Giải pháp về cơ chế chính sách phát triển HTX trong nông nghiệp

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển kinh tế hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh kiên giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 82 - 88)

Tỉnh Kiên Giang xác định phát triển kinh tế HTX trong nông nghiệp có vai trò, vị trí hết sức quan trọng trong quá trình CNH - HĐH đất nước và xây dựng nông thôn mới. Hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn đã được quan tâm đầu tư nhưng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh, trong đó hệ thống HTX trong nông nghiệp có cơ sở vật chất phục vụ sản xuất đầu tư xây dựng chưa đồng bộ, còn thiếu nhiều, vốn hoạt động sản xuất, kinh doanh của HTX ít, chưa đáp ứng được nhu cầu của thành viên ngày càng đa dạng và phong phú. Vì vậy, để thúc đẩy kinh tế HTX trong nông nghiệp của tỉnh phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, trong thời gian tới cần đưa ra một số cơ chế chính sách phát triển HTX trong nông nghiệp như sau:

3.2.4.1. Chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực

Nhà nước hỗ trợ kinh phí đào tạo chính quy, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật đối với cán bộ quản lý HTX, thành viên HTX.

Khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng được Nhà nước hỗ trợ như sau: Tiền vé đi - về (trừ vé máy bay) từ trụ sở HTX đến cơ sở đào tạo; kinh phí mua tài liệu; tham quan, khảo sát; hỗ trợ 50% chi phí ăn, ở theo quy định của cơ sở đào tạo. Phải đáp ứng được các điều kiện sau: Tuổi không quá 40; đủ điều kiện tuyển sinh của cơ sở đào tạo; có quyết định của đi học của HTX; cam kết phục vụ cho HTX ít nhất 5 năm.

Để thực hiện tốt chính sách này có một số kiến nghị sau: Có một đầu mối thực hiện chính sách này, quy định trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc tổ chức thực hiện, tránh tình trạng “mạnh ai nấy làm”; tăng cường cán bộ có trình độ chuyên môn làm việc tại HTX; chính sách ưu đãi đào tạo cán bộ trẻ năng lực lực làm việc lâu dài tại HTX; tăng mức chi hỗ trợ cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.

3.2.4.2. Chính sách xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường

Nhà nước hỗ trợ HTX trong nông nghiệp tham gia các triển lãm trong và ngoài nước; tổ chức các hội chợ, triển lãm dành riêng cho khu vực HTX; xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa, xây dựng và triển khai cổng thông tin điện tử, sàn giao dịch thương mại điện tử cho các HTX.

Nhà nước hỗ trợ 100% cho các nội dung: Tổ chức phổ biến kiến thức và tư vấn về phát triển sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm; đào tạo, tập huấn ngắn hạn trong và ngoài nước nhằm nâng cao nghiệp vụ xúc tiến thương mại; tham gia hội chợ triển lãm thương mại; tuyên truyền, quảng bá và mời khách đến giao dịch; tổ chức đoàn giao dịch tại nước ngoài; tổ chức đoàn doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam giao dịch mua hàng; tổ chức hội nghị quốc tế ngành hàng xuất khẩu tại Việt Nam; các hoạt động xúc tiến thương mại đã thực hiện và có hiệu quả trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu; điều tra, khảo sát, nghiên cứu thị trường trong nước, xây dựng cơ sở dữ liệu quan trọng các mặt hàng quan trọng, thiết yếu; tuyên truyền, nâng cao kiến thức cộng đồng về hàng hóa và dịch vụ Việt Nam; đào tạo, tập huấn ngắn hạn về kỹ năng kinh doanh, tổ chức mạng lưới bán lẻ; chương trình xúc tiến thương mại tại miền núi, biên giới và hải đảo. Hỗ trợ 70% cho các nội dung: thông tin thương mại, nghiên cứu thị trường, xây dựng cơ sở dữ liệu các thị trường xuất khẩu trọng điểm theo các ngành hàng; tuyên truyền xuất khẩu; hợp đồng với chuyên gia tư vấn; tổ chức hoạt động xúc tiến tổng hợp; tổ chức các hoạt động bán hàng. Hỗ trợ 50% cho các nội dung: Tổ chức hội chợ triển lãm định hướng xuất khẩu tại Việt Nam; tổ chức hội chợ, hàng tiêu dùng tổng hợp; hỗ trợ công tác quy hoạch, quản lý, vận hành cơ sở hạ tầng thương mại; tổ chức các sự kiện xúc tiến thương mại thị trường trong nước tổng hợp.

3.2.4.3. Ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới

Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia và tỉnh hàng năm dành một phần kinh phí hỗ trợ các HTX trong nông nghiệp đổi mới, ứng dụng công nghệ và thông báo kết quả thực hiện cho cơ quan quản lý Nhà nước về HTX.

