Tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu VIỆC làm THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN bền VỮNG ở HUYỆN KINH môn TỈNH hải DƯƠNG HIỆN NAY (Trang 77 - 81)

Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng hiện tại chưa có chuyển biến đáng kể trong việc đổi mới và phát triển các doanh nghiệp nhà nước. Kinh tế vĩ mô chưa thật ổn định, còn những yếu tố thiếu vững chắc, các thành phần kinh tế chưa phát huy hết năng lực, chưa thực sự được bình đẳng và yên tâm đầu tư kinh doanh. Cơ chế quản lý, chính sách phân phối có mặt chưa hợp lý, chưa thúc đẩy tiết kiệm, tăng năng suất, kích thích đầu tư phát triển. Hệ thống tài chính, ngân hàng đổi mới chậm, chất lượng hoạt động hạn chế; môi trường đầu tư, kinh doanh còn một số vướng mắc, chưa tạo điều kiện hỗ trợ tốt cho kinh tế phát triển... dẫn đến tốc độ tăng trương kinh tế chưa cao, thu nhập bình quâ đầu người còn thấp

Kinh Môn hiện nay, giải quyết việc làm vẫn là một vấn đề bức xúc bởi tình trạng cung vượt quá cầu do lực lượng lao động ngày càng tăng, cộng thêm một số người mất việc làm do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, lao động nông nghiệp ở những vùng thiếu đất sản xuất. Do chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang phục vụ cho xây dựng kết cấu hạ tầng, công nghiệp và đô thị hoá...Chất lượng và cơ cấu lao động chưa đáp ứng được đòi hỏi của thị trường lao động (kể cả trong nước và lao động làm việc ở nước ngoài). Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn vẫn còn cao.

Hiện nay huyện Kinh Môn cũng đang nằm trong xu thế chung của cả nước từng bước tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa trong quá trình đó huyện đã thực hiện các dự án thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị. Hàng triệu lao động lẽ ra được giải quyết việc làm với thu nhập cao, ổn định. Việc thu hồi đất lẽ ra là điều kiện và thời cơ tốt nhất để chuyển

một bộ phận lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều lao động bị thiếu việc làm do sự thất hứa của của các chủ đầu tư khi đầu tư tại địa phương khiến tỷ lệ sử dụng lao động rất thấp. Đồng thời, một bộ phận lớn người lao động không đáp ứng được yêu cầu tay nghề khi làm việc tại các khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều lao động cũng quá độ tuổi tuyển dụng (thường trên 35 tuổi).

Tuy nhiều biện pháp hỗ trợ được đề ra nhưng hiệu quả thực tế vẫn còn cách xa nhu cầu. Một trong những nguyên nhân chủ yếu của hạn chế đó là quy hoạch thu hồi đất chưa gắn với quy hoạch tái định cư, thiếu kế hoạch cụ thể về hỗ trợ dạy nghề và việc làm cho người lao động. Hầu hết nông dân trong hoàn cảnh này đều bị động khi phải chuyển đổi mục đích đất sản xuất. Trong khí đó, khả năng thu hút lao động vào các khu công nghiệp còn thấp (chưa đến 35% tổng số lao động đang làm việc). Đó là chưa kể một lượng lớn lao động không đáp ứng yêu cầu về tay nghề.

Công tác đào tạo nghề cũng còn nhiều bất cập. Các ngành nghề đào tạo vẫn chưa đa dạng để có thể đáp ứng được hết nhu cầu học nghề của người lao động cũng như nhu cầu lao động có khả năng tham gia vào quá trình sản xuất của các doanh nghiệp. Các ngành nghề đào tạo chỉ phù hợp với nam giới nhiều hơn nữ giới. Điều này khiến tỷ lệ lao động nữ giới được đào tạo nghề và có việc làm chỉ bằng một nửa so với số lượng lao động nam giới của huyện hiện nay. Tình trạng thiếu việc làm còn cao. Chính sách tiền lương, thu nhập chưa động viên được người lao động tận tâm với công việc. Đời sống của một bộ phận dân cư còn nhiều khó khăn, xóa đói, giảm nghèo chưa bền vững, tình trạng tái nghèo cao. Khoảng cách chênh lệnh giàu - nghèo còn khá lớn và ngày càng doãng ra.

Với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhanh chóng như hiện nay, các xưởng sản xuất liên tục đổi mới áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào quá trình sản xuất. Chính vì vậy, người lao động cần được đào tạo theo

các thiết bị hiện đại mới có đủ trình độ để đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Điều này cũng một phần do các doanh nghiệp chưa thực sự để tâm đến việc đào tạo cho người lao động.

Người lao động còn thiếu nhiều thông tin về việc làm, nhất là những tiêu chí cần thiết của các nhà tuyển dụng. Phần lớn người lao động chỉ nhìn thấy mục đích trước mắt mà không thấy lợi ích lâu dài từ việc tham gia vào quá trình đào tạo nghề ở các trường học, trung tâm dạy nghề…

Ngoài ra, chất lượng lao động trong những năm gần đây tuy đã được cải thiện đáng kể nhưng vẫn còn thấp. Nguyên nhân là do xuất phát từ một huyện chủ yếu phát triển sản xuất nông nghiệp là chính người lao động có trình độ dân trí thấp. Điều đó khiến các doanh nghiệp dù muốn cũng không thể sử dụng những lao động này.

Vấn đề tạo việc làm cho người lao động tuy đã được Đảng bộ và nhân dân huyện Kinh Môn quan tâm, nhưng còn thiếu các điều kiện đảm bảo để thực hiện, đặc biệt là ngân sách và biện pháp tổ chức thực hiện, chưa có các chính sách thỏa đáng để khai thác hết tiềm năng của lực lượng lao động như chính sách thuế, vốn, đào tạo nguồn nhân lực. Nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm còn thiếu, chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu vay vốn của nhân dân.

Chưa có chính sách đủ mạnh để khuyến khích đầu tư, phát triển thị trường, trong đó thị trường lao động để tạo mở việc làm mới. Thông tin về thị trường lao động chưa được cập nhật đầy đủ, chưa đủ đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời, chính xác để phục vụ cho công tác chỉ đạo, nghiên cứu và hoạch định chính sách.

Một số chương trình dự án đầu tư, lao động chưa được xác định cụ thể như một yếu tố đầu vào quan trọng để thực hiện kế hoạch, ví dụ như các dự án chỉ quan tâm đến mặt bằng, máy móc, thiết bị, nhà xưởng, vốn, còn lao động chưa được xem là nguồn lực chính để quan tâm đúng mức.

Việc triển khai chương trình giải quyết việc làm ở một số xã còn lúng túng, thiếu kinh nghiệm. Công tác kiểm tra giám sát thực hiện chương trình chưa thường xuyên, kịp thời để đề xuất các giải pháp hữu hiệu, bên cạnh đó quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa đồng đều và chưa đủ mạnh để tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu lao động.

Văn hóa phát triển chưa tương xứng với tăng trưởng kinh tế. Quản lý văn hóa còn bất cập; môi trường văn hóa bị xâm hại, thiếu lành mạnh; các tệ nạn xã hội và sự xâm nhập của các sản phẩm và dịch vụ độc hại làm suy đồi đạo đức, nhất là trong thanh, thiếu niên ở mức đáng lo ngại, Chất lượng chăm sóc sức khỏe còn thấp, hệ thống y tế và chất lượng dịch vụ y tế chưa đáp ứng được yêu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân. Vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được kiểm soát chặt chẽ.

Việc phổ biến pháp luật và chính sách bảo vệ môi trường còn thiếu và chậm, thực hiện chưa nghiêm, hiệu lực, hiệu quả còn thấp. Môi trường ở nhiều nơi tiếp tục xuống cấp, một số nơi đã tới mức báo động. Chưa có những giải pháp thực thi để đối phó với sự biến đổi khí hậu; hậu quả thiên tai còn nặng nề; tình trạng chặt phá, cháy rừng còn tiếp tục diễn ra. Ô nhiễm nguồn nước, đất, ô nhiễm không khí còn nghiêm trọng ở một số nơi. Chưa huy động được nhiều nguồn lực để bảo vệ môi trường sinh thái và môi trường sống của nhân dân.

Chính vì những tồn tại trên, huyện cần phải đề ra các chính sách nhằm hỗ trợ tốt hơn nữa trong việc tạo việc làm cho người lao độngtheo hướng phát triển bễn vững, tránh tình trạng thừa lao động trên địa bàn huyện trong khi các doanh nghiệp vẫn còn thiếu lao động.

Chương 3

Một phần của tài liệu VIỆC làm THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN bền VỮNG ở HUYỆN KINH môn TỈNH hải DƯƠNG HIỆN NAY (Trang 77 - 81)