Tình trạng thất nghiệp ở huyện Kinh Môn hiện nay

Một phần của tài liệu VIỆC làm THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN bền VỮNG ở HUYỆN KINH môn TỈNH hải DƯƠNG HIỆN NAY (Trang 59 - 62)

Về tình hình thất nghiệp, thiếu việc làm, Kinh Môn cũng là huyện nằm trong tình trạng chung của tỉnh cũng như của cả nước. Mặc dù trong những năm qua huyện đã có nhiều chương trình phát triển kinh tế, nhiều chính sách hỗ trợ việc làm đã tạo nhiều việc làm mới cho người lao động, song đối tượng lao động cần giải quyết việc làm ngày càng đông và đa dạng hơn. Hàng năm huyện lại có khoảng từ 1.300 đến 1.500 học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học. Số này vào các trường đại học và trung học đạt khoảng 20 - 25%. Ngoài ra còn có khoảng 100 - 150 học sinh phổ thông không vào được cấp III, hơn 100 bộ đội hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương, hơn 60 người đi lao động nước ngoài, người hồi hương về nước, rất cần có việc làm. Lực lượng lao động này hàng năm chiếm trên 2.17% dân số hoạt động kinh tế.

Bảng 2.5: Số liệu điều tra lao động việc làm huyện Kinh Môn giai đoạn 2006 - 2013

Nguồn: Kết quả điều tra lao động việc làm chi cục thống kê huyện Kinh Môn.

Theo kết quả điều tra lao động việc làm tại thời điểm 1/7 hàng năm của Phòng Lao động thương binh và xã hội huyện Kinh Môn (bảng 2.11) cho thấy: Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị của huyện trong những năm qua tuy có xu hướng giảm nhưng vẫn còn ở mức cao: Năm 2006 tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị là 6,6%, sang năm 2013 giảm xuống còn 6.0%. Như vậy bình quân hàng năm có hàng nghìn lao động không có việc làm.

Tỷ lệ thất nghiệp thành thị ở Kinh Môn những năm vừa qua còn cao là do nhiều nguyên nhân: do sự chuyển đổi kinh tế theo chiều sâu; do việc sắp xếp lại doanh nghiệp trong và ngoài khu vực nhà nước; do một bộ phận lao động không có khả năng thích ứng trước đòi hỏi của nền kinh tế thị trường và sự chuyển dịch về cơ cấu việc làm của lực lượng lao động khu vực đô thị; do trình độ văn hoá phổ thông thấp, lao động có chuyên môn kỹ thuật, mặt bằng chung về trình độ đào tạo cũng rất thấp.

Trong khi chất lượng của nguồn nhân lực còn thấp thì lao động đã được đào tạo cũng chưa được sử dụng có hiệu quả, thể hiện ở tỷ lệ thất nghiệp của lao động đã qua đào tạo vẫn ở mức cao. Hàng năm tỷ lệ học sinh huyện Kinh Môn thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng tương đối cao (vào khoảng 20- 25% số tốt nghiệp trung học phổ thông, tức là vào khoảng 380 - 400 người), nhưng số sau khi tốt nghiệp trở về huyện công tác không nhiều, một số về huyện nhưng không tìm được việc làm hoặc làm không đúng ngành nghề đào tạo. Tình trạng thất nghiệp của sinh viên tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học có xu hướng ngày càng tăng gây “lãng phí chất xám” đáng kể. Một số ít

tuy tìm được việc làm nhưng lại không đúng ngành, nghề đào tạo nên hiệu quả đóng góp cũng không cao.

Sở dĩ có tình trạng trên một phần rất quan trọng là do chưa có sự thống nhất giữa quy hoạch, đào tạo và sử dụng. Việc đào tạo chưa gắn với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đây cũng là điều thường xảy ra ở giai đoạn quá độ của sự phát triển từ nguyên lý nông nghiệp sang nguyên lý công nghiệp mà nước ta đang mắc phải. Kinh Môn cũng nằm trong tình trạng này.

Một trong những nguyên nhân quan trọng nữa là do chế độ lương cho người lao động trong cả nước nói chung còn bất hợp lý, chưa đảm bảo tái sản xuất sức lao động, tình trạng này dẫn đến “lãng phí chất xám” nghiêm trọng, gây ra những hiện tượng tiêu cực trong đội ngũ những người lao động. Do đó cần thay đổi một cách căn bản chế độ đãi ngộ, làm cho tiền lương trở thành nguồn sống chính để tạo ra động lực chủ yếu cho người lao động có thể đóng góp tích cực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Cũng như nhiều nước đang phát triển khác, nguồn nhân lực ở Việt Nam nói chung và ở Kinh Môn nói riêng chưa được tận dụng triệt để. ở khu vực nông thôn, điều này thường thể hiện dưới dạng thiếu việc làm theo mùa vụ và thiếu việc làm thường xuyên. Tình trạng lao động thiếu việc làm nghiêm trọng là đặc điểm nổi bật của khu vực nông thôn, thể hiện ở thời gian lao động được sử dụng trong khu vực này còn thấp. Theo số liệu điều tra, năm 2006 tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn Huyện Kinh Môn là 75.56 %, đến năm 2013 tỷ lệ này tăng lên là 83.1%. Như vậy tính trung bình ở nông thôn còn khoảng gần 20% thời gian nhàn rỗi chưa được huy động vào sản xuất.

Nguyên nhân của tình trạng trên là do trong nông nghiệp nông thôn hiện nay, trồng trọt vẫn là ngành sản xuất chính, đất đai bình quân đầu người thấp, nông nghiệp lại có tính thời vụ cao đã tạo ra một thời gian nhàn rỗi lớn, nông dân không có việc làm. Mặt khác, một trong những nguyên nhân căn

bản đã hạn chế mở rộng việc làm trong khu vực nông thôn là do sự đa dạng hoá nông nghiệp còn ở mức thấp cùng với sự phát triển thấp kém của nông nghiệp, thương mại, dịch vụ và các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp trong nông thôn hiện nay.

Tóm lại: Về lao động huyện Kinh Môn có những đặc điểm đáng chú ý sau: - Thứ nhất: Do mức sinh cao trong các giai đoạn trước nên lao động đến độ tuổi hàng năm bổ sung vào lực lượng lao động đang có xu hướng gia tăng.

- Thứ hai: Đa số lao động còn nằm trong khu vực nông nghiệp, nông thôn. Cơ cấu lao động còn bất hợp lý. Lao động công nghiệp và lao động dịch vụ, ngành nghề còn chiếm một tỷ lệ ít.

- Thứ ba: Phần đông lao động lại chưa được đào tạo, tỷ lệ lao động có tay nghề chỉ hơn 20%. Đây là điều cần chú ý để đẩy nhanh chương trình đào tạo, dạy nghề, xúc tiến việc làm.

- Thứ tư: Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị đang cao hơn mức trung bình cả nước. Trong khi đó, tỷ lệ thời gian có việc làm của lao động ở nông thôn cũng chỉ mới đạt 80-83%. Trong khi đó tình hình mất đất do đô thị hoá ngày càng nghiêm trọng. Đây đang là bài toán không dễ gì giải.

- Thứ năm: Cũng như nhiều nơi khác, tỷ lệ lao động nữ thất nghiệp hoặc thiếu việc làm vẫn cao và cao hơn nam giới. Đây cũng là điều cần chú ý để có biện pháp giải quyết thích hợp về sau.

Một phần của tài liệu VIỆC làm THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN bền VỮNG ở HUYỆN KINH môn TỈNH hải DƯƠNG HIỆN NAY (Trang 59 - 62)