Định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế HTX trong nông nghiệp

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển kinh tế hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh kiên giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 64 - 106)

3.1.2.1. Định hướng phát triển kinh tế HTX trong nông nghiệp

Thực hiện Quyết định số 710/QĐ-BNN-KTHT ngay 10/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về “Phê duyệt kế hoạch đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp” và chỉ đạo của UBND tỉnh về “Triển khai thực

hiện kế hoạch phát triển KTTT giai đoạn 2014 - 2016”. Trong thời gian tới có những định hướng như sau:

- Những định hướng chung:

+ Phát triển có chọn lọc các tổ chức KTTT trong nông nghiệp trên khắp các xã, phường, thị trấn và ở tất cả các lĩnh vực, ngành nghề trong tỉnh trên cơ sở đảm bảo chất lượng hoạt động đáp ứng các nhu cầu chung và tuân thủ các quy định của pháp luật.

+ Củng cố đi đôi với nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX trong nông nghiệp bằng nội lực là chính gắn với việc huy động tối đa các nguồn lực bên ngoài thúc đẩy phát triển KTTT và kinh tế hộ gia đình, khuyến khích các HTX trong nông nghiệp mở rộng các loại hình dịch vụ, kinh doanh tổng hợp, phát triển thêm các ngành nghề mới, giải quyết đầu vào và đầu ra, nhất là khâu tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng và thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ để tạo thêm nguồn lực phát triển kinh tế HTX trong nông nghiệp. Kiên quyết giải thể những HTX yếu kém, không hoạt động và không có khả năng củng cố.

+ Khuyến khích liên kết, hợp tác của các tổ chức KTTT trong nông nghiệp, khuyến khích thành lập liên hiệp HTX, hiệp hội ngành nghề, hợp tác giữa HTX trong nông nghiệp với các thành phần kinh tế khác để hỗ trợ về vốn, giúp các HTX hoạt động có hiệu quả.

- Định hướng phát triển HTX theo ngành nghề:

+ Trong nông nghiệp, củng cố nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX trong nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng hoạt động và mở rộng các loại hình dịch vụ cho các hộ nông dân có yêu cầu, nhất là dịch vụ đầu vào và đầu ra sản phẩm. Khuyến khích các HTX trong nông nghiệp phát triển theo hướng đa ngành và kinh doanh tổng hợp; khuyến khích các HTX trong nông nghiệp có quy mô nhỏ hợp nhất với nhau hoặc mở rộng kết nạp thêm thành viên thành HTX có quy mô vừa và lớn để có đủ năng lực, có khả năng triển khai các hoạt động kinh tế, kinh doanh có hiệu quả; khuyến khích hình thành từ 1 - 2 liên hiệp HTX ở những địa phương có điều kiện.

+ Khuyến khích thành lập HTX, THT trong nông nghiệp ở vùng sản xuất lúa 3 vụ, vùng sản xuất lúa ngập lũ ở vùng Tứ giác Long Xuyên, Tây sông Hậu để phòng chống thiên tai, giảm thiệt hại, giảm chi phí, sản xuất có hiệu quả kinh tế cao; khuyến khích thành lập HTX, THT ở những vùng nuôi tôm, cá, đánh bắt thủy hải sản, nhất là đánh bắt xa bờ để vừa hỗ trợ cho ngư dân, đồng thời đảm bảo an ninh quốc gia, chủ quyền lãnh thổ, biển đảo của Tổ quốc.

+ Trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các HTX trong nông nghiệp hiện có; phát triển mới các HTX, THT ở những nơi có

điều kiện, phát triển theo hướng vận động các hộ kinh doanh tham gia thành viên HTX, THT nhất là phát triển HTX kinh doanh thương mại và dịch vụ.

+ Trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn (hay còn gọi là lĩnh vực ngành nghề tiểu thủ công nghiệp), tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động các HTX hiện có; khuyến khích phát triển các HTX, THT gắn với các chương trình khuyến nông, khuyến công, CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn, chương trình phát triển ngành nghề, hàng xuất khẩu, khái thác nguồn nguyên vật liệu ở địa phương như khai thác đá, vật liệu xây dựng…

+ Trong các lĩnh vực khác, khuyến khích phát triển các loại hình dịch vụ HTX phục vụ nhu cầu sản xuất đời sống kinh tế, văn hóa và tinh thần của nhân dân như HTX môi trường, HTX dịch vụ du lịch, HTX dịch vụ đời sống… ; khuyến khích HTX tham gia các chương trình phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

3.1.2.2. Mục tiêu phát triển HTX trong nông nghiệp

- Mục tiêu tổng quát:

+ Phát triển các tổ chức KTTT trong nông nghiệp với tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý và bền vững. Phát triển có chọn lọc, chỉ thành lập mới HTX trong nông nghiệp ở những nơi có điều kiện, có nhu cầu bức xúc của sản xuất và đời sống, vận động chín muồi. Tập trung phát triển KTTT trong sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, chủ yếu là lĩnh vực trồng lúa và nuôi tôm, cá; xây dựng các mô hình hợp tác trong phòng chống lũ ở vùng Tứ giác Long Xuyên, vùng sản xuất lúa 3 vụ. Nâng tỷ trọng của khu vực KTTT chiếm từ 2 - 2,25% GDP của tỉnh.

+ Đến năm 2015, cơ bản củng cố HTX trong nông nghiệp thuộc nhóm trung bình, yếu kém phát triển vững chắc, căn cơ; đến năm 2020, mở rộng quy mô các HTX trong nông nghiệp, tăng cường liên doanh, liên kết giữa các HTX, giữa HTX với doanh nghiệp, thành lập được liên hiệp HTX.

- Mục tiêu cụ thể:

+ Đến năm 2015, phấn đấu có từ 85% HTX trở lên hoạt động sản xuất, kinh doanh có lãi, trong đó có từ 50% HTX trở lên khá giỏi, 40% HTX trung bình, hạn chế thấp nhất HTX yếu kém. Vận động kết nạp 100% HTX trong nông nghiệp, 90% HTX phi nông nghiệp tham gia thành viên Liên minh HTX tỉnh. Phấn đấu tăng thu nhập của thành viên, người lao động trong HTX đạt từ 35 triệu đồng/người/năm trở lên.

+ Đến năm 2020, phấn đấu có từ 90% HTX trở lên hoạt động sản xuất, kinh doanh có lãi, trong đó có từ 55% HTX trở lên khá giỏi, 40 HTX trung bình, hạn chế thấp nhất

HTX yếu kém. Thành lập từ 1 - 2 liên hiệp HTX. Phấn đấu tăng thu nhập của thành viên, người lao động trong HTX đạt từ 60 triệu đồng/người/năm trở lên.

Bảng 3.1. Phương hướng phát triển kinh tế HTX trong nông nghiệp tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới.

Đơn vị tính:% Stt Nội dụng đánh giá Rất đồng ý Đồng ý Không ý kiến Không đồng ý Rất không đồng ý 1 Đầu tư mua sắm máy móc thiết bị phục vụ

sản xuất. 46 44 0 3 7

2 Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho HTX. 41 40 0 13 6 3 Xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh

phù hợp với khả năng phát triển của HTX. 46 36 1 7 10 4 Mở rộng các nội dung hợp tác, ngành nghề

sản xuất kinh doanh trong HTX. 41 44 1 6 7 5 Huy động các nguồn vốn thực hiện phát

triển HTX. 43 39 1 9 9

6 Liên kết với doanh nghiệp, tổ chức để mở

rộng nội dung hoạt động, tiêu thụ sản phẩm. 40 37 1 14 7 7 Thúc đẩy kinh tế hộ gia đình phát triển. 39 40 3 11 7 8 Tham gia thực hiện các chương trình phát (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

triển kinh tế, xã hội, xây dựng nông thôn mới. 34 41 3 13 9 9 Nâng cao vai trò quản lý Nhà nước đối với HTX 46 34 3 11 6

Nguồn: Điều tra và tính toán tổng hợp.

3.2. Giải pháp phát triển kinh tế HTX trong nông nghiệp tỉnh Kiên Giang trong giai đoạnhiện nay

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển kinh tế hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh kiên giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 64 - 106)