Kinh nghiệm thực tế về phát triển HTX trong nông nghiệp

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển kinh tế hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh kiên giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 27 - 106)

1.4.1. Kinh nghiệm quốc tế

Ở Hà Lan, HTX nông nghiệp đã ra đời hơn 100 năm. Ngay từ đầu, các HTX đã thực hiện chức năng thương nghiệp chuyên ngành vì mục tiêu kinh tế. Đa số hộ nông dân tham gia từ 2 - 4 HTX khác nhau. Ngày nay, hệ thống các loại hình HTX ở Hà Lan vẫn phát triển và có vị trí quan trọng đối với lĩnh vực cung cấp sản phẩm nông nghiệp cho xã hội. HTX nông nghiệp chiếm 60% giá trị thu nhập nông nghiệp và chiếm tỷ trọng cao hơn đối với nhiều loại sản phẩm chủ yếu như sữa, hoa, bột khoai tây. Ví dụ, với sản phẩm bột khoai tây khu vực kinh tế HTX đã cung cấp 100% số lượng sản phẩm trên thị trường. Tương tự, với sản phẩm bơ là 94%, pho mát 92%, thức ăn gia súc 90%, sữa 87%. Tại Hà Lan phát triển các loại hình HTX dịch vụ chuyên ngành như HTX cung ứng (cung ứng phân hóa học, thức ăn gia súc), HTX chế biến và tiêu thụ nông sản, HTX thú y, HTX dịch vụ về giống cây trồng. Các HTX nông nghiệp đều gia nhập Hội đồng HTX quốc gia về nông nghiệp về nghề làm vườn của Hà Lan [11, tr.31].

Ở Mỹ, hệ thống các HTX nông nghiệp đã hình thành trên 100 năm và trở nên cần thiết đối với các chủ trang trại. Ngay từ năm 1914, Nhà nước đã thành lập Cục HTX để hỗ trợ cho khu vực kinh tế này, kể cả việc đảm nhận công tác đào tạo cán bộ quản lý HTX. Chính phủ Liên bang cũng như ở từng bang đều dành một khoản kinh phí nhất định cho hoạt động của Cục HTX. Ngày nay, các Cục HTX tự nguyện và có hiệu quả của các thủ trưởng nông trại có vai trò to lớn trong nền nông nghiệp hiện đại của Mỹ. HTX nông nghiệp được hình thành trên cơ sở tự nguyện, có sự giúp đỡ về mọi mặt của Nhà nước, là một trong những tổ chức quan trọng tạo nên nền nông

nghiệp phát triển cao và có hiệu quả. HTX nông nghiệp tại Mỹ có 3 loại hình hoạt động có hiệu quả: HTX tiếp thị nông nghiệp, HTX cung ứng nông nghiệp và HTX dịch vụ nông nghiệp. Các HTX này sẽ thực hiện nhiệm vụ thu gom các nông sản phẩm, mở các đại lý tiêu thụ khắp nước, tham gia chế biến các loại nông sản phẩm, cung ứng đầu vào cho quá trình sản xuất với số lượng lớn và giá cả hợp lý. Nhờ các hệ HTX này mà mục đích khôi phục cộng đồng nông thôn đã được thực hiện, sản phẩm hàng hóa ngày càng đa dạng, thu nhập các hộ xã viên ngày càng tăng, nhiều việc làm mới được tạo ra. Ví dụ, nhiều HTX được chuyên môn hóa cao như ngũ cốc, sữa, rau quả, bông [11, tr.29].

