Giải pháp đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý HTX; quy

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển kinh tế hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh kiên giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 79 - 82)

Cán bộ quản lý HTX trong nông nghiệp là một trong những vấn đề cần được xem xét và giải quyết nhằm thúc đẩy phong trào KTTT của tỉnh phát triển lên tầm cao hơn. Thực tiễn đã chứng minh đội ngũ cán bộ quản lý HTX, mà đứng đầu là Chủ nhiệm HTX (Giám đốc HTX) có vai trò quyết định đến hiệu quả hoạt hoạt động sản xuất, kinh doanh của HTX. Chính quyền địa phương và nhiều HTX trong nông nghiệp còn gặp nhiều lúng túng trong việc lựa chọn, sắp xếp đội ngũ cán bộ có đủ trình độ và năng lực quản lý HTX. Đồng thời, chưa xây dựng được quy hoạch, chọn cử cán bộ, thành viên đưa đi đào tạo, bồi dưỡng tại các trung tâm, trường để tham gia công tác quản lý HTX trong thời gian tới. Một số nội dung cụ thể để thực hiện giải pháp này là:

- Đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho các bộ quản lý HTX trong nông nghiệp cần được nhận thức đầy đủ và xác định những nội dung, nhiệm vụ để có thể xây dựng khung chương trình đào tạo khoa học, sáng tạo và phù hợp với chủ trương, chính sách phát triển KTTT của Đảng và Nhà nước. Công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý HTX trong nông nghiệp phải chú trọng đến kiến thức kinh tế kết hợp với kiến thức chính trị, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý thực tiễn và

rèn luyện phẩm chất đạo đức. Sự quan tâm chỉ đạo và giúp đỡ của các cấp, các ngành chuyên môn mà trực tiếp là UBND tỉnh chỉ đạo Liên minh HTX tỉnh, Chi cục Phát triển nông thôn phối hợp với UBND các huyện, thị xã và thành phố thông qua Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hoặc Phòng Kinh tế) và UBND các xã đào tạo kiến thức chuyên môn cho cán bộ quản lý HTX thông qua các hình thức tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ chủ chốt, tuyên truyền, giáo dục nâng cao trình độ nhận thức của cán bộ quản lý HTX, đồng thời hỗ trợ tài chính cho các đơn vị chuyên môn tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý HTX. Mặt khác, cần có sự phân công rõ ràng về quyền lợi và trách nhiệm của các đơn vị có liên quan trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý HTX để các bên chủ động bố trí, triển khai các chương trình, kế hoạch đào tạo cụ thể, tránh tình trạng chồng chéo nhau gây lãng phí về tài chính và hiệu quả mang lại không cao.

- Liên minh HTX tỉnh và Chi cục Phát triển nông thôn cần kết hợp với nhau để cùng nhau tổ chức triển khai thực hiện các quan điểm chỉ đạo của TW và tỉnh. Mở các lớp tập huấn chuyên đề, bồi dưỡng kiến thức ngắn hạn, dài hạn cho từng đối tượng cán bộ quản lý hợp tác xã như lớp dành cho Chủ nhiệm HTX (Giám đốc HTX), lớp dành cho Kiểm soát HTX, lớp hướng dẫn công tác tài chính cho Kế toán HTX… để bổ sung cho họ những kiến thức mới về HTX, quản lý kinh tế, kinh tế thị trường,… nhằm phục vụ cho quá trình điều hành hoạt động HTX được tốt hơn. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý HTX trong nông nghiệp phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, kết hợp giữa đào tạo với bồi dưỡng, ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng các cán bộ chủ chốt HTX. Đa dạng hóa các hình thức, lựa chọn địa điểm đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế của HTX và đối tượng tham gia học.

