Nâng cao vai trò lãnh đạo và giúp đỡ của Nhà nước đối với HTX trong nông nghiệp

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển kinh tế hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh kiên giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 88 - 96)

nghiệp

Nhà nước có vai trò rất quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế HTX trong nông nghiệp. Các cấp, các ngành và chính quyền địa phương cần thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước theo quy định của Luật và Nghị định 02/NĐ-CP ngày 02/01/1997 của Chính phủ về “Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của các Bộ, cơ quan ngang Bộ thuộc Chính phủ, UBND các cấp đối với HTX”, đồng thời tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện kịp thời các chủ trương, chính sách về phát triển KTTT. Trong thời gian tới, để nâng cao vai trò quản lý Nhà nước và giúp đỡ của Nhà nước đối với HTX trong nông nghiệp cần tập trung vào các vấn đề cụ thể như sau:

3.2.5.1. Củng cố, kiện toàn bộ máy quản lý Nhà nước về HTX trong nông nghiệp, đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý về HTX trong nông nghiệp

Các sở, ngành, đoàn thể và chính quyền các cấp tiếp tục quán triển sâu sắc và đầy đủ về vị trí, vai trò quan trọng của phát triển KTTT mà nòng cốt là HTX trong trong nền kinh tế quốc dân theo Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 02/01/2008 của Ban Bí thư về “Tăng cường lãnh đạo thực hiện Nghị quyết TW 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT” và Kết luận số 56-KL/TW ngày 21/02/2013 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết TW 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT”. Trong đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương và chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về KTTT đến rộng rãi cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong tỉnh, phải làm cho nhân dân hiểu rõ phát triển KTTT mà nòng cốt là HTX là thành phần kinh tế quan trọng trong nhiều thành phần kinh tế, do thành viên tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra để tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và phân chia lợi nhuận với nhau. Đồng thời, động viên nhân dân tự nguyện liên kết, liên doanh, thành lập các hình thức của KTTT từ thấp đến cao, từ đơn ngành đến đa ngành, đa lĩnh vực, nhất là mô hình HTX trong nông nghiệp sản xuất, kinh doanh có lợi thế, phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế của địa phương nhằm bảo đảm hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Các ngành và chính quyền địa phương đưa ra chỉ tiêu, kế hoạch củng cố, phát triển và nâng cao hiệu quả của KTTT vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển hàng năm của ngành, địa phương mình, rà soát xây dựng tiêu chí đánh giá, phân loại HTX trong nông nghiệp. Đẩy mạnh

công tác thanh tra, kiểm tra, khảo sát, đánh giá và từng bước thực hiện việc kiểm toán tự nguyện để kịp thời phát hiện những sai sót, hạn chế của HTX trong nông nghiệp nhằm chấn chỉnh, uốn nắn, củng cố và xử lý kịp thời.

Tiến hành thực hiện rà soát, bổ sung chức năng và nhiệm vụ cho các ngành và chính quyền địa phương các cấp về phát triển KTTT theo tinh thần Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ về “Quy định các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố thuộc TW” và Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ về “Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh”. Củng cố, kiện toàn, nâng cao trách nhiệm và năng lực hoạt động của Ban Chỉ đạo phát triển KTTT các cấp với thành phần là đồng chí Phó Bí thư Đảng các cấp làm Trưởng ban, đồng chí Phó Chủ tịch UBND các cấp và Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh (đối với huyện là Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xã là Trưởng ban Nông nghiệp) làm Phó Trưởng ban và thành viên là các sở, ngành, đoàn thể các cấp có liên quan; củng cố và nâng cao chức năng hoạt động và tham mưu quản lý Nhà nước đối với HTX trong nông nghiệp của Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo phát triển KTTT các cấp, các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, huyện, xã; xây dựng và thực hiện nghiêm quy chế phối hợp hoạt động trong phát triển KTTT. Phân công nhiệm vụ cụ thể giữa các sở, ngành và địa phương trong công tác quản lý KTTT theo Điều 59 về “Nội dung quản lý Nhà nước” và Điều 60 về “Trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước” của Luật HTX năm 2012. Xây dựng đề án, các biện pháp, giải pháp củng cố đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của KTTT, trong đó ưu tiên phát triển HTX trong nông nghiệp phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế của từng địa phương theo hướng dẫn của Quyết định số 710/QĐ-BNN-KTHT của ngày 10/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về “Phê duyệt kế hoạch đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp” và hướng dẫn xây dựng đề án của Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn.

