoài đang giảm xuống do các nước nhận nhiều lao động nước ngoài áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tập trung đầu tư đổi mới, hiện đại hoá công nghệ sản xuất hoặc chuyển dịch đầu tư sang các nước nghèo, nhưng thị trường lao động quốc tế vẫn còn nhu cầu lớn về sử dụng lao động nước ngoài, tập trung vào một số lĩnh vực: lao động đơn giản, nặng nhọc, môi trường làm việc kém: lao động dịch vụ và giúp việc gia đình, lao động kỹ thuật cao và chuyên gia trong các ngành công nghệ cao, lao động làm việc trên biển...Trong khi đó, các nước đang phát triển vẫn tăng cường xuất khẩu lao động và chuyên gia, tạo nên sự cạnh tranh gay gắt giữa các nước xuất khẩu lao động. Bên cạnh đó, Hải Dương nói chung và Kinh Môn nói riêng, nguồn lao động qua đào tạo nghề còn thấp, thiếu lao động trong các ngành mà thị trường quốc tế có nhu cầu, tác phong làm việc công nghiệp, ý thức chấp hành pháp luật, kỷ luật của một bộ phận người lao động chưa cao. Phần lớn lao động chưa có trình độ ngoại ngữ cần thiết để giao tiếp với chủ sử dụng lao động trong làm việc, lợi thế của Việt Nam về giá nhân công thấp đang mất dần, lại chịu sự cạnh tranh gay gắt với lao động của các nước đã đi trước và đã có chỗ đứng, có uy tín trên thị trường.

Xuất khẩu lao động được coi là một hướng quan trọng trong việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Cần nhận thức được vai trò của lao động trong thời đại ngày nay, để giữ vững mở rộng thị trường xuất khẩu lao động, cần chú trọng công tác đào tạo nghề cho người lao động. Bên cạnh việc dạy nghề cho người lao động công việc đào tạo còn phải giáo dục người lao động nhằm nâng cao ý thức tác phong CNH cho người lao động. Hướng

đào tạo đội ngũ người lao động hiện nay cho sự nghiệp phát triển nền kinh tế nước nhà cũng như cho xuất khẩu lao động là: '' vừa hồng vừa chuyên'' không thể chỉ coi trọng''chuyên'' tức tay nghề mà bỏ qua hoặc không coi trọng cái ''hồng'' tức là phẩm chất đạo đức, tác phong của người lao động được. Chỉ đi theo hướng này, chúng ta mới có thể nâng cao năng lực của người lao động, mới có thể chiến thắng trong cạnh tranh với các nước láng giềng.

Công tác xuất khẩu lao động được xác định là công tác mũi nhọn trong giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo phát triển KT - XH của huyện. Trong những năm tới, để thực hiện mục tiêu từng bước tăng quy mô xuất khẩu lao động, Kinh Môn cần tiến hành đồng bộ các giải pháp sau:

Một là, cần phải tuyên truyền sâu rộng Chỉ thị của Bộ Chính trị, Nghị định Chính phủ và các văn bản hướng dẫn về xuất khẩu lao động trên các phương tiện thông tin đại chúng và trong các tổ chức đoàn thể; thông báo công khai, cụ thể về thị trường lao động, số lượng, thời gian, tiêu chuẩn tuyển chọn, điều kiện lao động, pháp luật về lao động của nước có nhu cầu tuyển lao động cũng như các chi phí đóng nộp, mức lương và quyền lợi được hưởng để người lao động tìm hiểu và có kế hoạch lựa chọn tham gia xuất khẩu lao động.

Hai là, các ngành, các cấp trong huyện như Phòng Lao động Thương binh và xã hội, Công an huyện, ngành Y tế và các ngành liên quan cũng như các cấp chính quyền địa phương phải phối hợp hoạt động đề xuất giải pháp thực hiện tốt công tác xuất khẩu lao động trên địa bàn.

