Đánh giá tổng quát tình hình phát triển các HTX

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển kinh tế hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh kiên giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 58 - 106)

2.3.1. Những kết quả tích cực

- Tiếp thu, quán triệt Nghị quyết TW 5 khóa IX, Chỉ thị số 20-CT/TW của Ban Bí thư Khóa X, các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy và UBND tỉnh đa số các cấp ủy, chính

quyền, các ngành liên quan từ tỉnh đến cơ sở đã sự chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm đối với vai trò, vị trí và sự cần thiết của phát triển KTTT. Nhiều ngành và nhiều địa phương xây dựng chương trình, kế hoạch để tổ chức triển khai thực hiện, có tổ chức hội nghị sơ tổng kết để rút kinh nghiệm trong chỉ đạo và thực hiện. Vì vậy, đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về vai trò và tầm quan trọng của phát triển kinh tế HTX trong nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay.

- Công tác quản lý Nhà nước đối với HTX bước đầu được quan tâm và chỉ đạo thực hiện. Nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về phát triển kinh tế HTX trong nông nghiệp có sự chuyển biến tích cực. Một số sở, ngành và các địa phương trong tỉnh đã bố trí cán bộ theo dõi lĩnh vực KTTT, tiếp tục tuyên truyền về Luật HTX và các văn bản hướng dẫn, triển khai kế hoạch phát triển HTX trong nông nghiệp. Một số địa phương đã chủ động xây dựng chương trình phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội tỉnh để triển khai phát triển HTX trong nông nghiệp như đầu tư cơ sở hạ tầng nhất là đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương, thủy lợi nội đồng, cơ giới hóa, điện sản xuất, vay vốn ưu đãi… Ngoài ra, còn tổ chức tập huấn, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho công tác tuyên truyền, vận động thành lập mới HTX, THT được nhiều thuận lợi hơn.

- Trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh nhưng nhìn chung các HTX, THT trong tỉnh vẫn cố gắng duy trì hoạt động, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho thành viên và người lao động. Trên một số lĩnh vực, một số HTX trong nông nghiệp đã linh hoạt và thích ứng với cơ chế thị trường, tăng cường đầu tư, hỗ trợ lẫn nhau trong phát triển sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật, thực hiện liên doanh liên kết với nhau và với doanh nghiệp, thông tin và tiêu thụ sản phẩm, … bước đầu mang lại hiệu quả. Nhiều HTX trong nông nghiệp quan tâm giải quyết nhu cầu, lợi ích chính đáng của thành viên và người lao động, tham gia công tác giảm nghèo ở địa phương, làm cầu nối giữa cấp ủy đảng, chính quyền địa phương với thành viên và nông dân trong việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về phát triển KTTT, tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động trên địa bàn dân cư, góp phần quan trọng vào đảm bảo an ninh quốc phòng, an ninh trật tự, an toàn xã hội và thực hiện xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

- Các HTX, THT được thành lập đều xuất phát từ nhu cầu và tâm tư nguyện vọng thực tế của người dân và người lao động, thực hiện đúng nguyên tắc dân chủ, tự nguyện, tự chủ trong nguồn vốn và hoạt động kinh doanh của HTX, THT. Các HTX trong nông nghiệp tham gia xây dựng mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình đã mang lại hiệu quả thiết

thực, nhất là vùng nông thôn, làm thay đổi tập quán sản xuất, nâng cao ý thức tự lực, tự cường, tận dụng tiềm năng lợi thế về đất đai, lao động, tạo ra nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao.

- Cán bộ quản lý HTX, THT năng động, linh hoạt hơn, hiểu được sự cần thiết và tầm quan trọng của phát triển KTTT, nội dung và quy trình hoạt động sản xuất, kinh doanh từng bước có hiệu quả, tạo ra được việc làm thường xuyên cho thành viên và người lao động. Nhiều HTX trong nông nghiệp khá lên nhờ làm tốt các dịch vụ và nội dung hợp tác phụ vụ cho thành viên và người lao động. Đồng thời, chính quyền địa phương đã hiểu và thấy được lợi ích của phát triển KTTT nên có sự quan tâm kịp thời, hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện cho cán bộ quản lý HTX trong nông nghiệp giải quyết những vấn đề khó khăn, vướng mắc, vận động thành viên tham gia góp vốn, góp công để cùng nhau chung tay phát triển.

