2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Kiên Giang là một tỉnh nằm ở vùng biên giới phía Tây Nam của Việt Nam, trong vùng kinh tế trọng điểm thuộc khu vực ĐBSCL. Có tọa độ địa lý từ 101030’ - 105032’ kinh độ Đông và 09023’ - 10032’’ vĩ độ Bắc.
+ Phía Bắc giáp Camphuchia với đường biên giới dài 56,8 km. + Phía Nam giáp tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau.
+ Phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh An Giang, Hậu Giang và Cần Thơ. + Phía Tây giáp vùng biển của các nước Camphuchia và Malaysia.
Bản đồ hành chính tỉnh Kiên Giang.
Diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh là 634.852,97 ha, lớn nhất vùng ĐBSCL, bờ biển dài 200 km, vùng biển rộng 63.900 km2, có 143 hòn đảo với 105 hòn đảo nổi lớn,
nhỏ, trong đó có 45 hòn đảo có dân cư sinh sống. Đơn vị hành hành của tỉnh có 1 thành phố, 1 thị xã và 13 huyện (trong đó có 2 huyện đảo) với 145 xã, phường, thị trấn.
Vị trí địa lý của tỉnh Kiên Giang có tiềm năng lớn cho việc phát triển kinh tế - xã hội tổng hợp, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp, là cửa ngõ hướng ra biển Tây của tỉnh cũng như các tỉnh vùng ĐBSCL, mở rộng giao lưu các tỉnh trong vùng, các nước trong khu vực và trên thế giới, phát triển các cửa khẩu với Campuchia, tạo mối quan hệ với Thái Lan, có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển đảo, đẩy mạnh xuất khẩu,... Song mặt hạn chế của tỉnh là nằm ở gần cuối cùng của đất nước, xa các khu công nghiệp, kinh tế trọng điểm, thành phố lớn, địa bàn nông thôn rộng lớn, kết cấu hạ tầng còn nhiều hạn chế, an ninh tuyến biên giới còn phức tạp ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh.
2.1.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng
Địa hình tỉnh Kiên Giang tương đối bằng phẳng, có hướng thấp dần từ hướng Đông Bắc (độ cao trung bình từ 0,8 - 1,2 m) xuống hướng Tây Nam (độ cao trung bình từ 0,2 - 0,4 m). Riêng Bán đảo Cà Mau độ cao trung bình từ 0,2 - 0,4 m, một số nơi có độ cao bằng 0. Vùng hải đảo Phú Quốc và Kiên Hải địa hình tương đối phức tạp do có nhiều đồi núi.
Về mặt thổ nhưỡng, tỉnh Kiên Giang có các nhóm đất sau:
+ Nhóm đất phù sa: Phân bố chủ yếu ở vùng Tây sông Hậu. Đây là nhóm đất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, có thể canh tác nhiều loại cây trồng (lúa, rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn trái). Đất có hàm lượng độ phì nhiêu tương đối cao và cân đối, ít có những hạn chế về mặt hóa học đất đối với sự sinh trưởng của cây trồng, sa cấu mịn với thành phần cơ giới chủ yếu là đất sét có khả năng đáp ứng với phân bón tốt.
+ Nhóm đất phèn: Phân bố ở vùng Tứ giác Long Xuyên và vùng trũng trung tâm U Minh Thượng. Loại đất này có hàm lượng độc tố cao, tính chất cơ lý yếu, nứt nẻ nhanh chóng khi bị khô ráo gây trở ngại cho sản xuất nông nghiệp.
+ Nhóm đất mặn: Phân bố dọc theo biển, chịu ảnh hưởng của sự xâm nhập nước biển vào hệ thống sông rạch, thường rửa mặn nhanh chóng ở lớp đất mặn vào mùa mưa. Đất có độ phì nhiêu tự nhiên khá lớn nhưng có hàm lượng muối cao vào mùa khô thuận lợi cho sản xuất 1 vụ lúa hoặc rau màu và 1 vụ nuôi trồng thủy sản nước mặn.