Nhà nước hỗ trợ nghiên cứu khoa học công nghệ từ nguồn kinh phí sự nghiệp nghiên cứu khoa học công nghệ đối với HTX có dự án nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

HTX trong nông nghiệp có dự án ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới được ưu đãi vay vốn trung và dài hạn để phát triển sản xuất, kinh doanh và làm dịch vụ cho thành viên HTX. HTX tổ chức tập huấn cho thành viên HTX để tiếp thu công nghệ mới nhằm phát triển kinh tế - xã hội và được Nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí thực hiện. Ngoài ra, HTX trong nông nghiệp còn được hưởng các chính sách khuyến nông, khuyến ngư và khuyến công theo quy định Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Chính phủ về “Khuyến nông” và Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ về “Khuyến công”.

3.2.4.4. Chính sách tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ phát triển HTX

HTX trong nông nghiệp có dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng năng lực sản xuất, kinh doanh; hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn được ưu đãi về lãi suất và bảo lãnh tín dụng từ quỹ phát triển HTX; ưu tiên vay vốn tín dụng từ ngân hàng phát triển và các tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật; được vay ưu đãi theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Quỹ hỗ trợ phát triển HTX thực hiện nhiệm vụ bảo lãnh tín dụng và hỗ trợ lãi suất đối với các HTX trong nông nghiệp.

HTX trong nông nghiệp được Nhà nước hỗ trợ lãi suất cho vay vốn trung và dài hạn để thực hiện đầu tư mới, phát triển sản xuất, kinh doanh, kết cấu hạ tầng. Thời hạn hỗ trợ lãi xuất tối đa là 24 tháng, kể từ ngày giải ngân khoản vay.

3.2.4.5. Chính sách tạo điều kiện tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội

HTX trong nông nghiệp có đủ năng lực được ưu tiên tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội sau đây:

- Các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn và quản lý các công trình sau khi hoàn thành, kể cả công trình chợ và công trình hạ tầng phục vụ phát triển cụm công nghiệp và cụm làng nghề ở nông thôn.

- Các dự án, chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác trên địa bàn phù hợp vời khả năng của HTX.

Hàng năm, các HTX trong nông nghiệp phải chủ động đăng ký với cơ quan quản lý các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương về nhu cầu và khả năng tham gia triển khai các dự án thuộc chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội để được hỗ trợ, ưu tiên tham gia.

3.2.4.6. Chính sách thành lập mới HTX

Sáng lập viên HTX được cung cấp miễn phí thông tin, tư vấn, tập huấn về quy định pháp luật HTX trước khi thành lập HTX.

HTX trong nông nghiệp được hỗ trợ tư vấn xây dựng điều lệ, hướng dẫn và thực hiện các thủ tục thành lập, đăng ký và tổ chức hoạt động của HTX.

Nhà nước có chính sách khuyến khích hỗ trợ thành lập mới HTX, đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến quan điểm, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về HTX.

3.2.4.7. Hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng

Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng bao gồm trụ sở, sân phơi, nhà kho, xưởng sơ chế, chế biến, điện, nước sinh hoạt, chợ, công trình thủy lợi, cơ sở hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản, cửa hàng vật tư nông nghiệp, giao thông nội đồng phục vụ sản xuất, kinh doanh cho cộng đồng thành viên HTX trên cơ sở dự án được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Các công trình kết cấu hạ tầng được Nhà nước hỗ trợ xây dựng, sau khi hoàn thành là tài sản không chia của HTX; HTX chịu trách nhiệm bảo quản, duy tu và bảo dưỡng các công trình trong quá trình sử dụng.

Nhà nước hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đối với các lĩnh vực quan trọng, chương trình kinh tế lớn có tác động đến chuyển dịch cơ cấu, tăng trưởng kinh tế bền vững nhưng không được ngân sách nhà nước cấp phát hoặc ngân hàng thương mại không cho vay theo điều kiện thông thường vì có yếu tố rủi ro. Nhà nước khuyến khích và có chính sách ưu đãi cho HTX trong nông nghiệp đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

3.2.4.8. Chính sách giao đất, cho thuê đất để phục vụ hoạt động của HTX

Việc hỗ trợ đất đai đối với HTX được thực hiện theo quy định pháp luật về đất đai. HTX trong nông nghiệp có thể xin giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc không thu tiền sử dụng đất, xin thuê đất để phục vụ cơ sở sản xuất, kinh doanh và làm dịch vụ trực tiếp cho thành viên HTX.

Các trường hợp HTX trong nông nghiệp được miễn, giảm tiền sử dụng đất: HTX được giao đất sử dụng làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; được giao đất sử dụng vào mục đích đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê; được giao đất để xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh; được giao đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản.

Các trường hợp HTX trong nông nghiệp được miễn, giảm tiền thuê đất, mặt nước: HTX thuê đất làm mặt bằng cơ sở sản xuất, kinh doanh, hoạt động khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm; thuê đất để thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản; thuê đất để xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh; thuê mặt nước, mặt biển để thực hiện dự án đầu tư.