2.3.2. Những hạn chế và khó khăn

- Một số cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, Mặt trận và đoàn thể các cấp chưa quán triệt sâu sắc quan điểm, chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT. Một bộ phận cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân còn hoài nghi mô hình HTX “kiểu mới” trong nông nghiệp, còn thái độ e ngại, chưa thực sự tin tưởng hiệu quả của KTTT mang lại nên thiếu tích cực vận động thành lập và tham gia HTX, THT.

- Công tác quản lý Nhà nước đối với HTX còn nhiều hạn chế, chồng chéo, chưa cụ thể, rõ ràng. Một số địa phương vẫn còn tình trạng buông lỏng quản lý Nhà nước đối với HTX, chưa hướng dẫn kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các hình thức hỗ trợ phát triển KTTT còn nhiều hạn chế và khó tiếp cận, cũng như nghiệp vụ chuyên môn quản lý chuyên ngành của từng lĩnh vực về KTTT để thực hiện.

- Năng lực nội tại của HTX, THT còn yếu, phát triển không ổn định. Số lượng HTX yếu kém và không hoạt động còn chiếm tỷ lệ khá cao (21,58%). Đa số HTX hoạt động có lãi thấp hoặc không có lãi, lợi ích hợp tác mang lại cho thành viên chưa nhiều, phần lớn cán bộ quản lý HTX chưa được trả lương hoặc trả lương ở mức thấp, chưa đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế chó cán bộ HTX, người lao động trong HTX.

- Tài sản và vốn quỹ của HTX, THT còn ít, đa số chưa có trụ sở, tài sản chung không nhiều, năng lực tài chính chưa đáp ứng, đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ năng lực hạn chế (46,89% chưa qua đào tạo), chưa xây dựng được phương án sản xuất, kinh doanh, không yên tâm làm việc lâu dài trong KTTT. Các HTX có quy mô hoạt động nhỏ lẻ, thị

trường đầu ra sản phẩm không ổn định, chưa hợp tác, gắn bó với nhau, thiếu sự liên kết cả về kinh tế lẫn tinh thần hợp tác giữa HTX với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Nhiều HTX tổ chức và hoạt động chưa tuân thủ đầy đủ theo quy định của pháp luật, công tác tài chính, kế toán còn lỏng lẻo, tính minh bạch chưa được đảm bảo, có nơi bị vi phạm.

- KTTT phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của từng ngành, lĩnh vực, số lượng, chất lượng hoạt động và tăng trưởng kinh tế không đáng kể (chiếm 1,72% GDP của tỉnh). Giá trị sản xuất kinh doanh và đóng góp ngân sách của khu vực KTTT còn hạn chế , vị thế của KTTT còn thấp kém, có nơi chưa được xã hội thừa nhận.

2.3.3. Những nguyên nhân của hạn chế và khó khăn

- Một số cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, Mặt trận và đoàn thể các cấp chưa quán triệt, chưa quan tâm đúng mức đến phát triển KTTT, cụ thể là việc triển khai và tổ chức thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết và văn bản của TW, các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy và UBND tỉnh, trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thiếu sự kiên quyết, đôn đốc. Chính sách ban hành phát triển KTTT còn chậm, chưa đồng bộ, một số được ban hành thì tính khả thi không cao, thiếu sự hướng dẫn thực hiện.

- Công tác quản lý Nhà nước đối với HTX còn buông lỏng, chức năng nhiệm vụ của các đơn vị liên quan chưa rõ ràng, tại một số nơi còn lúng túng, bị động, biện pháp tổ chức thực hiện chưa cụ thể, thiếu kiểm tra và tổ chức sơ tổng kết để uốn nắn kịp thời và rút kinh nghiệm trong thời gian tới. Các cấp, các ngành và địa phương hướng dẫn, vận động, tư vấn hỗ trợ phát triển KTTT chưa được tập trung tích cực, hiệu quả không cao, chưa chỉ đạo điểm, chưa xây dựng được mô hình HTX điểm, mô hình tốt, mô hình mới để phổ biến nhân ra diện rộng.

