Tình hình lao động và việc làm tại Kinh Môn hiện nay.

Một phần của tài liệu VIỆC làm THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN bền VỮNG ở HUYỆN KINH môn TỈNH hải DƯƠNG HIỆN NAY (Trang 48 - 59)

2.2.1.1. Qui mô và cơ cấu của lực lượng lao động ở huyện Kinh Môn

Kinh Môn là huyện có dân số đông, vào thời điểm năm 2013 là 163.256 người trong đó nam 80.298 người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2013 là 11.7%, mật độ dân số bình quân toàn huyện là: 1.003 người/km2.

Dân số trong huyện được phân bổ ở 25 xã, thị trấn nhưng chủ yếu tập trung đông ở nông thôn chiếm 80.52% còn lại 19.48% ở khu vực thị trấn, các khu công nghiệp. Do dân số đông, nên lực lượng lao động dồi dào, thuận lợi cho việc phát triển nguồn nhân lực, phát triển kinh tế, nhưng cũng là sức ép lớn đối với công tác giải quyết việc làm của huyện.

Nguồn: Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Kinh Môn đến năm 2015 tầm nhìn 2020

Qua các số liệu ở bảng 2.1 cho thấy: Quy mô dân số ở huyện Kinh Môn có xu hướng tăng nhưng không đáng kể, năm 2005 là 162.488 người, năm 2013 là 163.256 người, số người trong độ tuổi lao động năm 2005 là 81.324 người, năm 2013 là 82.121 người. Với mức tăng dân số tự nhiên là 1,17% như hiện nay thì dân số trong độ tuổi lao động hàng năm sẽ tăng khoảng 10.000 người. Số người trong độ tuổi lao động tăng, đây cũng là nguồn lực thuận lợi cho phát triển kinh tế của huyện. Song, có tới 48.7% lao động ở khu vực nông nghiệp và nông thôn, trong khi diện tích đất canh tác và hệ số sử dụng đất có hạn, nên sẽ là sức ép lớn về mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội, trong đó đặc biệt là vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động đang không có việc làm và thiếu việc làm.

Năm 2014 toàn huyện Kinh Môn có 83.923 người trong độ tuổi lao động, trong đó có 69.846 người có việc làm. Kinh Môn có cơ cấu lao động trẻ. Theo số liệu 2013, lực lượng lao động trẻ (15-34 tuổi) chiếm 53,5% tổng số lao động. Đây sẽ là một nguồn lực lớn về lao động nếu được sử dụng có hiệu quả trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, trước mắt, một trong những rào cản lớn nhất đó là chất lượng kém của nguồn nhân lực, thể hiện ở trình độ văn hoá và đặc thù là trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động còn ở mức thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.

2.2.1.2 Thực trạng về phân bổ lao động trong các ngành nghề, khu vực và các thành phần kinh tế

Từ khi thực hiện chính sách đổi mới kinh tế, đặc biệt là từ năm 2006 đến nay, cơ cấu kinh tế của Kinh Môn đã có sự thay đổi, tỷ trọng nông nghiệp

trong tổng sản phẩm GDP giảm 6.39% (từ 20.08% năm 2006 xuống còn 13.69% năm 2013) trong khi tỷ trọng công nghiệp tăng 5.04% (từ 62.18% năm 2006 lên 67.22% năm 2013) còn tỷ trọng ngành dịch vụ tăng 1.35% (từ 17.74% năm 2006 lên 19.09% năm 2013). Tuy nhiên, sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở Kinh Môn trong thời gian qua diễn ra rất chậm. Lao động trong khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động xã hội.

Năm 2013 cơ cấu lao động nông lâm nghiệp thủy sản giảm mạnh 12.3% từ 61% năm 2006 xuống còn 48.7% năm 2013, ngành công nghiệp, xây dựng tăng 8.2% từ 20% lên 28.2%; ngành dịch vụ tăng 4.1% năm 2006 là 19% lên 23.1%. Trong 7 năm, lao động công nghiệp và dịch vụ chuyển dịch được 12.3%.

