Xu hướng về tạo việc là mở Kinh Môn

Một phần của tài liệu VIỆC làm THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN bền VỮNG ở HUYỆN KINH môn TỈNH hải DƯƠNG HIỆN NAY (Trang 82 - 87)

Xu hướng chung về tạo việc làm ở huyện Kinh Môn là tăng tổng vốn đầu tư để giải quyết việc làm dẫn đến tăng cầu lao động và tăng năng suất lao động, tạo động lực làm biến đổi sâu sắc cơ cấu và chất lượng việc làm.

Căn cứ vào tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân hàng năm (1,17%/năm) thì dân số huyện Kinh Môn đến năm 2014 sẽ là 164.000 người.Tương ứng số

người trong độ tuổi lao động cũng sẽ tăng lên rất nhanh. Bình quân hàng năm số lao động cần giải quyết việc làm khoảng hơn 1.000 người. Như vậy lực lượng lao động tăng nhanh mâu thuẫn với khả năng giải quyết việc làm có hạn ngày càng trở nên gay gắt.

Vấn đề việc làm luôn được Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Kinh Môn quan tâm dự kiến mỗi năm tạo việc làm mới cho từ 2 đến 3 nghìn lao động. Như vậy trong 5 năm sẽ tạo việc làm cho trên 16.119 người.

Bảng 3.1: Kế hoạch giải quyết việc làm huyện Kinh Môn giai đoạn 2015- 2020

Nguồn: Chương trình giải quyết việc làm giai đoạn 2010 -2015 của Huyện ủy Kinh Môn.

Dự kiến đến 2015 có 35 - 40% lao động được qua đào tạo; năm 2020 có 70 - 80% số lao động có tay nghề, có kỹ năng. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị năm 2020 giảm xuống 3%, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn tăng lên là 84%.

Bảng 3.2: Dự báo về lao động việc làm ở huyện Kinh Môn đến năm 2020

Nguồn: Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Kinh Môn đến năm 2015 tầm nhìn 2020.

Xu hướng tạo việc làm ở Kinh Môn gắn liền với việc tạo dựng một nền sản xuất có hiệu quả cao trên cơ sở đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH sản xuất công, nông nghiệp và dịch vụ; xây dựng kết cấu hạ tầng tương ứng với vị thế địa-kinh tế của huyện và tiến những bước vững chắc, tạo tiền đề cho bước phát triển nhanh. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 12,5% năm, giái trị sản xuất tăng 19%/năm trong đó giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp - thủy sản 4%/năm, công nghiệp - xây dựng 23,5% năm và dịch vụ 15,5%/năm. Cơ cấu kinh tế năm 2020 dự kiến: nông - lâm - thủy sản khoảng 10%, công nghiệp - xây dựng khoảng 73.5% và dịch vụ khoảng 16.5%.

Nông - lâm nghiệp - thủy sản: Tăng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp thông qua chuyển hướng sản xuất nông sản phẩm có hàm lượng tri thức cao, dựa trên yếu tố tăng trưởng chính là công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ sinh học. Chuyển đổi nhanh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn, chuyển dịch cơ cấu nội ngành giữa nông nghiệp - thủy sản, giữa trồng trọt - công nghiệp dịch vụ; phát triển chăn nuôi thủy sản có giá trị cao như lợn sữa, cá, trồng rau sạch, cây ăn quả giá trị kinh tế cao, đẩy mạnh trồng hoa, cây cảnh... Hình thành các vùng chuyên canh, tạo ra sản phẩm hàng hóa quy mô lớn, chất lượng đồng đều. Phát triển mạnh các ngành nghề phi nông nghiệp, giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp thuần tuý, tăng thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn nhằm giải quyết việc làm tại chỗ, tăng thu nhập cho người lao động. Hướng tập trung:

- Giữ vững và phát triển các làng nghề truyền thống; mở thêm các làng nghề mới; tạo điều kiện hình thành nhiều loại hình doanh nghiệp mới với quy mô khác nhau trong nông thôn. Hình thành các cụm công nghiệp với ngành nghề chủ yếu như: sản xuất giày dép, may mặc, Cơ khí, chế biến nông sản...

- Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển công nghiệp và dịch vụ trong nông thôn; tranh thủ nguồn tài trợ của các tổ chức trong và ngoài nước cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho phát triển công nghiệp nông thôn....

- Mở rộng và đa dạng hoá ngành nghề, hình thức đào tạo nguồn lao động trong nông thôn cho công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, đáp ứng yêu cầu của sản xuất.

Bảng 3.3: Dự báo lao động trong các ngành kinh tế quốc dân ở Kinh Môn đến năm 2020

Nguồn: Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Kinh Môn đến năm 2015 tầm nhìn 2020.

Công nghiệp - xây dựng: phương hướng chung là tập trung đầu tư vào các ngành công nghiệp có ưu thế tạo sự chuyển biến rõ rệt về chất lượng, hiệu quả, nâng cao sức cạnh tranh, đồng thời lập các dự án nghiên cứu thu hút các ngành công nghiệp công nghệ cao phù hợp với xu thế phát triển, đáp ứng nhu cầu của tiến trình công nghiệp hoá. Đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật lành nghề, có tay nghề cao; kết hợp công nghiệp với các ngành sản xuất khác, du lịch, dịch vụ...

Chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế công nghiệp theo hướng hiện đại hoá. Thời kỳ 2016 - 2020 phát triển các ngành mũi nhọn như vật liệu mới, công nghiệp lắp ráp, cơ khí chế tạo thiết bị, linh kiện phụ tùng thay thế, cơ khí chế tạo máy công cụ, máy xây dựng, công nghiệp tạo nguyên liệu...

Về lao động: Nghiên cứu và có kế hoạch đào tạo tay nghề cho đội ngũ lao động, đáp ứng nhu cầu lao động cả về số lượng, chất lượng và ngành nghề cho sản xuất công nghiệp. Tạo điều kiện để các doanh nghiệp có biện pháp bảo đảm việc làm, đời sống vật chất cho người lao động.

Dự kiến tốc độ tăng trưởng các ngành dịch vụ trong khoảng 11 - 12%/ năm giai đoạn 2016 - 2020, đóng góp khoảng 30 - 32% GDP của tỉnh vào năm 2010. Phát triển đồng bộ thương mại gồm cả nội thương, ngoại thương, đảm bảo hàng hóa lưu thông thông suốt, rộng rãi tất cả các loại thị trường. Phát triển hoạt động xuất khẩu với nhịp độ cao hơn thời kỳ trước đây.

Khối lượng vận tải hành khách bình quân hàng năm giai đoạn đến 2005 tăng 7,4%, giai đoạn 2006 - 2010 tăng 8%. Khối lượng luân chuyển hành khách giai đoạn 2005 tăng 6,7%, giai đoạn 2006 - 2010 tăng 9%. Khối lượng vận chuyển hàng hóa bình quân hàng năm giai đoạn 2005 tăng 7,7,%/năm, giai đoạn 2006 - 2010 tăng 15%. Khối lượng luân chuyển hàng hóa giai đoạn 2005 - 7,8%/năm giai đoạn 2006 - 2010 tăng 16%/năm.

Giáo dục - đào tạo - y tế: Huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng trường và dụng cụ dạy học đảm bảo việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Phát triển các trường ngoài công lập, các trung tâm học tập cộng đồng và hệ thống giáo dục không chính quy để tạo điều kiện cho mọi người có thể thực hiện được mong muốn học suốt đời ở mọi trình độ phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của mình. Hình thành hệ thống trường dạy nghề cung ứng lao động qua đào tạo cho nhu cầu về lao động trong huyện. Phấn đấu đến năm 2020 có 30 - 32% lao động được qua đào tạo.

Bảng 3.4: Tổng hợp kế hoạch đào tạo nghề huyện Kinh Môn năm 2015 - 2020

Nguồn: Kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực giai đoạn 2015-2020 của UBND huyện Kinh Môn tháng 10/2014.

Đến năm 2015 dự kiến đầu tư cho sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ đạt trên 6% tổng chi ngân sách địa phương (hiện nay là 5%).

Lồng ghép chương trình xoá đói giảm nghèo với các chương trình phát triển kinh tế, tiếp tục thực hiện chiến lược quốc gia về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo. Đến năm 2020 về cơ bản không còn hộ nghèo (theo tiêu chí hiện nay), đảm bảo mức sống dân cư tối thiểu. Tăng cường giáo dục nhận thức về mối quan hệ giữa dân số và phát triển. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là đối với các xã khó khăn. Hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề nhằm đảm bảo cho các hộ nghèo có việc làm ổn định, tăng thu nhập, nâng cao mức sống. Đảm bảo tín dụng cho người nghèo, hỗ trợ người nghèo về y tế và giáo dục.

Một phần của tài liệu VIỆC làm THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN bền VỮNG ở HUYỆN KINH môn TỈNH hải DƯƠNG HIỆN NAY (Trang 82 - 87)