- Vai trò tham mưu của các ngành chức năng, các cấp chính quyền còn hạn chế, việc phân công người phụ trách theo dõi KTTT của các sở, ngành, đoàn thể các cấp nhất là cấp cơ sở chưa cụ thể, chưa ngang tầm. Một số nơi còn ngán ngại hoặc xem nhẹ vai trò của kinh tế HTX trong nông nghiệp, khoán trắng cho ngành chuyên môn, chưa tạo điều kiện tốt cho lĩnh vực này phát triển.

- Đội ngũ cán bộ quản lý HTX, THT hầu hết làm việc theo kinh nghiệm, chưa được đào tạo cơ bản, đa số cán bộ quản lý mới tham gia các khóa bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ ngắn ngày nên chưa xây dựng được phương án sản xuất, kinh doanh cụ thể. Năng lực nội tại của HTX, THT còn nhiều yếu kém về tài chính, đất đai, kỹ thuật, quy mô hoạt động, thiếu sự liên doanh liên kết với nhau và với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế. Một số HTX trong nông nghiệp hoạt động cầm chừng, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước nên ít quan tâm đầu tư mở rộng phát triển sản xuất, kinh doanh. Mặt khác, thời tiết, dịch bệnh diễn biến bất thường, giá đầu vào không ổn định dẫn đến hiệu quả hoạt động chưa cao.

- Công tác tuyên truyền Luật HTX, các chủ trương của Đảng và Nhà nước cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân chưa tập trung đúng mức, chưa đều khắp, chưa thể hiện sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong việc tuyên truyền đến tận cơ sở và người dân, nhất là đối tượng trực tiếp tham gia HTX, THT.

- Trong tổ chức thực hiện chưa xác định nhiệm vụ phát triển KTTT là nhiệm vụ trong tâm, việc làm thường xuyên và lâu dài, mà chủ yếu tổ chức theo dạng phong trào, thiếu tính đồng bộ.

- Nhận thức về mô hình HTX “kiểu mới” trong nông nghiệp của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân tuy có nâng lên nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, tư tưởng hoài nghi đối với mô hình HTX “kiểu cũ” vẫn còn tồn tại, chưa phân biệt được mô hình HTX “kiểu mới” với mô hình HTX “kiểu cũ”, với tổ chức xã hội và doanh nghiệp, chưa thấy được hiệu quả và lợi ích của việc tham gia HTX nên chưa mạnh dạn tham gia hoặc khi tham gia cũng chưa có nhiều đóng góp trong xây dựng HTX phát triển.

- Cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển HTX trong nông nghiệp tuy được ban hành tương đối đầy đủ nhưng phần lớn tính khả thi không cao, việc cụ thể hóa còn chậm và thiếu tính đồng bộ. Trong tổ chức thực hiện, thiếu sự giúp đỡ và hướng dẫn thực hiện tới HTX, nguồn lực thực hiện có hạn.

2.4. Những vấn đề đặt ra đối với HTX trong nông nghiệp giai đoạn tới 2.4.1. Về nhận thức 2.4.1. Về nhận thức

Hiện nay, nhận thức về KTTT nói chung và HTX trong nông nghiệp nói riêng vẫn chưa có sự thống nhất. Một bộ phận không nhỏ cán bộ quản lý Nhà nước vẫn chưa hiểu đúng về bản chất và nguyên tắc tổ chức, hoạt động của mô hình HTX “kiểu mới”, dẫn đến vừa coi thường vừa can thiệp không đúng vào quyền tự chủ, tự quyết của từng HTX.

Bản thân của những thành viên tham gia HTX cũng chưa nhận thức hết các mặt trách nhiệm xây dựng và phát triển HTX trong nông nghiệp. Đa số thành viên chỉ thấy lợi ích của mình, đòi hỏi nhiều mà quên đi trách nhiệm phải đóng góp để giúp HTX không ngừng phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Trên cơ sở đó, HTX mới đem lại lợi ích nhiều hơn cho thành viên tham gia.

