Phương hướng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tỉnh ủy cà mau lãnh đạo phát triển kinh tế biển trong giai đoạn hiện nay docx (Trang 75 - 78)

- Phương hướng chung

Định hướng chung của tỉnh Cà Mau là phát huy tối đa lợi thế và tiềm năng, tài nguyên tự nhiên của một tỉnh đồng bằng ven biển và lực lượng lao động nông thôn để phát triển tổng hợp ngư - nông - lâm nghiệp. Khai thác những ưu thế của thị trường để định hướng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, bao gồm cả thị trường tiêu thụ hàng thủy sản, thị trường lao động, thị trường tài chính, thị trường khoa học công nghệ để hỗ trợ cho kinh tế.

Ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học và công nghệ mới vào tất cả các lĩnh vực canh tác, nuôi trồng, ưu tiên đầu tư xây dựng các trung tâm giống chất lượng cao và đẩy nhanh chuyển giao tiến bộ kỹ thuật. Nhiệm vụ chủ yếu của ngư nghiệp là tạo ra sản lượng thủy sản ngày càng tăng để cung cấp nguyên liệu ổn định cho công nghiệp chế biến xuất khẩu.

- Phương hướng cụ thể

Thủy sản là lĩnh vực thế mạnh, là lợi thế của vùng biển và ven biển Cà Mau không chỉ đối với các địa bàn lân cận mà cũn đối với cả nước. Thủy sản cần phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, có cơ cấu sản phẩm đa dạng và thương hiệu, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, tiếp tục giữ vững là ngành có kim ngạch xuất khẩu cao và có vai trũ quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh. Tỉnh phấn đấu tổng sản lượng thủy sản năm 2010 khoảng 332.000 tấn, trong đó 92.000 tấn tôm.

Về nuôi trồng: tổng diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 192.000 ha (nuôi tôm khoảng 166.000 ha). Phát triển nuôi trồng thủy sản ở tất cả các loại mặt nước, nuôi tôm nước lợ vẫn là chủ yếu với nhiều loại hỡnh như nuôi chuyên canh, nuôi luân canh tôm - lúa, tôm - vườn, nuôi kết hợp nhiều loài thủy sản có giá trị cao, lấy hỡnh thức nuôi sinh thái và nuôi quảng canh cải tiến đúng quy trỡnh kỹ thuật cho năng suất cao là chủ yếu, để tăng năng suất và phát triển bền vững; khuyến khích phát triển nuôi tôm công nghiệp, bán

công nghiệp ở những nơi có điều kiện. Nuôi tôm sú vẫn là chủ yếu, tôm thẻ chân trắng chỉ nuôi bổ sung và phải được kiểm soát chặt chẽ, nhất là giống và dịch bệnh. Kết hợp nuôi các loài thủy hải sản khác như cá, nhuyễn thể hai mảnh, cua. Khôi phục nuôi cá đồng ở vùng nước ngọt như nuôi kết hợp trong rừng tràm, nuôi kết hợp lúa - cá; mở rộng diện tích nuôi cá nước lợ; nuôi các loài thủy sản khác kết hợp trong đầm nuôi tôm.

Khuyến khích phát triển kinh tế trang trại trong các vùng nuôi thủy sản, gắn kết các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu với các vùng nuôi thông qua các hợp đồng kinh tế. Tổ chức nuôi thủy sản gắn với quản lý cộng đồng, hỡnh thành tổ hợp tác nuôi thủy sản để thống nhất quản lý môi trường nguồn nước, phân công hợp tác trong thu hoạch, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm và hỗ trợ nhau về vốn. Nâng cao chất lượng sản phẩm với việc thực hiện quy trỡnh quản lý tốt trong nuôi trồng thủy sản, tuyên truyền thực hiện không sử dụng các hóa chất kháng sinh bị cấm trong nuôi trồng thủy sản, chống bơm chích tạp chất vào nguyên liệu thủy sản.