UBND tỉnh Kiên Giang phân công một đồng chí Phó Chủ tịch phụ trách khối kinh tế trực tiếp phụ trách, chỉ đạo các sở, ngành và địa phương thực hiện nhiệm vụ phát triển KTTT mà nòng cốt là các HTX trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao cho quan trực thuộc là Chi cục Phát triển nông thôn giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về HTX và các hình thức hợp tác tổ chức sản xuất khác trong nông

nghiệp. Chi cục Phát triển nông thôn phân công cán bộ có trình độ, kinh nghiệm, hiểu biết phụ trách theo dõi HTX trong nông nghiệp; đồng thời, phối hợp với Liêm minh HTX tỉnh, các sở, ngành có liên quan và chính quyền địa phương, cơ quan thông tin đại chúng xây dựng kế hoạch phát triển các HTX trong nông nghiệp hàng năm và giai đoạn; tổ chức tuyên truyền, phổ biến, vận động và khuyến khích phát triển các loại hình KTTT trong nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, xây dựng tiêu chí nông thôn mới gắn với “Cánh đồng lớn” theo quy định của Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 20/10/2013 của Thủ tướng chính phủ về “Chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn”.

Ở các huyện, thị xã, thành phố căn cứ vào điều kiện, tình hình phát triển HTX và các hình thức của KTTT trong nông nghiệp mà trước mắt cỏ thể bố trí 1 - 2 cán bộ thuộc Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hoặc Phòng Kinh tế) theo dõi, phụ trách phát triển KTTT trên địa bàn, có năng lực thực thi công việc được giao, tham mưu cho UBND các huyện, thị xã, thành phố về quản lý Nhà nước đối với HTX trong nông nghiệp.

Ở các xã, phường, thị trấn có HTX trong nông nghiệp hoạt động trên địa bàn bố trí một cán bộ thuộc Ban Nông nghiệp xã chuyên theo dõi, tổng hợp, hướng dẫn thực hiện các chủ trương, chính sách phát triển HTX trong nông nghiệp.

Hàng năm, xây dựng kế hoạch và tổ chức tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý HTX, trong đó ưu tiên những cán bộ giữ chức danh chủ chốt trong HTX và cán bộ nguồn. Đối với các cán bộ làm việc trong bộ máy quản lý Nhà nước về HTX ở các cấp cần chú trọng tuyển chọn những người có trình độ đại học chuyên ngành kinh tế nông nghiệp hoặc phát triển nông thôn, có năng lực và phẩm chất đạo đức để tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, trình độ về quản lý Nhà nước đối với HTX trong nông nghiệp. Đối với HTX công tác lựa chọn, quy hoạch cán bộ, kể cả cán bộ quản lý HTX đương chức và cán bộ nguồn gắn với cơ chế bầu cử, xem xét tiêu chuẩn, trình độ, năng lực đối với mỗi chức danh cán bộ chủ chốt trong HTX tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về quản lý và điều hành HTX trong nông nghiệp. Các đơn vị tổ chức cần đổi mới nội dung tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh và trình độ cán bộ quản lý HTX trong nông nghiệp.

3.2.5.2. Nâng cao chất lượng quản lý Nhà nước đối với HTX trong nông nghiệp

Các sở, ngành có liên quan tỉnh: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Công thương; Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải; Sở Tài chính; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở

Tài nguyên và Môi trường; Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Nội vụ; Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Kiên Giang; Ngân hàng Phát triển hợp tác xã; Trung tâm Xúc tiến, Đầu tư, Thương mại và Du lịch; Cục Thuế; Quỹ Đầu tư và Phát triển có trách nhiệm đưa nội dung hỗ trợ, phát triển các hình thức của KTTT trong nông nghiệp vào kế hoạch hàng năm của cơ quan, đơn vị; hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với các HTX trong nông nghiệp; kiểm tra, thanh tra những vụ việc thuộc ngành mình quản lý đối với các HTX trong nông nghiệp; tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện việc quản lý Nhà nước đối với KTTT thuộc ngành quản lý; đề xuất những chủ trương, chính sách về hỗ trợ đất đai, tín dụng, thuế, dạy nghề, đào tạo cán bộ quản lý HTX, chuyển giao khoa học công nghệ, khoa học kỹ thuật, xúc tiến đầu tư, thương mại, khuyến nông, khuyến công… để Tỉnh ủy, UBND tỉnh xem xét và ban hành về phát triển KTTT; củng cố, kiện toàn bộ phận tham mưu, giúp lãnh đạo theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và nâng cao hiệu quả hoạt động HTX trong nông nghiệp trong phạm vi của ngành; tăng cường biên chế, bố trí cán bộ theo dõi phát triển KTTT cho các huyện có nhiều HTX trong nông nghiệp và huyện trọng điểm như huyện Tân Hiệp, huyện Giồng Riềng, huyện Châu Thành, huyện Gò Quao, huyện Hòn Đất; Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm là cơ quan tham mưu toàn diện giúp UBND tỉnh quản lý Nhà nước về KTTT trên địa bàn tỉnh, phối hợp với các sở, ngành tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch phát triển KTTT hàng năm và giai đoạn, kế hoạch hỗ trợ thành lập mới HTX trong nông nghiệp, hướng dẫn thực hiện các chính sách hỗ trợ, phát triển KTTT trên địa bàn tỉnh.

Tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng hoạt động của Liên minh HTX tỉnh, tạo điều kiện thực hiện tốt chức năng hỗ trợ phát triển KTTT; đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của HTX; phối hợp với các sở, ngành có liên quan tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện các văn bản, tuyên truyền, vận động phát triển HTX trong nông nghiệp; tư vấn, hỗ trợ và cung cấp dịch vụ cần thiết cho HTX trong nông nghiệp; chủ trì và phối hợp với các sở, ngành có liên quan đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý cho các cán bộ HTX, đào tạo đội ngũ kiểm toán để thực hiện việc kiểm toán tự nguyện của các HTX trong nông nghiệp hoặc khi có yêu cầu của cơ quan thẩm quyền.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo phát triển KTTT tỉnh và Tổ Giúp việc cho Ban Chỉ đạo, thực hiện tốt quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, nâng lên tinh thần và trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao.

Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện tốt việc lồng ghép các nguồn vốn để hỗ trợ phát triển KTTT, trong đó ưu tiên cho các HTX trong nông nghiệp thông qua đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, các chương trình mục tiêu của tỉnh và chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình giảm nghèo,… nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện phát triển KTTT. Tiếp tục lồng ghép các nguồn vốn đầu tư, bố trí một phần vốn ngân sách cho đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và tuyên truyền, vận động phát triển HTX trong nông nghiệp.

Ban hành bộ tiêu chí để phân loại các HTX và các hình thức của KTTT trong nông nghiệp. Đây là cơ sở để giải quyết các chính sách cho các HTX trong nông nghiêp làm dịch vụ cho kinh tế hộ gia đình, nhất là chính sách miễn giảm thuế theo quy định của Luật HTX. Do đặc điểm hiện nay các HTX trong nông nghiệp đang vươn lên hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực, để tránh những mâu thuẫn trong nội bộ HTX cần hướng dẫn giúp HTX trong nông nghiệp trong công tác tổ chức quản lý giữa HTX trong nông nghiệp đơn thuần cung cấp dịch vụ cho kinh tế hộ với các HTX mở rộng sản xuất kinh doanh.

UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động xây dựng kế hoạch và các giải pháp hỗ trợ phát triển HTX trong nông nghiệp trên địa bàn; thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động, hỗ trợ thành lập HTX và các hình thức của KTTT trong nông nghiệp; cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giải quyết khiếu nại tố cáo về HTX; thực hiện lồng ghép có hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ phát triển KTTT vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của địa phương; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Luật HTX và các văn bản pháp luật có liên quan; phổ biến, nhân rộng các loại hình, mô hình HTX trong nông nghiệp hoạt động có hiệu quả; giải thể bắt buộc đối với những HTX hoạt động không hiệu quả và thành lập lại hình thức hợp tác của KTTT thấp hơn trong nông nghiệp như THT theo quy định của Luật HTX và văn bản pháp luật có liên quan; chỉ đạo Phòng Tài chính - Kế hoạch kiểm tra, xác nhận báo cáo tài chính hàng năm của HTX; tiến hành sơ kết, tổng kết công tác phát triển KTTT hàng năm và giai đoạn để rút kinh nghiệm, phổ biến và khuyến khích phát triển nhân rộng KTTT trên địa bàn.

UBND xã, phường, thị trấn tổ chức tuyên truyền, phố biến về Luật HTX và các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển KTTT nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập và hoạt động của HTX trong nông nghiệp; theo dõi tình hình hoạt động của HTX và các hình thức của KTTT trong nông nghiệp trên địa bàn xã để tham mưu giúp cho UBND huyện, thị xã, thành phố củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động; chỉ đạo

và thực hiện tốt khâu đăng ký kinh doanh của HTX theo Luật HTX và chứng thực hợp đồng hợp tác đăng ký hoạt động của THT theo quy định của Nghị định 151/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 của Chính phủ về “Tổ chức và hoạt động của THT”.

3.2.5.3. Nâng cao chất lượng và sự phối hợp giữa các sở, ngành, chính quyền địa phương và đoàn thể trong việc củng cố, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX trong nông nghiệp

Xây dựng quy chế phối hợp giữa các sở, ngành, chính quyền địa phương với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể trong việc củng cố, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX trong nông nghiệp nhằm phát huy vai trò nòng cốt của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể trong công tác phổ biến, tuyên truyền các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển KTTT.

Các cấp, các ngành và chính quyền địa phương có trách nhiệm tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo về củng cố, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX trong nông

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển kinh tế hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh kiên giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 88 - 96)