Việc làm theo hướng phát triển bễn vững

Một phần của tài liệu VIỆC làm THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN bền VỮNG ở HUYỆN KINH môn TỈNH hải DƯƠNG HIỆN NAY (Trang 29 - 31)

1.1.3.1. Bối cảnh chung

Thế giới ngày nay là thế giới của khoa học công nghệ, của kinh tế thị trường, của liên kết kinh tế, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới do vậy đòi hỏi chất lượng lao động cao. Lượng lao động đông đảo không còn là lợi thế trong điều kiện ngày nay. Do vậy, người lao động muốn có công ăn việc làm, thu nhập cao cần phải có tay nghề cao, trình độ chuyên môn giỏi, có ý thức tác phong công nghiệp hóa.

Ở nhiều nước, đặc biệt là các nước công nghiệp phát triển, dân số tăng rất chậm chạp, thậm chí không tăng mà còn có xu hướng giảm đi, do vậy có nhu cầu nhập khẩu lao động với số lượng lớn, tuy nhiên họ đòi hỏi ở người lao động phải có tay nghề ở những mức độ nhất định (đã qua đào tạo). Hiện nay có nhiều quốc gia tham gia xuất khẩu lao động, đã làm cho tính cạnh tranh trong lĩnh vực này ngày càng cao. Muốn xuất khẩu được lao động, đòi hỏi phải nâng cao chất lượng của công tác đưa người lao động ra nước ngoài làm việc, phải đáp ứng được yêu cầu của các thị trường.

Cơ cấu nền kinh tế thế giới đang có những thay đổi rất lớn. Ngành dịch vụ lên ngôi, công nghiệp phát triển mạnh mẽ đã tạo sức hút rất lớn lao động xã hội, tạo cơ hội nhiều hơn cho người lao động có việc làm và nâng cao thu nhập.

Có thể thấy trên bình diện chung của cả nước, tình hình lao động - việc làm nói chung của người lao động Việt Nam có một số nét đáng chú ý sau:

Việt Nam có một đội ngũ người lao động đông đảo nhưng chất lượng lao động thấp, phân bố không đồng đều (không đều giữa các vùng, không đều giữa các ngành), lao động tập trung chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng và 2 thành phố lớn (Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh), lao động tập trung chủ yếu vào ngành nông nghiệp.

Nền kinh tế nước ta trong những năm gần đây đã có những bước tiến vượt bậc, luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, hàng năm tạo ra được 1 đến 1.5 triệu chỗ làm mới cho người lao động, song nói chung, phân công lao động chưa phát triển mạnh mẽ nền kinh tế chưa thu hút hết được lao động dư thừa. Tình trạng lao động thiếu việc làm và không có việc làm vẫn chiếm tỷ trọng cao, có xu hướng gia tăng (đặc biệt là đối với lực lượng lao động ở nông nghiệp, khi mà tốc độ đô thị hóa gia tăng).

1.1.3.2. Tiêu chí đánh giá giải quyết việc làm theo hướng phát triển bễn vững

Tăng trưởng kinh tế luôn là mục tiêu phát triển hàng đầu của mỗi quốc gia, trong quá trình đó xảy ra tình trạng tài nguyên bị sử dụng lãng phí, môi trường sống bị ô nhiễm và không được đảm bảo, bất bình đẳng diễn ra ngày càng sâu sắc do nhóm người yếu thế trong xã hội không được tiếp cận đầy đủ với các nhu cầu tối thiểu cho sự phát triển. Mục tiêu cuối cùng của phát triển kinh tế chính là phục vụ và cải thiện chất lượng cuộc sống của con người ngày càng tốt hơn, hoàn thiện hơn để mọi người đều có cơ hội phát triển đầy đủ khả năng của mình trong một xã hội công bằng và văn minh. Vì vậy Phát triển bền vững là một tất yếu khách quan trong tiến trình lịch sử phát

trieenrcuar loài người, cẫn được vận dụng tốt và phù hợp với hoàn cảnh riêng của từng địa phương.

Thứ nhất: Phải dựa vào mức độ phát triển kinh tế của toàn huyện. Thê hiện qua giá trị tổng sản phẩm GDP hàng năm, sự đóng góp của các ngành kinh tế công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ trong nền kinh tế.

Thứ hai, Phải dựa vào sự tiến bộ và công bằng xã hội: hằng năm tăng trưởng kinh tế đã giải quyết việc làm cho bao nhiêu lao động nông thôn, đã tạo được bao nhiêu việc làm cho lao động, giảm thất nghiệp hay không, thực hiện chương trình giảm nghèo kết quả hàng năm như thế nào, chất lượng cuộc sống( thu nhập bình quân đầu người, số trẻ em đến trường hàng năm, số người được chăm sóc sức khỏe ban đầu), số hộ gia đình đạt gia đình văn hóa hàng năm.

Thứ ba là dựa vào mức độ khai thác, hiệu quả sử dụng các tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sinh thái. Nguồn tài nguyên đất, nước, không khí và các tài nguyên khác có đảm bảo khai thác hiệu quả, tiết kiệm đảm bảo tính kế thừa không?, mức độ ô nhiễm không khí, nguồn nước có ở mức cho phép không, Số hộ tham gia thu gom rác thải tập trung hàng năm….

Một phần của tài liệu VIỆC làm THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN bền VỮNG ở HUYỆN KINH môn TỈNH hải DƯƠNG HIỆN NAY (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w