Thực trạng phát triển các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển kinh tế hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh kiên giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 44 - 106)

2.2.1. Tổng quan về các HTX trong nông nghiệp trên địa bàn Kiên Giang

2.2.1.1. Giai đoạn từ năm 1975 đến trước đổi mới năm 1986

Sau khi miền Nam được giải phóng, thống nhất đất nước, thực hiện Chỉ thị 43 của Ban Bí thư TW và Quyết định 118 của Chính phủ, tỉnh Kiên Giang đã tiến hành điều chỉnh lại ruộng đất, quy hoạch lại sản xuất, đẩy mạnh khai hoang, phục hóa, thâm canh, tăng vụ. Trong giai đoạn này, phong trào KTTT trong nông nghiệp được đẩy mạnh, lúc đầu tỉnh chủ trương tiếp tục điều chỉnh lại ruộng đất, đồng thời gắn với việc tổ chức thí điểm phát triển KTTT trong nông nghiệp theo mô hình tập thể hóa tư liệu sản xuất ở từng huyện trong tỉnh, chỉ đạo phải lấy từ 1 - 2 xã để thí điểm và tổ chức bằng nhiều hình thức từ thấp đến cao như tổ vần đổi công, tổ đoàn kết sản xuất, tập đoàn sản xuất và HTX.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc thứ V, tỉnh tiếp tục vận động nông dân vào con đường làm ăn tập thể. Năm 1981, Ban Bí thư TW ban hành Chỉ thị 100 về khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động, nhờ vậy tạo được bước đổi mới trong lĩnh vực quản lý và một phần về tổ chức của mô hình HTX nông nghiệp.

Trong giai đoạn này, toàn tỉnh đã xây dựng được 2.564 mô hình hợp tác sản xuất, trong những năm đầu các mô hình này được sự giúp đỡ của Nhà nước về nhiều mặt như thủy lợi, cơ giới, giống, vật tư, vốn... nên phong trào lúc đầu phát huy được những tác dụng tích cực, một số đơn vị KTTT hoạt động có hiệu quả cao như tập đoàn sản xuất Quyết Tiến xã Ngọc Chúc huyện Giồng Riềng, HTX Kênh 4A xã Tân Hiệp A huyện Tân Hiệp, góp phần tạo nên không khí phấn khởi trong nông dân và nông thôn, người nông dân nhiệt tình hơn với KTTT. Tuy nhiên, về sau kết quả hoạt động ở mức thấp, thậm chí ngày càng thụt lùi hơn. Nguyên nhân do những yếu kém trước đây chưa khắc phục mà vẫn duy trì như cũ.

2.2.1.2. Giai đoạn từ đổi mới năm 1986 đến Luật HTX đầu tiên ra đời năm 1996

Thực hiện Nghị quyết TW 8 (khóa VI), tỉnh Kiên Giang có kế hoạch chỉ đạo củng cố phong trào KTTT. Đến năm 1986, tỉnh đã cơ bản hoàn thành việc xây dựng KTTT trên một số lĩnh vực với 14 HTX nông nghiệp, 51 HTX tiểu thủ công nghiệp, 3.680 tập đoàn

sản xuất nông nghiệp. Đối với sản xuất nông nghiệp đã tổ chức nông dân vào làm ăn tập thể dưới 2 hình thức chủ yếu là tập đoàn sản xuất và HTX, dựa trên cơ sở tập thể hóa về ruộng đất, đưa trên 90% diện tích đất sản xuất lúa vào hợp tác hóa. Phong trào KTTT và HTX đạt được những kết quả bước đầu trong việc phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật như mở rộng hệ thống thủy lợi, cải tạo mặt bằng đồng ruộng, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đào tạo đội ngũ cán bộ, đặc biệt là góp phần xóa bỏ tập quán sản xuất quảng canh một vụ năng suất thấp, thúc đẩy phong trào thâm canh tăng vụ, tăng năng suất. Tuy nhiên, khi thực hiện chuyển đổi từ cơ chế hành chính tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, đa số các HTX được thành lập trước đây bộc lộ nhiều khuyết điểm (khoán manh mún, xáo canh, cách ăn chia phức tạp, áp đặt…) cần phải khắc phục. Trước tình hình đó, tỉnh có nhiều chủ trương, biện pháp củng cố, nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan vẫn không ngăn cản được sự tan rã của HTX và tập đoàn sản xuất. Đến năm 1991, toàn tỉnh đã củng cố và xây dựng được 7 HTX và 270 tập đoàn sản xuất, trong đó phần lớn tập trung tại huyện Tân Hiệp.

