Tình hình tổ chức quản lý các HTX

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển kinh tế hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh kiên giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 55 - 58)

Trong thời gian qua, thực hiện các đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về phát triển KTTT, các HTX trong nông nghiệp được quan tâm đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về tổ chức quản lý HTX, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chủ chốt, bước đầu các HTX có sự chuyển biến tích cực về nhận thức, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý HTX có hiệu quả. Tuy nhiên, số lượng cán bộ quản lý được đi học là chưa nhiều và tính hiệu quả thực tế, ứng dụng vào công tác tổ chức quản lý là chưa cao. Phần lớn đội ngũ cán bộ quản lý HTX trong nông nghiệp vẫn còn thiếu kiến thức chuyên sâu cần thiết để có thể quản lý điều hành HTX hoạt động có hiệu quả, mang lại lợi ích cho thành viên và người lao động. Đa số, cán bộ quản lý HTX trong nông nghiệp được bầu vào các chức danh đều dựa trên cơ sở uy tín, kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình quản lý điều hành HTX, khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chưa từng được đào tạo kiến thức về tổ chức quản lý HTX, hướng dẫn xây dựng phương án tổ chức hoạt động HTX có hiệu quả.

Bảng 2.13. Tổng hợp trình độ cán bộ quản lý HTX trong nông nghiệp năm 2013.

Đơn vị tính: người Stt Chức danh Tổng số Đại học, cao đẳng Trung cấp Sơ cấp Chưa qua đào tạo 1 Ban Chủ nhiệm/ Ban Giám đốc 399 13 46 179 161

2 Ban Kiểm soát 296 3 23 115 155

3 Kế toán 190 0 11 80 99

Toàn tỉnh 885 16 80 374 415

Nguồn: Liên minh HTX, Chi cục Phát triển nông thôn và tính toán tổng hợp.

Như vậy, nguồn nhân lực và đặc biệt là cán bộ quản lý HTX có chất lượng chưa cao, số cán bộ quản lý có trình độ đại học, cao đẳng là 16 người (chiếm 1,81%), trung cấp là 80 người (chiếm 9,04%), sơ cấp là 374 người (chiếm 42,26%), còn lại 415 người (chiếm 46,89%) chưa qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, chủ yếu có trình độ văn hóa là cấp I và II. Điều này phản ánh trình độ, khả năng quản lý HTX còn yếu, chậm đổi mới, thể hiện sự yếu kém của HTX trong thời gian qua, năng lực tổ chức quản lý kinh tế và hoạt động của đội ngũ cán bộ quản lý HTX chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của HTX trong cơ chế thị

trường. Bên cạnh đó, các HTX chưa chú trọng xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ kế cận và chưa cụ thể hóa các tiêu chuẩn, chức danh cho đội ngũ cán bộ quản lý HTX.

Mặc dù, các cấp, các ngành và chính quyền địa phương rất quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ cán bộ quản lý HTX thông qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về quản lý, điều hành và nghiệp vụ cho cán bộ quản lý HTX nhưng hiệu quả mang lại không cao do các chính sách đào tạo chưa phù hợp như thời gian tập huấn, bồi dưỡng ngắn ngày; tài liệu, giáo trình tập huấn chưa phù hợp với nhận thức của cán bộ quản lý HTX; chế độ đãi ngộ chưa cao, chưa thật sự hấp dẫn, chưa tạo sự yên tâm cho người đi học. Ngoài ra, đội ngũ giúp việc cho HTX chưa được đào tạo về trình độ chuyên môn nghiệp vụ nên gặp nhiều khó khăn trong công tác tham mưu, giúp việc cho HTX.

Chính vì vậy, việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý HTX là cấp bách và rất cần thiết, phải không ngừng tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ cán bộ quản lý HTX về quản lý kinh tế, tài chính, kỹ thuật và vận dụng một cách sáng tạo, khoa học, phù hợp với điều phát triển HTX để sản xuất, kinh doanh có hiệu quả nhất góp phần giúp HTX phát triển bền vững.

Bảng 2.14. Nhóm tuổi của Chủ nhiệm HTX trong nông nghiệp đến năm 2013.

Đơn vị tính: HTX, % Stt Nhóm tuổi Số HTX Tỷ lệ (%) 1 Dưới 30 tuổi 3 4 2 Từ 31 - 40 tuổi 7 10 3 Từ 41 - 50 tuổi 19 27 4 Trên 51 tuổi 41 59 Tổng cộng 70 100

Nguồn: Điều tra và tính toán tổng hợp.

Qua bảng trên ta thấy, đa số cán bộ quản lý HTX trong nông nghiệp có độ tuổi nằm trong nhóm trên 51 tuổi, chiếm 59%. Điều này làm cho HTX gặp khó khăn trong tiếp cận thông tin thị trường, quyết đoán, sáng tạo trong thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh của HTX, chủ động thực hiện các nội dung hoạt động của HTX đã được đại hội thành viên thảo luận và quyết định. Số cán bộ quản lý HTX dưới 30 tuổi chiếm 4% và từ 31 - 40 tuổi chiếm 10%, chủ yếu tập trung ở những HTX dịch vụ thanh niên. Đây là đội ngũ trẻ, có năng lực và khả năng thực hiện hiệu quả phương án sản xuất, kinh doanh của HTX. Còn lại là số cán bộ quản lý HTX có độ tuổi từ 41 - 50 tuổi, chiếm 27%. Trong thời gian tới, để giúp HTX trong nông nghiệp hoạt động có hiệu quả trong công tác nhân sự quản lý HTX cần lựa chọn, quy hoạch cán bộ quản lý HTX có độ tuổi dưới 40 tuổi.

Bảng 2.15. Phân loại HTX trong nông nghiệp năm 2013. Đơn vị tính: HTX, % Stt Nội dung Số HTX Tỷ lệ (%) 1 HTX loại giỏi 11 5,79 2 HTX loại khá 38 20,00 3 HTX loại trung bình 83 43,68

4 HTX yếu kém và không hoạt động 41 21,58 5 HTX không xét hoặc xếp loại 17 8,95

Tổng cộng 190 100,00

Nguồn: Liên minh HTX, Chi cục Phát triển nông thôn và tính toán tổng hợp.

Dựa vào kết quả hoạt động, khả năng cung cấp các dịch vụ và kết quả sản xuất, kinh doanh ta phân loại các HTX trong nông nghiệp thành các loại: Khá, tốt; trung bình; yếu kém và không hoạt động. Kết quả phân loại cụ thể như sau:

- HTX trong nông nghiệp xếp loại giỏi và loại khá: Chiếm tỷ lệ thấp, có 49 HTX, chiếm 25,79%, điển hình nhất trong các HTX này là HTX nông nghiệp kinh 3A xã Tân Hiệp A huyện Tân Hiệp, HTX nông nghiệp Thạnh Tiến xã Thạnh Bình huyện Giồng Riềng, HTX dịch vụ nông nghiệp Tân Hòa xã Vĩnh Phước B huyện Gò Quao, HTX nông nghiệp Thạnh Hòa xã Mong Thọ A huyện Châu Thành, HTX nông nghiệp 41 xã Phi Thông thành phố Rạch Giá. Đặc điểm của các HTX này là: Hỗ trợ có hiệu quả cho hộ thành viên phát triển sản xuất trong nông nghiệp, thủy sản và ngành nghề nông thôn thông qua thực hiện “Cánh đồng lớn”, hướng dẫn hộ thành viên ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tìm đầu ra cho sản phẩm; HTX quản lý dịch vụ bơm tưới, các trạm bơm điện giúp hộ thành viên yên tâm sản xuất; cung cấp dịch vụ đầu vào cho các hộ thành viên (giống, vật tư nông nghiệp); HTX thực hiện hoạt động tín dụng nội bộ trên cơ sở vốn góp và tiền gửi của các hộ thành viên; HTX chủ động đứng ra xây dựng kế hoạch, tiếp nhận các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng cho HTX thông qua “Dự án cạnh tranh nông nghiệp”; vốn hoạt động của HTX được bảo toàn và thông qua đại hội thành viên quyết định đầu tư cơ sở hạ tầng cho nông thôn, tăng mức vốn của HTX cao hơn so với năm trước.