- Quy hoạch, chọn cử cán bộ HTX trong nông nghiệp đi đào tạo, bồi dưỡng phải xuất phát từ nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh và dịch vụ của HTX, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, ngoài việc quy hoạch cán bộ quản lý HTX, các HTX trong nông nghiệp cần chọn cử thành viên HTX đi tham gia đào tạo, bồi dưỡng các ngành kỹ thuật trong từng lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thú y, thủy sản, nghiệp vụ kế toán, kế hoạch và tài chính,… để thời gian tới chủ động tham gia giải quyết các vấn đề vướng mắc của của HTX và địa phương. Đây là một nhiệm vụ quan trọng quyết định sự thành bại của HTX trong nông nghiệp, giúp HTX hạch toán sản xuất, kinh doanh được chính xác, bảo toàn vốn, công khai tài chính và thực hiện phương pháp phân phối lợi nhuận đảm bảo công bằng, dân chủ.

- Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, thành viên HTX trong nông nghiệp phải do chính quyền địa phương và cán bộ, thành viên HTX bàn bạc và quyết định. Việc giới thiệu, chọn cử cán bộ, thành viên HTX phải dân chủ, minh bạch, từ hoạt động thực tiễn để lựa chọn đúng người, có đủ năng lực và đạo đức tham gia công tác quản lý và điều hành HTX. Người ứng cử phải tâm huyết với HTX, có phương án sản xuất, kinh doanh và bảo vệ lợi ích tập thể của HTX.

- Hàng năm, HTX cần lập kế hoạch, cử đi đào tạo nhằm đáp ứng phương án sản xuất, kinh doanh và dịch vụ lâu của của HTX. Tập hợp và huy động đội ngũ cán bộ quản lý, thành viên HTX đã và đang được đào tạo có mặt trên địa bàn, có năng lực, phẩm chất, nhiệt tình để sắp xếp, bố trí vào bộ máy quản lý HTX, tránh được tình trạng cán bộ đã qua đào tạo mà chưa sử dụng. HTX cũng nên mạnh dạn tiếp nhận, bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý từ các nơi khác tự nguyện làm việc trong HTX, sáng tạo trong xây dựng cơ chế cụ thể phù hợp với đặc điểm tình hình của HTX để thu hút cán bộ có trình độ về công tác.

- Công tác quy hoạch, chọn cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng cần lựa chọn những thành viên tiên tiến, có trình độ văn hóa, có độ tuổi theo quy định, có năng lực. Sau khi học xong phải trở về HTX công tác có thời hạn, tự ý bỏ làm việc ở HTX thì phải hoàn trả kinh phí đào tạo và chịu các hình thức xử lý theo điều lệ HTX. Về lâu dài, các HTX trong nông nghiệp cần có chính sách giữ chân nguồn lao động trẻ, nguồn lao động được đào tạo tham gia các chương trình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Các HTX trong nông nghiệp có điều kiện cần mạnh dạn thực hiện cơ chế hợp đồng với cán bộ khoa học kỹ thuật đưa tiến bộ kỹ thuật đến từng hộ sản xuất, số thu nhập tăng, cán bộ kỹ thuật được hưởng theo tỷ lệ thích hợp. Để từng bước trẻ hóa và nâng cao chất lượng cán bộ, các HTX trong nông nghiệp cũng cần nghiên cứu có chính sách động viên số cán bộ quản lý HTX trong nông nghiệp lớn tuổi, trình độ văn hóa thấp, năng lực hạn chế, không thể đào tạo nâng cao được nghỉ công tác để bổ sung cán bộ trẻ theo quy hoạch đã được đào tạo.

- Do đặc điểm tình hình của tỉnh Kiên Giang với thế mạnh là sản xuất nông nghiệp gắn với cánh đồng lớn. Hàng năm, tỉnh nên dành nguồn kính phí để hỗ trợ 100% cho các đối tượng HTX trong nông nghiệp tham dự các lớp tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lý và điều hành HTX tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài tỉnh. Bên cạnh đó, lồng ghép chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển KTTT với các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tập huấn khoa học kỹ thuật, hội thảo,… Trong thời gian

tới, UBND tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành có liên quan quan tâm và đầu tư mạnh mẻ hơn nữa cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cho các đối tượng HTX để hệ thống HTX trong nông nghiệp ngày một phát triển, tương xứng với quy mô của nó và có điều kiện phát triển ngang tầm với các tổ chức, thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển kinh tế hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh kiên giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)