Kết quả việc đổi mới, phát triển KTTT: Đối với HTX, từ quản lý nhiều khâu thì nay chỉ còn quản lý những khâu mà tập thể thực hiện có hiệu quả hơn xã viên, tinh gọn bộ máy quản lý còn từ 2 - 3 người. Quản lý điều hành sản xuất có sự cải biên như Ban Chủ nhiệm điều hành thông qua các khâu bơm tưới, quản lý lịch thời vụ, công tác giống, vật tư nông nghiệp, bảo vệ thực vật… Những HTX có tư liệu sản xuất, máy móc mà tập thể quản lý kinh doanh không hiệu quả thì bán cho xã viên, tiền thu được chuyển thành vốn lưu động để kinh doanh hoặc bổ sung vốn tín dụng cho xã viên. Số lãi thu được qua từng vụ trích một phần để trả công cho cán bộ quản lý (do đại hội xã viên quyết định), số còn lại bổ sung vào vốn để tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh. Nhờ vậy, đời sống của xã viên không ngừng được cải thiện, tác động tích cực đến việc hình thành và phát triển KTTT. Đối với tập đoàn sản xuất, tỉnh chủ trương giữ lại và củng cổ để phát triển, những tập đoàn sản xuất có điều kiện về kết cấu hạ tầng thì quản lý điều hành được khâu bơm tưới, lịch thời vụ và hướng dẫn áp dụng khoa học kỹ thuât. Sau quá trình đổi mới và phát triển, toàn tỉnh có 26 HTX nông nghiệp, 2 HTX tiểu thủ công nghiệp, 2 HTX hải sản, 270 tập đoàn sản xuất.

Sau khi thực hiện đổi mới KTTT, Tỉnh ủy và UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng rà soát lại các loại hình KTTT trước đây để tiến hành củng cố, xây dựng và phát triển phù hợp với cơ chế quản lý mới. Kết quả rà soát, toàn tỉnh còn lại 21 HTX nông nghiệp, 3 HTX tiểu thủ công nghiệp, 2 HTX hải sản, 3.289 tổ nông dân liên kết sản xuất, 1.573 tổ

nhóm phụ nữ tiết kiệm, 1.614 chi hội thanh niên giúp nhau lập nghiệp. Những hoạt động của tổ chức này, tuy chưa hình thành như một mô hình cụ thể nhưng đó cũng chính là các hoạt động dịch vụ KTTT đã cung cấp cho nông dân theo cơ chế mới. Đó cũng chính là tiền đề giúp ta phát triển KTTT ở mức cao hơn.

2.2.1.3. Giai đoạn từ Luật HTX đầu tiên có hiệu lực năm 1997 đến nay - Giai đoạn hoạt động theo Luật HTX năm 1996 (từ năm 1997 đến năm 2003)

Thực hiện Chỉ thị 68-CT/TW của Ban Bí thư TW, Luật HTX năm 1996 và Nghị định 16-CP của Chính phủ, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Kiên Giang ban hành Chương trình hành động và Kế hoạch về đổi mới và phát triển KTTT đa dạng trong các ngành, các lĩnh vực kinh tế trên địa bàn tỉnh. Sau hội nghị tổng kết phát triển KTTT có một số kết luận như nhìn chung các tập đoàn sản xuất và HTX thể hiện được vai trò tích cực thực hiện các chính sách phát triển kinh tế, xã hội; khi thực hiện đổi mới thì nhiều tập đoàn sản xuất và HTX do không chuyển biến kịp nên dẫn đến tan rã.

Năm 1999, tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Chỉ thị 68 và Luật HTX trong nông nghiệp và đạt được các kết quả như đã tích cực đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến Chỉ thị 68 và Luật HTX; tổ chức đánh giá lại thực trạng của các tập đoàn sản xuất và HTX, đồng thời xem xét đánh giá các hình thức KTTT mới trong nông nghiệp; chỉ đạo chuyển đổi HTX cũ và thí điểm xây dựng HTX mới theo Luật HTX tại HTX kênh 4A xã Tân Hiệp A huyện Tân Hiệp, chọn huyện Tân Hiệp làm điểm chỉ đạo và quy định từng huyện chọn từ 1 - 2 HTX làm điểm chỉ đạo rút kinh nghiệm.

Về tình hình hoạt động của HTX theo đúng Luật HTX: Sau khi làm điểm, rút ra kinh nghiệm, tỉnh đã mở rộng phong trào phát triển KTTT đến tất cả các địa phương, mỗi huyện, thị xã đều có HTX hoạt động theo Luật HTX. Đến cuối năm 2003, toàn tỉnh có 58 HTX trong nông nghiệp (56 HTX nông nghiệp, 1 HTX thủy sản, 1 HTX ngành nghề nông thôn), với 8.237 hộ thành viên, có 89.319 nhân khẩu, diện tích tự nhiên 24.922,78 ha (trong đó diện tích đất sản xuất là 21.717,84 ha), quy mô HTX tương đương với 1 - 2 ấp, từ 400 - 500 ha/HTX, tổng số vốn của HTX là 53,292 tỷ đồng, vốn bình quân gần 930 triệu đồng/HTX, bộ máy quản lý HTX gọn nhẹ hơn, có từ 2 - 3 người trong Ban Chủ nhiệm, 1 - 3 người trong Ban Kiểm soát, so với năm 1986 cán bộ quản lý HTX đã giảm 41,6%. Có một số mô hình HTX kiểu mới hoạt động có hiệu quả như HTX kênh 4A xã Tân Hiệp A huyện Tân Hiệp, HTX Chín Ghì xã Hòa Thuận huyện Giồng Riềng, HTX Tân Long huyện Tân Hiệp, HTX Mong Thọ A huyện Châu Thành. Ngoài ra, bước đầu hình thành được 730

THT, hầu hết là trong lĩnh vực nông nghiệp, tập hợp 20.232 hộ tham gia, với diện tích canh tác là 15.797,4 ha, bình quân 21,6 ha/THT, số hộ bình quân có 28 hộ/THT, có 56,86% số THT góp vốn làm bờ bao, bơm tưới. Tuy là bước đầu hoạt động theo Luật HTX nhưng các hình thức KTTT hoạt động tương đối ổn định, có bước phát triển tích cực và hiệu quả hơn so với trước, đã được nông dân tích cực tham gia góp vốn, góp sức để hoạt động tốt, phát huy được sức mạnh tập thể trong việc làm thủy lợi nội đồng, ứng dụng khoa học kỹ thuật, vật tư nông nghiệp, giống… Nhờ vậy, sản lượng và thu nhập của nông dân tham gia KTTT không ngừng được tăng lên, năng suất lúa bình quân tăng 6,7%/năm, tiết kiệm được 16% chi phí sản xuất và năng suất cao hơn 25 - 30% so với cá thể.

- Giai đoạn hoạt động theo Luật HTX năm 2003 và 2012 (từ năm 2004 năm 2013)

Sau khi có Luật HTX năm 2003, Chính phủ đã ban hành 4 Nghị định về: Hướng dẫn thi hành Luật HTX, đăng ký kinh doanh cho HTX, mẫu điều lệ HTX, chính sách khuyến khích phát triển HTX nhằm củng cố và khuyến khích phát triển KTTT. Nhờ vậy mà khu vực KTTT nói chung và các HTX trong nông nghiệp nói riêng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều HTX đã chủ động chuyển sang cơ chế hoạt động mới, phù hợp với cơ chế thị trường và làm ăn có hiệu quả. Chính sự quan tâm hỗ trợ, khuyến khích phát triển các hình thức KTTT trong nông nghiệp đã tạo được sự phấn khởi, tin tưởng vào chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, người dân và cán bộ cơ sở nhận thức đúng đắn về tham gia phát triển HTX trong nông nghiệp. Bên cạnh đó, Tỉnh ủy và UBND tỉnh cũng ban hành một số cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển KTTT nhằm góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và tạo điều kiện cho HTX cơ hội phát triển và hội nhập nền kinh tế thị trường. Hiện nay, các HTX đang từng bước chuyển đổi đổi và hoạt động theo Luật HTX năm 2012.

Bảng 2.6. Tình hình phát triển KTTT trong nông nghiệp giai đoạn 2004 - 2013

Đơn vị tính: HTX, THT Stt Hạng mục 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 I HTX 60 68 69 81 103 116 141 159 186 190 1 Thành lập mới 2 8 2 12 22 19 27 26 27 17 2 Giải thể 0 1 0 0 6 2 8 0 13 II THT 1.923 2.034 2.180 2.232 2.580 2.886 3.055 3.216 3.317 3.368 1 Thành lập mới 1.193 111 146 209 348 306 196 195 101 86 2 Giải thể 0 0 0 157 0 0 27 34 0 35