+ Các nhóm đất khác: Đất xám, đất cát giồng, than bùn, đất mỏ vàng chiếm diện tích nhỏ và phân bố rải rác trong tỉnh.
Đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng này cùng với hệ thống thủy triều biển Tây chi phối rất lớn đến khả năng tiêu thoát úng về mùa mưa có nhiều lợi thế sản xuất nông nghiệp,
đồng thời bị ảnh hưởng lớn của mặn nhất là vào tháng cuối mùa khô gây trở ngại nhiều tới sản xuất và đời sống của nhân dân trong tỉnh.
2.1.1.3. Khí hậu, thời tiết và thủy văn
Tỉnh Kiên Giang có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm, nhiệt độ khá cao, ổn định, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm không cao. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26,40C - 280C, tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 4 (33,50C), tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 1 (21,10C).
Thời tiết có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.147 mm, độ ẩm bình quân trong năm từ 80 - 83%, thời kỳ ẩm nhất trong năm rơi vào mùa mưa (86%), thời kỳ ẩm có nhất rơi vào mùa khô (76%). Tỉnh Kiên giang không chịu ảnh hưởng trực tiếp của mưa bảo nhưng lượng nước do mưa bảo chiếm một tỷ trọng đáng kể, nhất là vào mùa mưa.
Chế độ thủy văn tỉnh Kiên Giang chịu tác động của 3 yếu tố: Chế độ thủy văn của sông Hậu, lượng mưa nội đồng và thủy triều vịnh Thái Lan. Nguồn nước mặt chủ yếu do sông Hậu cung cấp nên hình thành 2 mùa rõ rệt, nước thượng nguồn thường đổ về từ tháng 8 - 9, tràn từ Campuchia vào tạo ngập trên các kênh, sông rạch, tràn đồng và trải theo một chiều từ Bắc xuống Nam, đỉnh lũ cao nhất từ 0,9 - 1,5 m.
Bảng 2.1. Độ sâu và thời gian ngập nước trên các vùng trong tỉnh Kiên Giang Stt Vùng, ranh giới vùng Độ ngập nước
trung bình (m)
Thời gian ngập trung bình (tháng)
Độ sâu ngập nước cao nhất (m) 1 Vùng Tứ giác Long Xuyên 0,6 - 0,8 2 - 5 0,85 - 2,30 2 Vùng Tây sông Hậu 0,4 - 0,6 2 - 4 0,75 - 1,85 3 Vùng U Minh Thượng 0,2 - 0,4 2 - 3 0,60 - 1,00
Nguồn: Viện Quy hoạch Thủy lợi Nam bộ.
Độ sâu ngập và thời gian ngập giảm dần từ vùng Tứ giác Long Xuyên đến Tây sông Hậu và U Minh Thương. Riêng khu vực phía Tây kênh Rạch Giá - Hà Tiên có mức ngập khoảng 0,5 m trở xuống. Thời gian bắt đầu ngập nước sớm nhất vào tháng 8 và rút hết nước muộn nhất vào cuối tháng 12, đầu tháng 1 năm sau.
Đặc điểm khí hậu, thời tiết và thủy văn của tỉnh Kiên Giang có những thuận lợi cơ bản mà các tỉnh khác không có như: Ít thiên tai, ít rét, không có bảo đổ trực tiếp, ánh sáng và nhiệt lượng dồi dào… nên rất thuận lợi cho nhiều loại cây trồng, vật nuôi sinh trưởng, phát triển nuôi trồng thủy sản, vệ sinh đồng ruộng tiết kiệm chi phí sản xuất. Mặt khác, cũng ảnh hưởng đến sinh hoạt đời sống người dân và sản xuất trong mùa lũ.
