Thực tiễn giải quyết việc làm theo hướng phát triển bễn vững ở huyện Kinh Môn hiện nay.

Một phần của tài liệu VIỆC làm THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN bền VỮNG ở HUYỆN KINH môn TỈNH hải DƯƠNG HIỆN NAY (Trang 62 - 72)

huyện Kinh Môn hiện nay.

Giải quyết việc làm là một trong những vấn đề quan trọng, nó có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, trong những năm qua, Đảng bộ và các cấp chính quyền ở Kinh Môn đã tập trung chỉ đạo và quan tâm sâu sắc đến lĩnh vực này. Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Kinh Môn khoá XXIII đã khẳng định:

Tạo thêm nhiều việc làm mới là mục tiêu và nhiệm vụ cấp bách trong thời gian tới. Tiếp tục thực hiện tốt chương trình quốc gia về giải quyết việc làm trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế, đẩy mạnh và mở rộng các làng nghề truyền thống, tích cực tham gia vào các chương trình xuất khẩu lao động...Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động tại chỗ. Mở rộng mạng lưới và nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo, dạy nghề để tăng khả năng tự tạo việc làm, di chuyển việc làm cho người lao động [15, tr.23].

Thực hiện Nghị quyết của Đại hội, Huyện uỷ Kinh Môn, đã xây dựng chương trình hành động về giải quyết việc làm. Uỷ ban nhân dân huyện đã thành lập Ban chỉ đạo giải quyết việc làm của huyện. Đồng thời tỉnh đã chỉ đạo các ngành quản lý sản xuất kinh doanh xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất, khôi phục lại các nghề truyền thống, tạo đầu ra cho sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất thu hút nhiều lao động. Huyện luôn có chính sách đầu tư thoả đáng về vốn, mặt bằng sản xuất, đào tạo nguồn nhân lực để thu hút các nhà đầu tư vào địa phương làm ăn, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động.

Ngay sau khi thành lập Ban chỉ đạo giải quyết việc làm của huyện, các xã, thị trấn đã tổ chức tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ban chỉ đạo giải quyết việc làm các cấp đã xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể của cấp mình, xây dựng quy chế làm việc, phân công nhiệm vụ của các thành viên Ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch giải quyết việc làm hàng năm để làm cơ sở đánh giá mức độ hoàn thành của mỗi cấp. Các cấp uỷ đảng và chính quyền đã có sự lãnh đạo và chỉ đạo chặt chẽ về công tác giải quyết việc làm, sự kết hợp giữa chính quyền với các tổ chức đoàn thể, các tổ chức xã hội, giữa các ngành ở các cấp từ huyện đến các xã, thị trấn cơ sở. Chương trình giải quyết việc làm của mỗi cấp đều được Hội đồng nhân dân cấp đó thông qua. Ban chỉ đạo giải quyết

việc làm của huyện hàng năm đều tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác giải quyết việc làm ở các xã, thị trấn.

Đi đôi với thu hút vốn đầu tư nước ngoài, huyện đã đầu tư phát triển một số nghề mới như: May, da giầy, khai thác vật liệu xây dựng, chế biến nông sản thực phẩm... Trong nông nghiệp, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, gắn với thâm canh, tăng vụ, nâng cao chất lượng sản phẩm. Huyện đã có chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người lao động để họ nhanh chóng tìm được việc làm như: Cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, tăng cường năng lực hoạt động của các Trung tâm dịch vụ việc làm để dạy nghề, tư vấn giới thiệu việc làm cho người lao động. Cung cấp thông tin về thị trường lao động cho người sử dụng lao động và người lao động. Các trung tâm dịch vụ việc làm của huyện đã thực sự là cầu nối giữa người lao động và người sử dụng lao động. huyện đã xây dựng và triển khai đề án dạy nghề, truyền thống gắn với giải quyết việc làm ở nông thôn. Quy hoạch các cơ sở dạy nghề trên địa bàn huyện; hỗ trợ các cơ sở dạy nghề, truyền nghề truyền thống như nghề nghề mộc, trạm khắc gỗ, Trung tâm khuyến nông, Trung tâm hỗ trợ nông dân của Hội nông dân đã tập huấn chuyển giao công nghệ, hướng dẫn cách làm ăn cho hàng chục ngàn nông dân. Song song với việc giải quyết việc làm ở trong nước, huyện đã xây dựng và triển khai đề án xuất khẩu lao động. Đặc biệt là phong trào giúp nhau về giống, vốn của các tổ chức quần chúng, các đoàn thể như: Công đoàn, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân...Các hoạt động này có tác động lớn đến kết quả giải quyết việc làm. Nhờ đó, công tác giải quyết việc làm đã thu được kết quả đáng khích lệ:

Theo số liệu khảo sát ở 25 xã, thị trấn và các ngành sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện, kết quả giải quyết việc làm trong 4 năm từ 2011- 2014, toàn huyện đã giải quyết việc làm mới cho 9.793 lao động (đạt 82% so với kế hoạch

5 năm 2011 - 2015). Số lao động được thu hút vào các lĩnh vực kinh tế như: công nghiệp - xây dựng: 2.919 lao động, nông - lâm- ngư nghiệp: 4.020 lao động (kể cả cho vay vốn hỗ trợ giải quyết việc làm), dịch vụ và các hoạt động khác: 2.249 lao động, xuất khẩu lao động: 605 lao động. Ước thực hiện giai đoạn 2011 - 2015, toàn huyện giải quyết việc làm cho 12.000 lao động.

Bảng 2.6: Kết quả giải quyết việc làm ở huyện Kinh Môn giai đoạn 2011- 2014

Đơn vị tính: người

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Kinh Môn

Trong đó:

+ Thông qua các chương trình phát triển kinh tế - xã hội đã giải quyết việc làm cho 5.375 lao động (chiếm 71,72% tổng số lao động được giải quyết việc làm). Trong đó:

- Các chương trình phát triển nông nghiệp nông thôn đã tạo việc làm mới cho 4.020 lao động (chiếm 43,81 % tổng số lao động được giải quyết việc làm).

- Chương trình phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng đã giải quyết việc làm mới cho 2.091 lao động (chiếm 27,9% tổng số lao động được giải quyết việc làm)

+ Thông qua các hoạt động dịch vụ:

Trong 3 năm 2011- 2013 thực hiện các hoạt động dịch vụ đã có những chuyển biến tích cực góp phần không nhỏ vào kế hoạch giải quyết việc làm như dịch vụ vận tải hàng hóa và hành khách, dịch vụ tín dụng, ngân hàng, các dịch vụ xung quanh các khu công nghiệp tập trung... Các hoạt động này đã giải quyết được việc làm cho 1.634 lao động (bằng 21,81% tổng số lao động được giải quyết việc làm) ước thực hiện đến hết năm 2014 sẽ giải quyết việc làm cho 2249 lao động.

Do hệ thống cơ chế chính sách về xuất khẩu lao động được hoàn thiện, cùng với một số chính sách hỗ trợ của tỉnh, huyện, kết quả 4 năm 2010- 2013 Kinh Môn đã xuất khẩu được 705 lao động (chiếm 4.50% tổng số lao động được giải quyết việc làm) ước thực hiện đến hết năm 2014 sẽ xuất khẩu được 905 lao động.

Bảng 2.7: Kết quả xuất khẩu lao động của huyện Kinh Môn giai đoạn 2010 - 2014

Đơn vị tính: người

Nguồn: Chương trình giải quyết việc làm giai đoạn 2010-2015 và phương hướng thực hiện 2016-2020 của Huyện ủy Kinh Môn

+ Thông qua đề án cho vay vốn hỗ trợ việc làm:

Trong 8 năm 2005- 2013 thực hiện công tác cho vay vốn hỗ trợ việc làm đã tạo việc làm mới cho 1.834 lao động. Trong nguồn vốn cho vay hỗ trợ việc làm, đến nay toàn huyện có số dư là 3,271 tỷ đồng (trong đó ngân sách Trung ương là 2,192 tỷ đồng, Ngân sách địa phương là 1,079 tỷ đồng). Hàng năm, do được bố trí và giải ngân sớm cùng với sự chỉ đạo quyết liệt thu hồi vốn, tỷ lệ nợ đọng đã giảm từ 6,2% năm 2005 xuống còn 3,1% năm 2013; ước tính đến hết năm 2014 cho vay 568 dự án với số tiền là 7,208 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 2.535 lao động.

Bảng 2.8: Kết quả cho vay vốn giải quyết việc làm của huyện Kinh Môn giai đoạn 2005 - 2014

Nguồn: Báo cáoQuy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội huyện Kinh Môn đến năm 2015 tầm nhìn 2020.