2.4.2. Về tổ chức thực hiện Luật HTX

Luật HTX ra đời và sửa đổi, bổ sung trong điều kiện đất nước phát triển theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã tạo khung pháp lý thống nhất và bình đẳng cho khu vực KTTT có quyền tự chủ, tự quyết định trong hoạt động. Tuy nhiên, muốn đưa Luật HTX vào cuộc sống thì phải tổ chức tuyên truyền một cách đầy đủ đến từng người, từng

thành viên HTX nhưng hiện nay việc tổ chức tập huấn, tuyên truyền, phổ biến Luật HTX chưa được quan tâm thực hiện tốt, chỉ mới thực hiện trong phạm vi hẹp cho cán bộ quản lý Nhà nước, chính quyền địa phương và một số cán bộ HTX. Việc đưa các nội dung, tư tưởng của Luật HTX đến mỗi thành viên HTX, người dân chưa được quan tâm đúng mức, do đó còn một bộ phận thành viên HTX vẫn chưa hiểu rõ về mô hình HTX “kiểu mới” trong nông nghiệp, vẫn còn bị nhầm lẫn với mô hình HTX “kiểu cũ”. Việc củng cố, xử lý các HTX yếu kém hoặc không hoạt động còn mang tính hình thức, vận động thành lập HTX mới khi chưa đủ điều kiện chín muồi. Chính sự tồn tại này đã gây ra nguyên nhân trong việc hiểu sai về HTX trong nông nghiệp và làm cho tính không hiệu quả của HTX của vẫn đeo bám.

2.4.3. Buông lỏng quản lý Nhà nươc đối với HTX

Việc xử lý các tồn đọng và hỗ trợ các HTX trong nông nghiệp về định hướng phát triển, tổ chức hoạt động chưa được quan tâm chỉ đạo và thực hiện thường xuyên. Điều này làm cho KTTT và HTX trong nông nghiệp vẫn chưa có bước phát triển đáng kể về chất và chưa khẳng định được vai trò, vị trí của mình trong nền kinh tế quốc dân.

Hạn chế lớn nhất trong quản lý Nhà nước đối với HTX là chúng ta vẫn chưa xác định được liều lượng tác động trong quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực này, có nơi thì can thiệp quá sâu vào hoạt động của HTX trong nông nghiệp và cũng có nơi lại buông lỏng để lĩnh vực này tư bươn chải làm cho HTX không biết nơi để tìm sự giúp đỡ và hướng dẫn khi cần thiết. Vì vậy, cơ quan quản lý Nhà nước không nắm rõ được tình hình phát triển của HTX gây ra nhiều khó khăn trong việc phân tích, đánh giá và đưa ra các chính sách phù hợp.

2.4.4. Triển khai thực hiện các chính sách đối với HTX

Các chính sách ưu đãi đối với HTX trong nông nghiệp chưa được triển khai hướng dẫn hoặc nếu có thì chưa phù hợp và trên thực tế chưa có đối tượng được hưởng lợi. Chẳng hạn như vấn đề về đất đai thì Nhà nước quy định HTX được giao hoặc cho thuê đất nhưng lại không có hướng dẫn cụ thể về các tiêu chí như thế nào thì được giao hoặc cho thuê; việc miễn, giảm tiền thuê đất cho HTX tuy được hướng dẫn nhưng trên thực tế thì chưa thực hiện… Các chính sách hỗ trợ HTX trong nông nghiệp đáng lẽ sẽ tác động lớn đến sự phát triển của HTX nếu được thực hiện đúng tinh thần, tư tưởng của các chính sách đề ra. Tuy nhiên, các chính sách này thiếu các hướng dẫn cụ thể vì trên thực tế đã không triển khai được và HTX trong nông nghiệp chưa được hưởng gì. Đây là nguyên nhân gây ra những đánh giá sai lệch về HTX. Chúng ta nên nhận thức khách quan rằng, không giống các thành phần kinh tế khác, kinh tế HTX trong nông nghiệp đã bị sức ép do mô hình HTX “kiểu cũ” để lại và in đậm trong nhận thức của nhiều người đã làm cản trợ HTX phát triển.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ HTX TRONG NÔNG NGHIỆP TỈNH KIÊN GIANG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

3.1. Định hướng phát triển kinh tế HTX trong nông nghiệp tỉnh Kiên Giang 3.1.1. Quan điểm phát triển kinh tế HTX trong nông nghiệp

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển kinh tế hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh kiên giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 58 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)