2.1.1.4. Các vùng sinh thái
- Vùng Tây sông Hậu: Có diện tích tự nhiên khoảng 152.677,35 ha (chiếm 24,05%), gồm các huyện Giồng Riềng, Gò Quao, Châu Thành, một phần huyện Tân Hiệp và thành phố Rạch Giá. Là vùng có đất đai tương đối tốt, chủ yếu là nhóm đất phù sa và đất phèn nhẹ, hệ thống sông rạch nhiều, nguồn nước ngọt quanh năm. Đây là vùng sản xuất lương thực trọng điểm của tỉnh.
- Vùng Tứ giác Long xuyên: Có diện tích tự nhiên 244.316,96 ha (chiếm 38,48%), gồm các huyện Hòn Đất, Kiên Lương, thị xã Hà Tiên, một phần huyện Tân Hiệp. Là vùng có lượng mưa hàng năm lớn, điều kiện thổ nhưỡng khắc nghiệt nên sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp đòi hỏi phải đầu tư lớn. Đây là vùng duy nhất trong tỉnh có nguồn khoáng sản dồi dào, đặc biệt là đá vôi.
- Vùng U Minh Thượng: Có diện tích tự nhiên 174.662,17 ha (chiếm 27,51%), gồm các huyện An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận và U Minh Thượng. Điều kiện thổ nhưỡng có nhiều hạn chế gồm nhóm đất phù sa nhiễm mặn, nhóm đất phèn. Đây là vùng thích hợp cho sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp kết hợp.
- Vùng Biển đảo: Có diện tích tự nhiên 63.196,49 ha (chiến 9,95%), gồm 2 huyện đảo Kiên Hải, Phú Quốc và một số đảo thuộc huyện Kiên Lương, thị xã Hà Tiên. Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp, một số đảo có xen kẻ các đồng bằng nhỏ hẹp có phân bậc. Đây là vùng có tiềm năng kinh tế của tài nguyên biển, có điều kiện phát triển các ngành khai thác, nuôi trồng hải sản, du lịch và dịch vụ.
2.1.1.5. Tài nguyên, khoáng sản
- Tài nguyên đất: Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Kiên Giang là 634.852,97 ha, trong đó: Nhóm đất nông nghiệp 575.561,27 ha, chiếm 90,66% đất tự nhiên (riêng đất trồng lúa là 390.259,40 ha, chiếm 67,81% đất nông nghiệp; đất nuôi trồng thủy sản 28.381,38 ha, chiếm 5,00% đất nông nghiệp); nhóm đất phi nông nghiệp 53.906,36 ha, chiếm 8,49% đất tự nhiên; nhóm đất chưa sử dụng 5.385,34 ha, chiếm 0,85% đất tự nhiên; đất có mặt nước ven biển 13.781 ha (là chỉ tiêu quan sát không tính vào diện tích đất tự nhiên. Nhìn chung, đất đai tỉnh Kiên Giang thuận lợi cho phát triển nông - lâm - ngư nghiệp và nuôi trồng thủy sản; đất sản xuất nông nghiệp trong tương lai sẽ được mở rộng do chuyển một phần đất lâm nghiệp nghiệp sang. Tuy nhiên, để xây dựng công nghiệp, giao thông bố trí dân cư cần chú ý gia cố, bồi đắp nền.
- Tài nguyên nước: Nguồn nước mặt khá dồi dào nhưng đến mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) phần lớn nước mặt của tỉnh Kiên Giang đều bị nhiễm phèn mặn, do vị trí ở
cuối nguồn nước ngọt của nhánh sông Hậu nhưng ở đầu nguồn nước mặn của vịnh Rạch Giá. Toàn tỉnh có 3 con sông chảy qua: Sông Cái Lớn (60 km), sông Cái Bé (70 km), sông Giang Thành (27,5 km) và hệ thống kênh rạch chủ yếu để tiêu nước về mùa lũ và giao thông đi lại, đồng thời có tác dụng tưới nước vào mùa khô. Ngoài ra, tỉnh còn có hệ thống kênh, mương có nhiệm vụ tiêu úng, sổ phèn, bố trí dân cư đồng thời có tác dụng dẫn nước ngọt từ sông Hậu về vào mùa khô phục vụ sản xuất và sinh hoạt người dân.