Bảng 2.2: Cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động huyện Kinh Môn giai đoạn 2006 - 2013

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Kinh Môn

Trong ngành công nghiệp và xây dựng, xu hướng tỷ trọng lao động tăng dần cùng với tốc độ tăng trưởng ngày càng tăng. Từ năm 2006 đến năm 2010, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng trung bình là 25.87%/năm, giai đoạn 2011 - 2013 tốc độ tăng trưởng trung bình là 27.39%/năm. Tỉ trọng lao động trong ngành công nghiệp và xây dựng trong tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân tăng từ 20% năm 2006 lên 28.2% năm 2013. Tuy nhiên, lao động phần lớn mang tính chất thủ công và nửa cơ khí, trang bị máy móc thiết bị kém, thể hiện qua tỷ trọng giá trị tài sản cố định thấp.

Trong công nghiệp, lao động tập trung chủ yếu trong công nghiệp chế biến, chiếm 82% tổng lao động công nghiệp. Năm 2003, lao động được sử

dụng nhiều trong các ngành: sản xuất vật liệu xây dựng (thép, xi măng, vôi…) chiếm 70% ; sản xuất thời trang 4,8%; sản xuất sản phẩm gỗ và lâm sản 7.2%. ở các ngành này, trong thời gian qua lao động cũng tăng nhanh, ví dụ: lao động trong ngành sản xuất thời trang tăng từ 2.161 lao động năm 2006 lên 3.727 lao động năm 2013. Còn lao động trong khu vực sản xuất và phân phối điện, nước tăng rất ít, từ 102 người năm 2006 lên 156 người năm 2013.

Tỷ trọng lao động nông, lâm, ngư nghiệp trong nền kinh tế giảm mạnh, từ 61% năm 2006 xuống 48.7% năm 2003. Trong khu vực nông nghiệp, lao động nông, lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, 76,91% trong tổng số lao động trong nền kinh tế quốc dân, còn lao động thủy sản chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, 0,89%. Trong nội bộ ngành nông, lâm, ngư nghiệp, lao động vẫn chủ yếu tập trung trong khu vực nông nghiệp, đặc biệt là trong ngành trồng trọt. Ngành trồng trọt vẫn là ngành sản xuất chính, tạo ra khối lượng lớn các sản phẩm (năm 2013 chiếm 55% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp).

Cơ cấu trên biểu hiện một trình độ phân công lao động thấp kém của khu vực nông thôn. Những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản có xu hướng giảm: giai đoạn 2006 - 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân là 7.4%, đến giai đoạn 2011 - 2013 giảm xuống còn 5,7%.

Như vậy, hiện nay ở Kinh Môn cũng như cả nước, nông nghiệp vẫn là ngành thu hút lao động chính. Sự phân công lao động ở nông thôn mặc dù đã có sự chuyển biến nhưng vẫn tỏ ra rất lạc hậu và tập trung chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng trọt; ngành thủy sản có tiềm năng cho hiệu quả lớn nhưng quy mô còn quá nhỏ, tỷ trọng lao động thấp; sự chuyển dịch cơ cấu ngành nghề từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp còn chậm...

Trong khu vực dịch vụ, thời gian qua lao động có xu hướng gia tăng: năm 2006 chiếm 19%, đến năm 2013 đã chiếm 23.1%. Trong đó, lao động tăng nhanh nhất là trong các lĩnh vực thương nghiệp như vận tải, kho bãi,

thông tin liên lạc, sửa chữa xe có động cơ, khách sạn, nhà hàng; ngoài ra số lao động làm thuê việc gia đình cũng có xu hướng tăng lên. Hàng năm có khoảng 1.500 thanh niên bắt đầu tham gia lực lượng lao động, đa số lực lượng lao động này sẽ gia nhập vào ngành dịch vụ nếu không có cơ hội việc làm trong ngành công nghiệp. Mặc dù vậy, tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ lại có xu hướng tăng: giai đoạn 2006 - 2010 tốc độ tăng trưởng GDP các ngành dịch vụ bình quân hàng năm là 6.6%/ năm, đến giai đoạn 2011 - 2013 tăng lên 6.8%/năm. Khu vực dịch vụ có mức tăng trưởng thấp hơn hẳn so với khu vực công nghiệp nhưng lại cao hơn hẳn so với khu vực nông nghiệp.