Ngoài số vốn hỗ trợ việc làm theo dự án vay vốn 120, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng nông nghiệp và các tổ chức tín dụng đã huy động được một lượng vốn lớn cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, các hộ

gia đình vay để phát triển sản xuất, xoá đói giảm nghèo đã góp phần tạo việc làm mới và tăng thời gian lao động ở nông thôn.

Bên cạnh đó trong cơ chế thị trường, khu kinh tế phi chính thức có điều kiện phát triển rộng rãi. Đây là lĩnh vực có ưu thế trong tạo việc làm cho người lao động, nhất là lao động nữ ở khu vực nông thôn trong lúc nông nhàn. Khu vực kinh tế phi chính thức bao gồm những hoạt động sản xuất kinh doanh có qui mô nhỏ, vốn ít, lao động thủ công là chính, dễ đào tạo hoặc không cần phải qua đào tạo, khối lượng sản phẩm làm ra nhỏ: địa điểm kinh doanh không cố định. Hoạt động sản xuất trong khu vực này có tính linh hoạt cao, dễ chuyển đổi từ dạng này sang dạng khác. Các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh chủ yếu tự hành nghề, sử dụng lao động gia đình hay thuê một vài công nhân. Đặc điểm đó của hoạt động sản xuất kinh doanh trong khu vực này rất phù hợp với lực lượng lao động ở khu vực nông thôn. Tranh thủ lúc nông nhàn, người lao động có thể chạy chợ, thu gom phế liệu, kinh doanh ăn uống, dịch vụ, may mặc... tại các chợ nông thôn, thị tứ, thị trấn...

Hoạt động sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế phi chính thức chủ yếu là hoạt động tự tạo việc làm của người lao động nghèo, đa số phụ nữ nông thôn, công việc có thu nhập thấp, không ổn định, điều kiện làm việc còn vất vả. Chính vì vậy người lao động phải làm nhiều giờ trong ngày, nhiều ngày trong tháng “lấy công làm lãi” để tăng thu nhập cho gia đình.

Có thể nói điều kiện làm việc của lực lượng lao động nông thôn trong khu vực kinh tế phi chính thức còn nghèo nàn, với kỹ thuật thủ công và năng suất thấp. Nhưng trước mắt sự phát triển của khu vực kinh tế này sẽ tạo việc làm, khắc phục tình trạng thiếu việc làm của lao động nông thôn và tăng thu nhập cho gia đình họ. Mặt khác, sự phát triển sôi động những hoạt động sản xuất kinh doanh trong khu vực này sẽ tạo điều kiện cho người lao động ở nông thôn thích ứng với cơ chế thị trường, nhanh nhạy trong tìm kiếm cơ hội có việc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

làm và phát triển nhận thức mới về việc làm “có thể làm bất kỳ việc gì pháp luật không cấm để có thu nhập” cho người lao động ở khu vực này.

+ Về công tác dạy nghề:

Trong 4 năm từ năm 2010 đến hết năm 2013, các cơ sở đã dạy nghề, truyền nghề cho 2.878 lao động, ước tính đến hết năm 2014 dạy nghề, truyền nghề cho 3.513 lao động.

Như vậy, số lao động đào tạo nghề đến hết năm 2013 là 3,5% tổng số lao động có việc làm. Ước tính đến hết năm 2014, lao động qua đào tạo đạt 25.81% (trong đó: đào tạo nghề là 4.27%)

Theo báo cáo thống kế của các xã, thị trấn trong toàn huyện hiện có khoảng 268 cơ sở vừa sản xuất vừa dạy nghề cho hàng nghìn lao động trong đó nghề mộc có 60 cơ sở, nghề xây có 46 cơ sở, cơ khí, gò, hàn, đóng tàu có 64 cơ sở, sửa chữa điện tử có 10 cơ sở, sửa chữa xe máy có 37 cơ sở, may mặc có 51 cơ sở, ngoài ra còn có các làng nghề ươm tơ ở Hà Tràng (xã Thăng Long), làng nghề chế biến hành mủa ở An Thủy (xã Hiến Thành), làm giò ở Thái Thịnh.