- Tài nguyên rừng: Cơ cấu cây rừng gồm: Cây gỗ lớn 38.500 ha chủ yếu trên đảo Phú Quốc, Kiên Hải; cây mắm đước 2.237 ha tập trung ven biển; cây tràm 46.137 ha ở vùng U Minh Thượng, cây bạch đàn 26.711 ha ở vùng Tứ giác Long Xuyên. Rừng có vai trò quan trọng trong giữ nước ngọt cho đảo Phú Quốc, bảo vệ môi trường sinh thái vùng U Minh Thượng, có giá trị to lớn về mặt nghiên cứu và phát triển du lịch sinh thái. Hiện nay, tỉnh Kiên Giang quy hoạch và bảo tồn được 2 vườn Quốc gia là vườn Quốc gia U Minh Thượng (10.304 ha) và vườn Quốc gia Phú Quốc (38.379 ha).
- Tài nguyên biển: Tỉnh Kiên Giang có bờ biển dài 200 km với ngư trường khai thác thủy sản rộng 63.900 km2, là ngư trường khai thác trọng điểm của cả nước; nhiều cửa sông, kênh rạch đổ ra biển, tạo nguồn thức ăn tự nhiên phong phú cung cấp cho các loài hải sản cư trú và sinh sản.
Bảng 2.2. Trữ lượng thủy sản thuộc vùng biển Kiên Giang phân theo độ sâu Độ sâu (m) Diện tích (km2) Trữ lượng (tấn)
Khả năng cho phép khai thác (tấn)
Tổng 63.900 464.660 208.400
< 20 m 15.440 138.960 61.760 20 - 50 m 33.960 263.190 118.860
> 50 m 13.890 62.510 27.780
Nguồn: Quy hoạch Thủy sản tỉnh Kiên Giang.
Theo điều tra của Viện nghiên cứu biển Việt Nam và Quy hoạch Thủy sản tỉnh Kiên Giang, vùng biển Kiên Giang có trữ lượng cá, tôm khoảng gần 500.000 tấn, hàng năm có thể khai thác trên 200.000 tấn, bên cạnh đó còn có mực, hải sâm, bào ngư, trai ngọc, sò huyết… với trữ lượng lớn, có điều kiên nuôi trồng và khai thác thuận lợi.
- Tài nguyên khoáng sản: Tỉnh Kiên Giang có nguồn khoáng sản dồi dào nhất vùng ĐBSCL. Qua thăm dò địa chất đã xác định được 152 điểm quặng và mỏ của 23 loại khoáng sản thuộc các nhóm như: Nhóm nhiên liệu (than bùn), nhóm không kim loại (đá vôi, đá xây dựng, đất sét…), nhóm kim loại (sắt, Laterit sắt…), nhóm bán đá quý (huyền
thạch anh - opal), trong đó chủ yếu là khoáng sản không kim loại dùng sản xuất vật liệu xây dựng và xi măng. Đá vôi Kiên Giang để sản xuất vật liệu xây dựng bao gồm hơn 20 ngọn núi, được phân bố dài 35 km từ Hà Tiên đến Kiên Lương, có trữ lượng 440 triệu tấn, trữ lượng cho khai thác 225 triệu tấn. Đất sét để sản xuất xi măng phân bố trên diện rộng ở khu vực Kiên Lương có trữ lượng lớn, đảm bảo lâu dài cho sản xuất xi măng. Ngoài ra, còn có đất sét làm gốm sứ trên đảo Phú Quốc và đất sét làm gốm nhẹ ở Hòn Đất.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Dân số, lao động
Dân số tỉnh Kiên Giang năm 2013 có 1.750.800 người, trong đó nữ chiếm 50,8%, tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm là 1,2%/năm. Tỉnh Kiên Giang có 3 dân tộc chính: Dân tộc Kinh chiếm 84%, dân tộc Khmer chiếm 13% và dân tộc Hoa chiếm 3%. Dân số phân bố không đều, mật độ dân số trung bình là 276 người/km2, mật độ dân số cao nhất ở thành phố Rạch Giá (2.270 người/km2), mật độ dân số thấp nhất ở huyện Giang Thành (69 người/km2).