Trong quá trình vận động thành lập HTX và THT, các cấp, các ngành và chính quyền địa phương có sự tập trung chỉ đạo, quan tâm đến nhiều lĩnh vực trong nông nghiệp, nông thôn. Không chỉ vận động người dân tiếp tục tham gia thành lập HTX và THT trong sản xuất nông nghiệp (cây lúa) mà còn quan tâm đến việc thành lập HTX và THT trong nhiều lĩnh vực khác như: Trong lĩnh vực thủy sản chú trọng thành lập HTX và THT nuôi trồng hoặc khai thác; ngành nghề nông thôn - tiểu thủ công nghiệp vận động người dân tham gia HTX đan đát; trong nông nghiệp tập trung chỉ đạo thành lập HTX trồng rau màu (rau sạch, nấm rơm,…). Kết quả trong giai đoạn 2004 - 2013 đã thành lập mới được 162 HTX, gồm 148 HTX nông nghiệp, 10 HTX thủy sản, 4 HTX ngành nghề nông thôn tại hầu hết các địa phương trong tỉnh (trừ thị xã Hà Tiên và huyện Vĩnh Thuận chưa có HTX), nâng tổng số HTX trong toàn tỉnh lên 190 HTX, trong đó tập trung nhiều tại huyện Tân Hiệp, Giồng Riềng, Châu Thành; đồng thời cũng tiến hành khảo sát, củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của HTX trên địa bàn tỉnh và đã tiến hành giải thể 30 HTX ngừng hoạt động thời gian dài hoặc hoạt động không hiệu quả tại huyện Hòn Đất, Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao, Phú Quốc và thành phố Rạch Giá. Ngoài việc vận động thành lập HTX, các cấp, các ngành và chính quyền địa phương cũng đã tổ chức vận động hộ nông dân tham gia thành lập THT - một hình thức hợp tác hình thức giản đơn của KTTT. Kết quả đã vận động tham gia thành lập được 2.891 THT, giải thể 253 THT hoạt động không hiệu quả hoặc chuyển lên hình thức hợp tác cao hơn là tham gia thành lập HTX, nâng tổng số THT toàn tỉnh lên 3.368 THT, trong đó có 93% THT hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.

Như vậy, sau khi Luật HTX năm 2003 và Nghị định 151/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 của Chính phủ về “Tổ chức và hoạt động của THT” có hiệu lực thi hành thì phong trào phát triển KTTT trong nông nghiệp có sự tăng nhanh về số lượng và chất lượng hoạt động bước đầu đi vào nề nếp. Người dân nông thôn từng bước nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc hợp tác làm ăn lẫn nhau trong sản xuất nên tự nguyện góp vốn, góp sức để phát huy sức mạnh của tập thể và của thành viên nhằm thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, tình hình phát triển KTTT trong nông nghiệp phân bố không đồng đều, đa số tập trung tại vùng Tây sông Hậu (chiếm hơn 90% số HTX và gần 60% số THT), tập trung nhiều trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp - cây lúa chiếm đa số (gần 90%) một lĩnh vực mang lại hiệu quả sản xuất chưa cao, chủ yếu là làm lợi cho hộ thành viên tham gia.

Bảng 2.7. Số HTX trong nông nghiệp tỉnh Kiên Giang đến năm 2013 Đơn vị tính: HTX Stt Huyện, TX, TP Số HTX Số thành viên Số khẩu (người) Diện tích tự nhiên (ha) Diện tích sản xuất (ha) 1 Rạch Giá 8 694 3.124 1.397,05 1.037,98 2 Giang Thành 3 52 226 144,57 136 3 Kiên Lương 8 333 1.089 2.524,57 2.034,1 4 Hòn Đất 5 185 1.020 1.542,64 1.301,4 5 Tân Hiệp 59 15.829 95.250 26.286,99 23.468 6 Châu Thành 11 1.452 6.600 3.429,56 2.508,9 7 Giồng Riềng 66 3.517 13.663 4.833,66 4.000,1 8 Gò Quao 16 537 3.764 3.014,54 1.117,06 9 An Biên 7 446 2.209 1.138,71 679,5 10 An Minh 1 19 88 60 60 11 U Minh Thượng 2 78 308 131,3 127 12 Phú Quốc 3 69 284 177 36,85 13 Kiên Hải 1 19 88 20 19 Toàn tỉnh 190 23.230 127.713 44.700,59 36.525,89

Nguồn: Liên minh HTX, Chi cục Phát triển nông thôn và tính toán tổng hợp.

Đến cuối năm 2013, qua khảo sát, củng cố và nâng chất lượng hoạt động thì toàn tỉnh Kiên Giang có 190 HTX trong nông nghiệp (trong đó có 174 HTX nông nghiệp, 11 HTX thủy sản, 5 HTX ngành nghề nông thôn), tăng 132 HTX so với năm 2003, tốc độ tăng bình quân trong giai đoạn 2004 - 2013 là 22,76%, tổng số thành viên tham gia HTX là 23.230 hộ gia đình, chiếm 28,52% số hộ nông nghiệp toàn tỉnh, bình quân có 122 thành viên/HTX, với 127.713 nhân khẩu, giải quyết việc làm cho 71.583 lao động, tổng diện tích tự nhiên 44.700,59 ha (trong đó diện tích đất sản xuất, kinh doanh là 36.525,89 ha, chiếm

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển kinh tế hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh kiên giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 44 - 106)