Ở Nhật Bản, đại đa số nông trại đều tham gia HTX. Từ năm 1947, Chính phủ Nhật Bản đã ban hành Luật HTX nông nghiệp. Đến năm 1967, Nhật Bản thông qua chính sách cơ bản về hợp tác hoá nhằm phát triển nông nghiệp. Nhờ vậy, phong trào hợp tác hoá đã được triển khai trên phạm vi toàn quốc. HTX nông nghiệp đặc trưng bởi hệ thống 3 cấp: Các HTX nông nghiệp cơ sở (xã, thị trấn); các liên hiệp HTX cấp quận, tỉnh, thành phố; liên hiệp HTX Trung ương. HTX nông nghiệp có 2 loại: HTX nông nghiệp đa chức năng và HTX nông nghiệp đơn chức năng. Các HTX đa chức năng có nhiệm vụ hoạt động trong các lĩnh vực nông nghiệp, tiếp thị sản phẩm nông nghiệp, cung ứng nguyên liệu sản xuất và các vật dụng thiết yếu hàng ngày. HTX nông nghiệp đơn chức năng hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất cụ thể như chế biến sữa, nuôi gia cầm và các nghề truyền thống khác. HTX nông nghiệp còn tham gia hoạt động lập pháp như kiến nghị với Chính phủ có chính sách thích hợp để phát triển kinh tế HTX của nông dân, chính sách hỗ trợ giá nông sản, giảm thuế đối với nông dân và HTX, các chính sách đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp cả nước. Để giúp cho các tổ chức HTX hoạt động, Chính phủ Nhật Bản tăng cường xây dựng hệ thống phục vụ xã hội hóa nông nghiệp, coi HTX nông nghiệp là một trong những hình thức phục vụ xã hội hóa tốt nhất yêu cầu các cấp, các ngành phải giúp đỡ và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tổ chức này. Đồng thời, Chính phủ giao các ngành tài chính, thương nghiệp giúp đỡ về vốn, kỹ thuật, tư liệu sản xuất… tuy nhiên, không làm ảnh hưởng đến tính tự chủ và độc lập của các HTX này [2, tr.6].

Ở một số nước trong khối ASEAN như Inđônêxia, Thái Lan... HTX cũng xuất hiện khá sớm. Chính phủ các nước này cũng đã có những chủ trương, biện pháp cụ thể để khuyến khích việc thành lập HTX hay “hiệp hội” nông dân để giúp đỡ nhau, phát triển sản xuất. Đồng thời, các Chính phủ đều ban hành sự quan tâm hỗ trợ đáng kể cho khu vực kinh

tế HTX và các nông trại. Ví dụ, Nhà nước Inđônêxia đã nêu rõ chủ trương nền kinh tế quốc dân phải được xây dựng trên nguyên tắc tương trợ và hợp tác; Chính phủ Thái Lan đã thành lập hệ thống “phát triển nông thôn quốc gia” từ cấp trung ương đến cơ sở;. HTX nông nghiệp tại Inđônêxia có 2 mô hình: HTX nông nghiệp kinh doanh tổng hợp và HTX nông nghiệp làm dịch vụ chuyên ngành. HTX nông nghiệp làm dịch vụ tổng hợp có chức năng hoạt động tín dụng nội bộ cung cấp vốn cho xã viên, huy động tiền nhàn rỗi của nhân dân, bảo hiểm sản xuất nông nghiệp cho các hộ xã viên, cưng ứng vật tư nông nghiệp, thu gom chế biến và tiêu thụ sản phẩm cho xã viên. HTX nông nghiệp tại Thái Lam có 6 loại hình: HTX nông nghiệp, HTX tiết kiệm và tín dụng, HTX tiêu dùng, HTX dịch vụ, HTX khai khẩn đất đai và HTX ngư nghiệp. Chức năng của HTX nông nghiệp là cung cấp dịch vụ đầu vào và đầu ra cho xã viên. Hệ thống tổ chức HTX nông nghiệp tại Thái Lan được tổ chức theo 3 cấp: Cấp cơ sở, liên hiệp các HTX tỉnh và liên đoàn HTX quốc gia. Ngoài hệ thống HTX nông nghiệp làm dịch vụ tổng hợp, ở Thái Lan đã hình thành hệ thống các HTX nông nghiệp làm dịch vụ chuyên ngành như HTX dịch vụ ngành mía đường, HTX dịch vụ bò sữa, HTX dịch vụ nghề cá [2, tr.8].

1.4.2. Kinh nghiệm một số địa phương trong nước

HTX nông nghiệp Bình Tây tỉnh Tiền Giang thành lập năm 1978, diện tích tự nhiên 523 ha (đất nông nghiệp 356 ha), HTX quản lý 5,5 ha đất tập thể. Đến năm 2012 có 1.076 thành viên, tổng vốn góp của thành viên 968 triệu đồng, vốn điều lệ HTX 957 triệu đồng, tổng giá trị tài sản cố định của HTX 2,598 tỷ đồng, mỗi năm đều phát triển thành viên mới, so với năm 1996 tăng 232%. Về tổ chức, Ban Quản trị 5 thành viên, Ban Kiểm soát 3 thành viên, Nhân viên 12 người, 17 tổ hợp tác sản xuất, thành viên tham gia Ban Quản trị và Kế toán có thời gian công tác HTX từ 15 năm trở lên. Về hoạt động dịch vụ, HTX thực hiện 6 nội dung: Dịch vụ đầu vào - đầu ra; dịch vụ lò sấy lúa; kinh doanh - dịch vụ chợ nông thôn; cung cấp nước sinh hoạt nông thôn; ký hợp đồng bao tiêu sản xuất lúa, kinh doanh gạo an toàn chất lượng cao; ký hợp đồng sản xuất, bao tiêu, kinh doanh lúa giống các loại. Về vốn của HTX, năm 2009 là 8,553 tỷ đồng, năm 2010 là 9,450 tỷ đồng, năm 2011 là 10,222 tỷ đồng. Về kết quả sản xuất, kinh doanh, doanh thu năm 2009 là 6,003 tỷ đồng, năm 2010 là 13,735 tỷ đồng, năm 2011 là 23,743 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế năm 2011 là 1,241 tỷ đồng. Bài học thành công của HTX: Đội ngũ quản lý tham gia hoạt động tích cực thực hiện có hiệu quả các nội dung hoạt động của HTX, sự tham của đại bộ phận thành viên trong xây dựng và phát triển HTX; thực hiện đúng các nguyên tắc dân chủ, biết phát huy quyền làm chủ của thành viên, tạo công ăn việc làm, thực hiện quy tắc dân chủ cơ sở; cùng với chính quyền địa phương chăm lo phúc lợi xã hội, xóa đói giảm nghèo, phát

triển cộng đồng nông thôn như nạo vét kênh, xây dựng nhà tình nghĩa, làm đường giao thông nông thôn, hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn hiếu học; xây dựng tinh thần đoàn kết trong nội bộ HTX, tổ chức thực hiện tốt Luật HTX, điều lệ HTX, không để xảy ra các hiện tượng tiêu cực, được thành viên đồng tình tín nhiệm cao [15, tr.34].

HTX nông nghiệp thị trấn Bình Định tỉnh Bình Định thành lập năm 1979 với diện tích tự nhiên 612 ha (diện tích canh tác 292 ha) có 3.787 thành viên, tổng vốn góp của thành viên là 1,934 tỷ đồng, vốn điều lệ HTX 2,340 tỷ đồng, tổng giá trị tài sản cố định của HTX 2,962 tỷ đồng. Về tổ chức, Ban Quản trị 3 người, Ban Kiểm soát 3 người, Bộ phận tài vụ 1 người, Văn phòng 1 người, Bộ phận vật tư 5 người, Bộ phận trồng trọt 3 người, Bộ phận mây tre lá 3 người, thời gian tham gia lâu nhất từ năm 1982 và thấp nhất 2006. Ngoài ra, HTX còn thành lập Công ty Môi trường đô thị An Nhơn có hơn 20 người, có 1 Chi bộ gồm 10 đảng viên, 1 Chi đoàn và 1 Công đoàn cơ sở. HTX thực hiện 9 hoạt động, dịch vụ: Sản xuất và tiêu thụ lúa giống; dịch vụ thủy lợi; dịch vụ làm đất; công tác khuyến nông; dịch vụ cung ứng vật tư; dịch vụ xay xát và tiêu thụ lương thực; dịch vụ vận tải và bốc xếp; dịch vụ phát triển ngành nghề giải quyết việc làm; dịch vụ tín dụng. Về vốn của HTX, năm 2009 là 13,787 tỷ đồng, năm 2010 là 13,364 tỷ đồng, năm 2011 là 14,826 tỷ đồng. Về kết quả sản xuất, kinh doanh, doanh thu năm 2009 là 58,510 tỷ đồng, năm 2010 là 71,907 tỷ đồng, năm 2011 là 102,439 tỷ đồng, lợi nhuận năm 2011 là 526 triệu đồng. HTX liên kết kinh doanh với HTX mây tre lá Ba Nhất thành phố Hồ Chí Minh để giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi ở địa phương và xã lân cận, năm 2005 HTX lập dự án phát triển ngành nghề làm hàng gia công đan bẹ chuối cho HTX mây tre lá Ba Nhất nhằm giao hàng đủ số lượng và thời gian như cam kết; HTX mây tre lá Ba Nhất cung cấp nguyên vật liệu cho HTX thị trấn Bình Định. Nhờ sự liên kết này, hàng năm doanh thu đạt gần 900 triệu đồng, giải quyết việc làm cho 300 lao động, tạo nguồn thu nhập ổn định, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn. Đồng thời, HTX tham gia vào các hoạt động của Chương trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương như quy hoạch đồng ruộng phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, thu gom rác thải sinh hoạt và mai táng, hỗ trợ giảm nghèo, hỗ trợ các hoạt động văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế của địa phương. Bài học thành công của HTX: Đội ngũ cán bộ tâm huyết, có năng lực, dám nghĩ, dám làm, hết lòng với công việc chung; huy động được mọi nguồn lực để mở rộng sản xuất, kinh doanh; cán bộ, đảng viên, thành viên và người lao động có sự đoàn kết chặt chẻ, luôn hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước; về liên kết sản xuất sau khi ký hợp đồng với HTX mây tre lá Ba Nhất HTX cử một số lao động nữ trẻ, năng động, trình độ tiếp thu kỹ thuật nhanh đến thành phố Hồ Chí Minh học tập thành thạo và về hướng dẫn cho người lao động tại địa

phương, trong quá trình thực hiện hợp đồng liên kết hai bên chấp hành nghiêm túc kế hoạch giao nhận nguyên vật liệu và tổ chức gia công đảm bảo thời gian quy định [14, tr.12]

HTX thủy sản Thới An thành phố Cần Thơ có diện tích ao nuôi 30 ha (HTX quản lý 2,3 ha), có 36 thành viên, tổng vốn góp của thành viên tùy theo vụ sản xuất (thấp nhất 10 tỷ, nhiều nhất 15 tỷ), vốn điều lệ HTX 5,6 tỷ đồng, tổng giá trị tài sản cố định của HTX 20 tỷ đồng. Về tổ chức, Ban Chủ nhiệm 2 người, 1 Kiểm soát, 1 Kế toán, 1 Thủ quỹ, thời gian tham gia của thành viên Ban Chủ nhiệm và Kế toán 8 năm. HTX thực hiện 3 hoạt động dịch vụ: Dịch vụ cung cấp thức ăn đầu ra; dịch vụ cung cấp thuốc, các chế phẩm nâng cao chất lượng cá và tổ chức tiếp nhận các chương trình hỗ trợ, tập huấn kỹ thuật nuôi, vệ sinh môi trường; dịch vụ đội đánh bắt cá. Về vốn của HTX, năm 2009 là 10 tỷ đồng, năm 2010 là 10 tỷ đồng, năm 2011 là 10,2 tỷ đồng. Về kết quả sản xuất, kinh doanh, doanh thu năm 2009 là 300 tỷ đồng, năm 2010 là 260 tỷ đồng, năm 2011 là 250 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế năm 2011 là 10 tỷ đồng. Ngoài ra, HTX còn liên kết với các doanh nghiệp, cơ quan tổ chức khoa học như ký hợp đồng bán các với Công ty Hùng Vương theo phương thức cố định nhưng khi giá cá thị trường tăng thì phần tăng HTX được hưởng 50%; HTX đàm phán nhà máy chế biến để cung cấp thức ăn, thuốc thú y, con giống và hướng dẫn kỹ thuật. HTX hỗ trợ phúc lợi xã hội cộng đồng trong 3 năm 300 triệu đồng. Bài học thành công của HTX: Kiên trì hướng HTX là đầu mối, cầu nối cho thành viên để liên kết nuôi cá tra theo phương thức gia công doanh nghiệp chế biến thủy sản lớn; có 2,3 ha ao nuôi thuộc sở hữu tập thể; duy trì mối quan hệ hợp tác tốt với Công ty Hùng Vương; những đóng góp của HTX thể hiện tính xã hội với cộng đồng dân cư, góp phần tích cực phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái, xây dựng đời sống mới ở khu dân cư [15, tr.1].