Bảng 2.3. Tình hình phát triển dân số tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2010 - 2013. Stt Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Sơ bộ 2013
I Dân số toàn tỉnh (người) 1.707.050 1.721.763 1.736.264 1.750.800 1 Thành thị 462.086 468.160 473.948 481.500 2 Nông thôn 1.244.964 1.253.603 1.262.316 1.269.300 II Cơ cấu (%) 100,00 100,00 100,00 100,00 1 Thành thị 27,07 27,19 27,30 27,50 2 Nông thôn 72,93 72,81 72,70 72,50
Nguồn: Cục Thống kê Kiên Giang.
Cơ cấu kinh tế của tỉnh đã chuyển dịch nhanh theo hướng CNH - HĐH và kèm theo tốc độ tăng dân số thành thị khá nhanh. Tuy nhiên, do xuất phát điểm của tỉnh là nông nghiệp nên cho đến nay dân số ở nông thôn còn chiếm một tỷ lệ khá cao 72,50% (năm 2013). Như vậy, công nghiệp và dịch vụ phát triển nhanh chỉ mới bước đầu tạo tiềm lực tăng trưởng, chưa tạo được nhiều công ăn việc làm và chưa đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn. Công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn tỉnh cần ít lao động, đòi hỏi lao động có tay nghề cao, trong khi phần lớn lao động của tỉnh là nông nghiệp.
Bảng 2.4. Lao động tỉnh Kiên Giang trong giai đoạn 2010 - 2013.
Stt Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Sơ bộ 2013 I Tổng số lao động (người) 944.237 992.942 1.001.452 1.009.200 II Tỷ lệ lao động trên dân số (%) 55,31 57,67 57,68 57,64 III Cơ cấu (%) 100,00 100,00 100,00 100,00 1 Thành thị 25,53 25,54 25,59 25,72 2 Nông thôn 74,47 74,46 74,41 74,28 II Tỷ lệ lao đông qua đào tạo (%) 31,0 34,6 39,0 43,8
Nguồn: Cục Thống kê Kiên Giang.
Lao động tỉnh Kiên Giang năm 2013 là 1.009.200 người, chiếm 57,64% dân số, tăng 6,88% so với năm 2010. Hàng năm dân số đến độ tuổi lao động và nhu cầu giải quyết việc làm khá lớn ước khoảng 45.000 người/năm. Vì vậy, tỉnh đang tập trung các giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả nguồn nhân lực dồi dào này.
Trong quá trình CNH - HĐH và chuyển dịch cơ cấu lao động làm cho tốc độ tăng lao động khu vực thành thị tăng từ 25,53% (năm 2010) lên 25,72% (năm 2013). Tuy vậy, cơ cấu lao động khu vực nông thôn vẫn chiếm tỷ lệ khá cao và có tốc độ giảm chậm từ 74,47% (năm 2010) xuống còn 74,28% (năm 2013), nhưng chỉ đem lại 40,02% giá trị tổng sản phẩm nền kinh tế, đã phản ánh hiệu quả sản xuất nông nghiệp còn thấp và thu nhập của bộ phận lao động nông nghiệp còn khó khăn. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng lên đáng kể từ 31% (năm 2010) lên 43,8 (năm 2013) tạo nguồn cung cấp lao động cho các khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh. Đây là cơ hội tốt để tăng cường cơ giới hóa, hiện đại hóa nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp tạo cơ sở vững chắc cho giảm nghèo bền vững và làm giàu.
2.1.2.2. Cơ sở hạ tầng
- Về giao thông: Tỉnh Kiên Giang có hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy và