Bài học tham khảo với tỉnh Kiên Giang

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển kinh tế hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh kiên giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 32 - 34)

Kinh tế HTX trong nông nghiệp là hình thức tổ chức sản xuất và là biện pháp thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững, HTX là con đường để thực hiện xã hội hóa nông nghiệp góp phần cải thiện thu nhập hộ nông dân. Con đường hình thành và phát triển kinh tế HTX trong nông nghiệp là kinh tế hộ gia đình, không có sự áp đặt từ trên xuống mà là tự nguyện từ dưới lên, không phải trên cơ sở tập thể hóa tư liệu sản xuất mà cùng nhau góp vốn, góp sức và phân chia lợi ích với nhau.

Với điều kiện sản xuất nông nghiệp nước ta nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng để giúp các hộ nông dân cải thiện điều kiện sản xuất cần phải liên kết các hoạt động đầu ra, đầu vào cho họ dưới hình thức HTX trong nông nghiệp, thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nông nghiệp như cung ứng hàng hóa, vật tư đầu vào cho sản xuất nông nghiệp; giúp nông dân tiêu thị sản phẩm nông sản; tạo lợi thế cạnh tranh cho hộ nông dân khi mua và bán hàng hóa; liên kết nông dân lại nhằm sử dụng hết công suất máy móc, thiết bị phục vụ nông nghiệp; đào tạo năng lực quản lý và áp dụng kỹ thuật cho nông dân.

Để kinh tế HTX trong nông nghiệp ra đời và phát triển cần sự hỗ trợ của Nhà nước và chính quyền địa phương như hệ thống pháp lý về HTX; hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; tuyên truyền, khuyến khích, quảng bá hình ảnh cho các HTX; tạo điều kiện cho HTX trong nông nghiệp tiếp cận và sử dụng các nguồn vốn có hiệu quả; tạo điều kiện để HTX ứng dụng khoa học kỹ thuật, tham gia các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; bảo đảm địa vị pháp lý và điều kiện sản xuất, kinh doanh của HTX bình đẳng với các loại hình doanh nghiệp khác; tôn trọng quyền tự chủ, tự quyết, tự chịu trách nhiệm của HTX, không can thiệp vào công việc quản lý nội bộ và hoạt động hợp pháp của HTX.

Quan niệm về kinh tế HTX trong nông nghiệp phải được hiểu là không chỉ giới hạn trong lĩnh vực nông nghiệp mà liên quan đến tất cả lĩnh vực, các khâu dịch vụ liên quan

đến đời sống người dân ở nông thôn, từ đó nên hiểu rộng hơn là HTX nông nghiệp đa chức năng, đa lĩnh vực nhằm phục vụ nông thôn để có chính sách khuyến khích phát triển. HTX trong nông nghiệp khi tổ chức thực hiện các nội dung hợp tác phải làm tốt hơn so với hộ gia đình cá thể, doanh nghiệp. Mạnh dạn mở rộng liên kết với các HTX bạn, doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân; chủ động tìm kết sự hợp tác và hỗ trợ của các nhà quan khoa học, cơ quan nhằm nâng cao trình độ quản lý sản xuất, kinh doanh của HTX và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường.

Về tổ chức, nên hình thành hệ thống tổ chức cung cấp dịch vụ chuyên ngành từ trên xuống, hệ thống chế biến và tiêu thụ nông sản. Về quy mô, hợp nhất các HTX có hoạt động quy mô nhỏ thành HTX quy mô lớn với hình thức là HTX nông nghiệp đa chức năng nhằm tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao khả năng quản lý và chuyên môn hóa, hiện đại hóa. Vì vậy, tỉnh Kiên Giang cần củng cố, sắp xếp, hợp nhất, tổ chức lại hệ thống HTX trong nông nghiệp quy mô nhỏ, thiếu cơ sở vật chất, đội ngũ quản lý yếu thành những HTX hoạt động có hiệu quả hơn.

Về đội ngũ cán bộ quản lý HTX trong nông nghiệp, các cơ quan chuyên môn về lĩnh vực HTX của tỉnh Kiên Giang cần xem xét lại công tác đào tạo cán bộ, cần mở thêm các chương trình đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và điều hành HTX, quan tâm đến vấn đề đào tạo nguồn nhân lực để phát triển KTTT. Nếu làm tốt vấn đề này sẽ giúp HTX phát triển bền vững. HTX trong nông nghiệp phải chú trọng công tác khuyến nông, quy hoạch phát triển sản xuất, coi đây là phương tiện giúp hộ thành viên tăng thu nhập, cải thiện điều kiện sống của mình và của cộng đồng nông thôn; cán bộ quản lý HTX phải coi trọng thay đổi tư tưởng phong cách, lề lối, tập quán sản xuất của HTX là mục tiêu của mình thì mới giúp ích nhiều cho HTX trong việc tồn tại và phát triển, mới trở thành lực lượng sản xuất hàng hóa trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Ngoài cơ chế, chính pháp luật của Đảng và Nhà nước đã và đang ban hành và tỉnh Kiên Giang cần định hướng về vai trò và vị trí của kinh tế HTX trong nông nghiệp trong thời gian tới, xem xét HTX trong nông nghiệp có phải là nhân tố chi phối sự phát triển của nông nghiệp, nông dân, nông thôn hay không; hay HTX chỉ là những tác nhân cung cấp những dịch vụ thông thường cho hộ nông dân. Nếu muốn phong trào phát triển KTTT lên một tầm cao mới đòi hỏi phải làm những gì, đầu tư ra sao, đội ngũ quản lý HTX như thế nào. Để từ đó, chúng ta đề ra các biện pháp để HTX trong nông nghiệp trở thành địa chỉ đáng tin cậy của hộ nông dân, người tiêu dùng và đơn vị doanh nghiệp.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HTX TRONG NÔNG NGHIỆP

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển kinh tế hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh kiên giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 32 - 34)