- HTX trong nông nghiệp xếp loại trung bình: Chiếm đa số, có 83 HTX, chiếm 43,68%, là những HTX chủ yếu thực hiện hỗ trợ cho hộ thành viên một số khâu trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh như bơm tưới, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cung ứng một phần giống và vật tư nông nghiệp. Đồng thời, quan tâm tìm đầu ra sản phẩm cho hộ thành viên. Các dịch vụ này thu theo mức chi và phân bổ theo diện tích sản

xuất. Hoạt động dịch vụ của HTX cơ bản đáp ứng nhu cầu của hộ thành viên và các hộ nông dân lân cận, nguồn vốn hoạt động của HTX bị hạn chế, hiệu quả đồng vốn xoay vòng không cao và thường xuyên bị hộ nông dân chiếm dụng hoặc HTX đầu tư vào lĩnh vực khác. Nhờ làm tốt công tác quản lý nguồn vốn nên HTX hoạt động có lãi hoặc hòa vốn, đảm bảo thu nhập cho hộ thành viên, lợi nhuận trích được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh đủ để chi trả tiền công cho cán bộ quản lý HTX, trích lập quỹ HTX và phần còn lại chia lãi cho hộ thành viên hoặc bổ sung vào vốn hoạt động của HTX.

- HTX trong nông nghiệp xếp loại yếu kém và không hoạt động: Còn chiếm khá cao, có 41 HTX, chiếm 21,58%, là những HTX thường chỉ làm 1 đến 2 khâu trong nội dung đăng ký hoạt động, chủ yếu là dịch vụ bơm tưới và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, các khâu khác trong hoạt động sản xuất thì hộ thành viên và hộ nông dân lân cận không quan tâm. Bên cạnh đó, công tác quản lý HTX yếu kém, hộ thành viên không tin tưởng nhiều vào HTX. Vốn hoạt động của HTX đa số bị hộ thành viên chiếm dụng, HTX không có khả năng thanh toán, nợ của HTX ngày càng gia tăng. Đa số các HTX loại này chỉ tồn tại hình thức, một số khác đang có nguy cơ dẫn đến giải thể. Hiện nay, HTX loại này đang tập trung nhiều tại huyện Giồng Riềng (23 HTX), Gò Quao (5 HTX), Hòn Đất (4 HTX) và số còn lại rải rác một số nơi trong tỉnh.

- HTX trong nông nghiệp không xét hoặc chưa xếp loại: Áp dụng đối với 17 HTX mới thành lập trong năm 2013, chiếm 8,95%. Do mới thành lập, bước đầu đi vào hoạt động nên những HTX nay chưa đáp ứng được yêu cầu về cung cấp dịch vụ của hộ thành viên và hộ nông dân lân cận trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, thủy sản và ngành nghề nông thôn, chưa thích nghi môi trường cùng nhau hợp tác, kinh tế thị trường và còn nhiều vấn đề cần phải quan tâm, nhất là đội ngũ cán bộ quản lý HTX.

Như vậy, các HTX trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh chuyển biến còn chậm, đặc biệt là sự chủ động vươn lên trong quá trình sản xuất, kinh doanh của nhiều HTX mang lại hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của hộ thành viên và hộ nông dân lân cận. Phương thức tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh và trình độ quản lý của HTX chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn đề ra. Còn nhiều HTX và hộ thành viên có tư tưởng trong chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của đầu tư của Nhà nước, chưa mạnh dạn tham gia tạo bước đột phá trong phát triển KTTT trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển kinh tế hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh kiên giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)