Sự gia tăng lao động trong ngành dịch vụ chủ yếu là do gia tăng việc làm khu vực kinh tế ngoài nhà nước và khu vực phi kết cấu. Theo số liệu điều tra, lao động trong ngành thương mại những năm gần đây biến đổi theo chiều hướng lao động trong khu vực nhà nước giảm dần, lao động thuộc các thành phần kinh tế ngoài khu vực nhà nước tăng lên. Năm 2012 có khoảng 1400 lao động tham gia hoạt động kinh doanh thương mại thì trong đó lao động thương mại ngoài khu vực nhà nước chiếm khoảng 85%. ở khu vực phi kết cấu, lao động thường có mức thu nhập thấp và không ổn định, song nó giúp cho những lao động mất việc làm ở thành thị và lao động thiếu việc làm ở nông thôn kiếm được thu nhập để tồn tại. Lao động tham gia khu vực này bao gồm: lao động làm thuê trong các cơ sở sản xuất hộ gia đình hoặc tự mình làm như: thợ may, thợ cắt tóc, xe ôm, bán hàng rong, làm thuê công việc gia đình... Trong những năm gần đây, khi lao động dôi dư trong các doanh nghiệp nhà nước, lao động bị thất nghiệp trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và những lao động bị mất việc làm do các doanh nghiệp tư nhân bị phá sản ngày càng nhiều, thì thị trường lao động này đã thu hút họ với rất nhiều các hình thức đa dạng, phong phú, linh hoạt. Như vậy, mặc dù vẫn còn mang nặng tính

chất của loại dịch vụ cấp thấp nhưng khu vực dịch vụ ở Kinh Môn đã thu hút một lượng lao dộng không nhỏ trong thời gian qua.

Hiện nay, lao động có việc làm và đang làm việc ở các ngành trong nền kinh tế quốc dân tăng khá, song còn bất hợp lý. Số lao động làm việc tại các ngành công nghiệp, dịch vụ chiếm tỷ lệ thấp, trong khi lao động thuộc khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng lớn. Sở dĩ có sự bất hợp lý này là do:

- Lao động nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn (khoảng 50%); khả năng thu hút lao động nông nghiệp sang các ngành nghề phi nông nghiệp còn nhiều khó khăn và hạn chế.

- Lao động có tay nghề, có kỹ năng, được đào tạo trong các lĩnh vực, đặc biệt là khu vực nông thôn còn quá thấp, khiến người lao động không hoặc khó có thể tìm cơ hội chuyển nghề, tìm việc làm mới và phải chấp nhận làm những công việc giản đơn, cha truyền con nối, dựa hẳn vào đồng ruộng.

- Số lao động hàng năm tăng lên nhanh, trung bình khoảng gàn 1 nghìn người/năm. Nếu cộng cả số lao động còn dôi dư và thiếu việc làm thì vấn đề giải quyết việc làm là bài toán khó của địa phương.

Nhìn chung trong những năm qua xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo các ngành đã có hướng tích cực lao động trong ngành nông-lâm- thủy sản giảm dần, lao động trong các ngành công nghiệp xây dựng, dịch vụ tăng đó là do những năm gần đây, cùng với cả nước tiến hành công nghiệp hóa hện đại hóa đồng thời luôn chú trọng nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngành kinh tế nói chung và trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng.

Qua bảng 2.2 cũng cho thấy tỷ lệ lao động trong sản xuất công nghiệp, xây dựng, giao thông và dịch vụ thấp. Muốn chuyển đổi cơ cấu lao động theo hướng tăng tỷ lệ lao động trong các ngành sản xuất và dịch vụ, giảm tỷ lệ lao động trong nông nghiệp cần phải quan tâm đến phát triển các khu công nghiệp, phát triển thủ công nghiệp, các làng nghề, đặc biệt là phát triển các

doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo việc làm mới cho người lao động và từng bưóc rút dần lao động ở nông thôn ra khỏi khu vực nông nghiệp.

Ở Kinh Môn hiện nay, trong tổng số 82694 lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế, chỉ có 6516 người làm trong khu vực nhà nước, chiếm 8.2% còn lại là lao động ở khu vực ngoài nhà nước, trong đó kinh tế tư nhân, cá thể thu hút phần lớn (hơn 80%) lao động xã hội.

Bảng 2.3: Cơ cấu lao động chia theo thành phần kinh tế huyện Kinh Môn năm 2014 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Kết quả điều tra lao động việc làm 2014.