Bảng 2.9: Kết quả dạy nghề huyện Kinh Môn giai đoạn 2011- 2014

Đơn vị tính: Người

Nguồn: Chương trình giải quyết việc làm giai đoạn 2010-2015 và phương hướng thực hiện 2016-2020 của huyện ủy Kinh Môn.

- Về hệ thống khuyến nông:

Hệ thống khuyến nông từ huyện đến các xã, thị trấn được củng cố, tăng cường cả về số lượng lẫn chất lượng từng bước hoạt động có hiệu quả. Sau 4 năm phối hợp với các tổ chức đoàn thể mở 89 lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho hàng nghìn lượt nông dân (tập trung vào các nhóm nghề: trồng trọt; chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản; bảo vệ động, thực vật; xử lý chất thải nông nghiệp; bảo quản và chế biến sau thu hoạch...)

+ Trong nông nghiệp:

Huyện Kinh Môn với đặc điểm là một huyện nông nghệp. Hệ thống canh tác truyền thống lạc hậu, manh mún với công cụ thô sơ, hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường thấp sang mô hình hệ thống canh tác tiến bộ theo hướng sản xuất hàng hóa, hiện nay toàn hyện đã xuất hiện nhiều mô hình trang trại tồng hợp, vươn đồi, vườn rừng, vườn ao chuồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, bễn vững ( đưa hệ số sử dụng đất lên 2 – 3 lần và hiệu quả sử dụng đất ngày một nâng cao) đồng thời do có sự chỉ đạo tập trung thâm canh đất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu và năng suất cây trồng, vật nuôi và có sự đầu tư đúng hướng trong nông nghiệp, từng bước đã hình thành một số mô hình trang trại sản xuất rau an toàn, vùng sản xuất nông sản tập trung, ( trồng hành tỏi tập trung ở các xã Thất Hùng, Bạch Đằng, Hiệp Hòa, An Phụ; lúa nếp hoa vàng ở Duy Tân, Phạm Mệnh, An Sinh) chuyển đổi cây có hiệu quả thấp sang cây có hiệu quả cao như chuyển từ cấy lúa sang tròng các lạo cây như Đào, sắn dây… hoặc chuyển thành vùng nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi theo mô hình công nghiệp tập trung hoặc bán tập trung tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập trung lực lượng lao động sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tận dụng được thời gian nông nhàn của nông dân góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực nông thôn. Vì vậy, giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản vẫn tăng bình quân 14.2%/năm, từ 2006- 2013 đã ổn định việc làm cho 4.305 lao động và thu hút thêm 1.814 lao động.

Nhưng do diện tích đất canh tác bình quân giảm do chuyển sang làm đường giao thông, các công trình thủy lợi, xây dựng các cụm công nghiệp, khu công nghiệp tập trung, phát triển nhà ở khu dân cư...trong khi lực lượng lao động lại tăng tự nhiên khoảng 1.000người/năm, các ngành nghề phi nông nghiệp lại chưa mở mang thêm cho nên số lao động không đủ việc làm tăng. Vì vậy, thời gian có việc làm của lao động nông thôn năm 2013 chỉ đạt 81,1% (mục tiêu năm

2004, thời gian lao động ở nông thôn là 85%), đặc biệt trong 159,97 ha đất nông nghiệp chuyển sang phục vụ cho các chương trình phát triển kinh tế đã có 1.965 lao động không có việc làm hoặc thiếu việc làm, trong khi Nhà nước chưa có chính sách, giải pháp đồng bộ để giải quyết việc làm cho số lao động nói trên.

+ Trong công nghiệp - xây dựng:

Chương trình phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng đóng vai trò quyết định đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và giải quyết việc làm. Trong những năm qua, do nguồn vốn huy động đầu tư vào sản xuất, phát triển kết cấu hạ tầng tăng nhanh nên sản xuất công nghiệp đã phát triển với tốc độ cao, cơ cấu ngành nghề chuyển dịch theo hướng tăng ngành nghề thu hút nhiều lao động như: May mặc, giày dép, chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất giấy. đặc biệt huyện đã xây dựng được 1 nhà máy xử lý rác thải. Các doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh, trong 4 năm từ 2000- 2013 đã có 5 doanh nghiệp đăng ký hoạt động. Một số làng nghề: Trạm khắc

Một phần của tài liệu VIỆC làm THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN bền VỮNG ở HUYỆN KINH môn TỈNH hải DƯƠNG HIỆN NAY (Trang 62 - 72)