HTX kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Hòa Phong tỉnh Phú Yên thành lập năm 1995 có diện tích canh tác 894 ha với 2.613 thành viên, tổng vốn góp của thành viên là 3,559 tỷ đồng, vốn điều lệ HTX 3,560 tỷ đồng, tổng giá trị tài sản cố định của HTX 1,722 tỷ đồng. Về tổ chức, Ban Quản trị 3 người, Ban Kiểm soát 1 người, Kế toán 3 người, Văn phòng 1 người, Thủ kho 2 người. Về trình độ của cán bộ quản lý HTX, đại học 2 người, trung cấp 3 người, sơ cấp 2 người. HTX thực hiện 11 hoạt động, kinh doanh, dịch vụ: Dịch vụ thủy lợi; dịch vụ khuyến nông; dịch vụ làm đất bằng máy; dịch vụ tuốt lúa; công tác trồng rừng phòng hộ; dịch vụ tín dụng nội bộ; dịch vụ vật tư nông nghiệp; dịch vụ bán lẻ xăng, dầu, nhớt các loại; dịch vụ sản xuất đá lạnh cây; dịch vụ gặt lúa bằng máy gặt đập liên hợp; dịch vụ thu nhập khác. Về vốn của HTX, năm 2009 là 9,940 tỷ đồng, năm 2010 là 8,781 tỷ đồng, năm 2011 là 10,560 tỷ đồng. Về kết quả sản xuất, kinh doanh, doanh thu năm 2009 là 13,473 tỷ đồng, năm 2010 là 16,607 tỷ đồng, năm 2011 là 21,179 tỷ đồng, lợi nhuận

năm 2011 là 1,017 tỷ đồng. Đồng thời, HTX tham gia vào các hoạt động của Chương trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương như quy hoạch đồng ruộng phát triển sản xuất xây dựng kênh mương và giao thông nội đồng. Bài học thành công của HTX: Đảng bộ và chính quyền địa phương luôn quan tâm đến hoạt động của HTX, hàng tháng HTX đều tham gia họp Đảng ủy xã; các cấp, các ngành tạo điều kiện thuận lợi để HTX tổ chức các hoạt động kinh doanh dịch vụ nông nghiệp; cán bộ HTX nhiệt tình, tâm huyết vì lợi ích chung, vì lợi ích của thành viên, thành viên xem HTX là nhà, là chỗ dựa vững chắc; tổ chức được tất cả các hoạt động của HTX; tất cả cán bộ quản lý HTX và người hợp đồng lao động đều tham gia đóng bảo hiểm xã hội [15, tr.5].

1.4.3. Bài học tham khảo với tỉnh Kiên Giang

Kinh tế HTX trong nông nghiệp là hình thức tổ chức sản xuất và là biện pháp thúc

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển kinh tế hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh kiên giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 27 - 106)