Trong những năm qua, mặc dù được ưu đãi về các khoản đầu tư song các doanh nghiệp nhà nước chỉ đóng góp một phần nhỏ về việc làm. Trong khi đó khu vực kinh tế tư nhân đã đóng góp vai trò chủ lực trong việc tạo việc làm cho lao động xã hội. Năm 2013, mặc dù kinh tế tư nhân, cá thể mới chiếm 30% giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng nhưng đã sử dụng 70 % lao động toàn ngành công nghiệp. Trong tương lai, khu vực kinh tế tư nhân sẽ có khả năng tiếp nhận rất lớn lực lượng lao động nông thôn và lao động xã hội. Vì vậy, trong thời gian tới, việc khuyến khích sự phát triển của kinh tế tư nhân là một trong những vấn đề quan trọng nhất để tạo ra việc làm cho người lao động.

Kinh Môn là huyện mới tiếp nhận về đầu tư nước ngoài, với nhiều chính sách ưu đãi các nhà đầu tư nên huyện đã thu hút được các nhà đầu tư phát triển sản xuất, hiện trên địa bàn huyện đã có 5 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hầu hết đều nằm ở vị trí thuận lợi. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thu hút khoảng hơn 5.000 lao động trực tiếp và hàng ngàn lao động gián tiếp trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Từ năm 2003, huyện đã xúc tiến quy hoạch các khu, cụm công nghiệp. Đến nay đã quy hoạch xong 5 khu công nghiệp và đã được đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng tương đối tốt như: Phú Thứ, Long Xuyên, Duy Tân, Hiệp Sơn, Minh Tân.

Như vậy, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã và đang góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế đồng thời góp phần tạo việc làm cho người lao động ở huyện Kinh Môn.

Những năm gần đây có sự chuyển dịch quan trọng của lao động trong các thành phần kinh tế, đặc biệt là trong khu vực nông thôn: Lao động được chuyển dịch từ khu vực kinh tế nhà nước sang khu vực kinh tế ngoài nhà nước, trong đó các hộ gia đình ở nông thôn, các trang trại đang trở thành lực lượng chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Tính đến năm 2013, theo tiêu chí mới, Kinh Môn có 96 trang trại, thu hút 16.3 tỷ đồng vốn, 694 lao động và 121.112 ngày công lao động thời vụ.

Sự phát triển của kinh tế hộ gia đình theo tinh thần nghị quyết 10 của Bộ chính trị là cách vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ và tính chất của lực lượng sản xuất, khai thác có hiệu quả các nguồn lực trong nông nghiệp và nông thôn. Việc phát huy vai trò đơn vị kinh tế tự chủ của hộ nông dân trong thời kỳ qua là một nhân tố quyết định đem lại sự chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp và nông thôn. Từ 2005 đến 2013, giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tính theo giá so sánh đã tăng 1,5 lần, từ 305,1 tỷ đồng năm 2005 lên 457,7 tỷ đồng năm 2013, trong đó giai đoạn 2010 - 2013 tăng trung bình 3.6%/năm.

Kinh tế hộ nông dân được thừa nhận là đơn vị kinh tế tự chủ đã tạo ra bước phát triển mạnh mẽ, sử dụng có hiệu quả hơn đất đai, lao động, tiền vốn, công nghệ và lợi thế sinh thái từng vùng. Kinh tế hộ nông dân và một số bộ phận kinh tế trang trại đang trở thành lực lượng sản xuất chủ yếu về lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Kinh tế nông thôn phát triển theo hướng đa dạng hoá các loại hình sản xuất kinh doanh ngành nghề, tăng tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp, giảm tỷ

lệ thuần nông. Nhiều làng nghề được khôi phục và phát triển (trạm khắc đá ở Phạm Mệnh; làm giò ở Thái Thịnh…) đang từng bước phát triển, tạo ra cục diện mới cho phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và đặc biệt đang tạo ra cơ hội thực hiện chuyển dịch và phân công lao động trên diện rộng.

Kinh tế tập thể theo mô hình cũ đang được chuyển đổi thành mô hình hợp tác kiểu mới dưới nhiều hình thức đa dạng trong tất cả các ngành, lĩnh vực. Hiện nay Kinh Môn có 31 hợp tác xã sản xuất nông nghiệp và 3 hợp tác

Một phần của tài liệu VIỆC làm THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN bền VỮNG ở HUYỆN KINH môn TỈNH hải DƯƠNG HIỆN NAY (Trang 48 - 59)