Ba là, mở rộng thị trường xuất khẩu lao động, một mặt khai thác các thị trường truyền thống như: Nhật Bản, Đài Loan...đồng thời mở rộng xuất khẩu lao động sang các thị trường có thu nhập cao và có nhu cầu lớn về lao động như đưa người lao động đi làm nghề nông ở Mỹ hay xuất khẩu lao động sang Châu Âu, Trung Đông... các thị trường vốn ổn định và đưa lại thu nhập cao cho người lao động.

Bốn là, Phải xây dựng và hoàn thiện chương trình đào tạo nghề cho người lao động phù hợp với nguồn lao động ở địa phương để nhanh chóng đào tạo lực lượng lao động có trình độ văn hóa cao, tay nghề vững chắc, ý thức tổ chức kỷ luật tốt đáp ứng yêu cấu ngày càng cao của phía sử dụng lao động.

Năm là, cần lập quỹ xuất khẩu lao động để có nguồn hỗ trợ kinh phí đào tạo cho người nghèo, nhất là người lao động thuộc diện chính sách để họ có đủ điều kiện đi xuất khẩu lao động. Theo đề nghị của Sở Lao động Thương binh và xã hội cần hỗ trợ kinh phí đào tạo cho bình quân một lao động đi xuất khẩu lao động từ 300 đến 500.000 đồng, đảm bảo cho 100% lao động hộ nghèo đi xuất khẩu lao động nước ngoài được vay vốn tín dụng ưu đãi và đề nghị Ngân hàng Thương mại bỏ quy định thế chấp 10% vốn vay cho người lao động.

Sáu là, coi trọng công tác đào tạo nguồn và giới thiệu người lao động có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành tốt các quy định của pháp luật để tham dự đi làm việc ở nước ngoài. Công tác tạo nguồn và giới thiệu người đi lao động ở nước ngoài phải gắn với chiến lược mở rộng thị trường xuất khẩu lao động, phù hợp với quan hệ cung - cầu và quá trình hội nhập quốc tế của thị trường xuất khẩu lao động.

Bảy là: Nâng cao chất lượng nguồn lao động phục vụ xuất khẩu.

Đưa công tác đào tạo lao động để xuất khẩu vào kế hoạch của các trường dạy nghề, các trung tâm dạy nghề. Khuyến khích các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp và người lao động cùng đầu tư đào tạo, chuẩn bị nguồn nhân lực phục vụ cho xuất khẩu lao động theo nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.

Tăng cường liên kết giữa các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp xuất khẩu lao động để nâng cao chất lượng đào tạo, bổ túc tay nghề, giáo dục, định hướng, ngoại ngữ, pháp luật, phong tục tập quán của các nước cho người tham gia xuất khẩu lao động.

Nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ, hướng nghiệp dạy nghề trong giáo dục phổ thông để học sinh sau khi ra trường có đủ năng lực tham gia vào thị trường lao động ngoài nước.

Tám là, để công tác xuất khẩu lao động thực sự là tiền đề cho sự phát triển bền vững sau này của địa phương thì bên cạnh việc đẩy mạnh xuất khẩu lao động cần xây dựng chương trình hậu xuất khẩu lao động để một mặt tận dụng nguồn vốn, tay nghề của người lao động ở nước ngoài về, mặt khác tạo sự ổn định kinh tế xã hội cho địa phương có xuất khẩu lao động. Chương trình hậu xuất khẩu lao động cần phát triển theo hướng khuyến khích người đi xuất khẩu lao động trở về đầu tư kinh doanh những ngành nghề thiết thực, khai thác được tiềm năng lợi thế của địa phương.

Đối với những người lao động đã được đào tạo nghề như sản xuất điện tử, cơ khí hay thực phẩm v.v... sau khi đi xuất khẩu lao động trở về có thể được đào tạo lại và được nhận vào làm việc ở các doanh nghiệp ở địa phương để phát huy tay nghề và kinh nghiệm vì họ đã được đào tạo và trực tiếp lao động trong môi trường xã hội công nghệp của nước bạn. Đây sẽ là nguồn nhân lực phục vụ tốt cho quá trình CNH, HĐH của địa phương.

Một phần của tài liệu VIỆC làm THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN bền VỮNG ở HUYỆN KINH môn TỈNH hải DƯƠNG HIỆN NAY (Trang 99 - 104)