3.2.4.9. Chính sách ưu đãi về tín dụng

Các HTX trong nông nghiệp thành lập mới hoặc có dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh được ưu tiên vay vốn từ các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.

Các HTX trong nông nghiệp có dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu thuộc diện ưu đãi đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.

HTX trong nông nghiệp được vay không có đảm bảo bằng tài sản để thực hiện phương án hoặc dự án sản xuất, kinh doanh thuộc các lĩnh vực cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn quy định tại Nghị định số 41/2010/NĐ-CP với mức tối đa là 500 triệu đồng.

3.2.4.10. Chính sách hỗ trợ vốn, giống khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh

Tùy theo mức độ thiệt hại, tính chất nguy hiểm của dịch bệnh và nhu cầu thực tế, HTX trong nông nghiệp được hưởng chính sách hỗ trợ, ưu đãi về vốn, giống khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh theo quy định của pháp luật về việc hỗ trợ giống, cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất đối với vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

3.2.4..11 Chính sách hỗ trợ chế biến sản phẩm

HTX trong nông nghiệp có nhu cầu chế biến sản phẩm được hỗ trợ nghiên cứu xây dựng dự án đầu tư chế biến sản phẩm theo quy định của pháp luật.

HTX được ưu đãi về tín dụng trong việc triển khai dự án đầu tư chế biển sản phẩm. Nhà nước hỗ trợ cho các dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng hoặc các dự án nâng cấp, thay đổi công nghệ tiên tiến, dây chuyền, thiết bị hiện đại trong chế biến nông sản, thủy sản bằng hình thức cho vay với mức tối đa là 50 tỷ đồng và hỗ trợ lãi suất trong 3 năm đầu (năm thứ nhất hỗ trợ 50% lãi suất vốn vay, năm thứ hai hỗ trợ 40 lãi suất vốn vay, năm thứ ba hỗ trợ 30% vốn vay).

3.2.4.12. Cơ chế huy động các nguồn vốn phát triển HTX trong nông nghiệp

Trong thời gian vừa qua, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, một số HTX trong nông nghiệp đã tận dụng và quan tâm đầu tư các công trình hạ tầng thiết yếu phục vụ cho sản xuất như thủy lợi nội đồng, giao thông, điện, bơm tưới, khoa học kỹ thuật,… từ tài sản của tập thể, vốn đóng góp và vốn vay của thành viên HTX, vốn hỗ trợ nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh của HTX. Trong thời gian tới, TW và tỉnh nên tăng cường đầu tư hơn nữa để HTX trong nông nghiệp có điều kiện phát triển, đồng thời các ngành chuyên môn có trách nhiệm lồng ghép các chương trình, dự án nhằm giúp HTX trong nông nghiệp thực hiện có hiệu quả phương án sản xuất, kinh doanh, tạo tiền đề cho HTX phát triển theo hướng bền vững.

Thực hiện Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về “Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn” để đầu tư trong các lĩnh vực như

sản xuất trong lĩnh vực nông, lâm, ngư, diêm nghiệp; phát triển ngành nghề tại nông thôn; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn; chế biến, tiêu thụ các sản phẩm nông, lâm thủy sản và nghề muối; kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ phục vụ nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản; các chương trình phát triển kinh tế. Thực hiện Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về “Chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp” thì HTX được vay 100% giá trị hàng hóa theo quy định và hỗ trợ 100% lãi suất trong 2 năm đầu và 50% lãi suất trong năm thứ 3 để mua sắm may móc thiết bị phục vụ sản xuất như máy làm đất, san phẳng đồng ruộng, máy thu hoạch, máy sấy nông sản, máy móc thiết bị sử dụng trong chăn nuôi, thủy sản; hệ thống thiết bị tưới tiết kiệm nước trong sản xuất nông nghiệp; các loại máy móc, thiết bị phục vụ đánh bắt xa bờ; máy, thiết bị chế biến sản phẩm từ chế và phụ phẩm nông nghiệp, thủy sản; kho, thiết bị sử dụng chứa, bảo quản thóc quy mô hộ gia đình; các loại máy kéo, động cơ diezen sử dụng trong nông nghiệp, khai thác đánh bắt thủy sản.

Cơ chế lồng ghép các nguồn vốn thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới theo Quyết định 17/2014/QĐ-UBND ngày 14/3/2014 của UBND tỉnh Kiên Giang về “Ban hành quy định cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2014 - 2020” thì HTX được hỗ trợ đầu tư các mô hình phát triển sản xuất, nước sạch, hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và công trình khác theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Đồng thời, HTX trong nông nghiệp thực hiện liên doanh, liên kết với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, mở rộng quan hệ hợp tác, tranh thủ thu hút vốn từ bên ngoài theo Quyết định số 62/QĐ/2013/QĐ- TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng chính phủ về “Chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn” và Quyết định số 210/2013/QĐ/2013 ngày 19/12/2013 của Chính phủ về “Chính sách khuyến khích

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển kinh tế hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh kiên giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 82 - 88)