Tăng cường công tác khuyến ngư, từng bước hiện đại hóa hệ thống sản xuất giống thủy sản, quy hoạch đầu tư vùng giống thủy sản tập trung tại huyện Ngọc Hiển (đang có 230 cơ sở) và một số huyện khác (nâng quy mô và trỡnh độ kỹ thuật của các cơ sở sản xuất giống, giải thể những cơ sở không có điều kiện nâng cấp), dự kiến tổng số cơ sở sản xuất giống thủy sản trong vùng biển và ven biển khoảng 450 trại, sản lượng con giống hàng năm đạt khoảng 7,5 tỷ con; đẩy mạnh đầu tư chuyển giao ứng dụng công nghệ sản xuất các giống thủy sản có chất lượng và giá trị kinh tế, đáp ứng đủ giống tốt.

Tiếp tục đầu tư hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản, tạo điều kiện những vùng sản xuất tập trung để áp dụng công nghệ tiên tiến, đảm bảo môi trường sinh thái. Tiếp tục xây dựng các mô hỡnh khuyến ngư, nhân rộng các mô hỡnh tốt trong sản xuất; khuyến khích các nhà khoa học chuyển giao kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất, góp phần thúc đẩy sản xuất có năng suất, chất lượng và hiệu quả.

Quy hoạch địa bàn nuôi trồng thủy sản:

+ Nuôi tôm: Các huyện ven biển phía bắc Cà Mau: Giai đoạn 2006 - 2010 việc thực hiện các hệ thống thủy lợi ngọt hóa chưa khép kín được nên vẫn duy trỡ diện tích nuôi tôm nước lợ khoảng 22 - 24 ngàn ha, trong đó: huyện Trần Văn Thời khoảng 12

ngàn ha, huyện U Minh khoảng 12 ngàn ha. Công tác quản lý quy hoạch cần chú ý không để nông dân tự phát mở rộng thêm diện tích nuôi tôm (chuyển diện tích các cây trồng khác sang nuôi tôm).

Đối với các huyện ven biển vùng phía nam Cà Mau là vùng tập trung phát triển nuôi tôm nước lợ - mặn, bao gồm: huyện Đầm Dơi 60 - 61 nghỡn ha, huyện Phú Tân 33 - 34 nghỡn ha, huyện Năm Căn 20- 22 nghỡn ha, huyện Ngọc Hiển 20 - 22 nghỡn ha. Trong vùng phía nam Cà Mau có thể phát triển nuôi tôm bán công nghiệp hoặc nuôi công nghiệp ở những nơi, những hộ có đủ điều kiện (về thủy lợi, kỹ thuật, nguồn vốn), nhưng chủ yếu vẫn là nuôi tôm sinh thái (nuôi kết hợp ở trong rừng ngập mặn các huyện Ngọc Hiển, Năm Căn, Đầm Dơi, Phú Tân), nuôi quảng canh cải tiến đúng quy trỡnh kỹ thuật cho năng suất, hiệu quả cao, một số tiểu vùng có điều kiện khép kín thủy lợi có thể phát triển nuôi tôm luân canh trồng 1 vụ lúa.

Trong vùng nuôi tôm nước lợ, cần thực hiện đa dạng loài nuôi đặc biệt đối với các loài có giá trị kinh tế cao và chủ động được con giống như kết hợp nuôi cua, nuôi cá chẻm, cá kèo để đạt hiệu quả cao, tránh tỡnh trạng độc canh con tôm.

+ Nuôi cá nước ngọt (cá đồng): khôi phục và phát triển mạnh nuôi cá đồng kết hợp với trồng lúa, nuôi trong rừng tràm, nuôi các loài cá có giá trị kinh tế cao với tổng diện tích khoảng 24 ngàn ha, bao gồm: huyện Trần Văn Thời (12.000 ha), huyện U Minh (12.000 ha).

+ Nuôi hải sản ở mặt nước ven biển và ven đảo: cần tiến hành từng bước, từ thử nghiệm đến nhân ra diện rộng để đầu tư một cách phù hợp về loài nuôi, công nghệ, kỹ thuật, thị trường và khả năng vốn đầu tư và khả năng thích ứng với điều kiện tự nhiên (nhất là nuôi cá lồng bè trên biển). Đối với vùng bảo tồn nghiêm ngặt bói bồi ven biển thuộc vườn quốc gia Mũi Cà Mau phải được kiểm soát nghiêm ngặt, không cho nuôi hoặc khai thác thủy hải sản trong diện tích này để không ảnh hưởng đến phát triển của rừng ngập ven biển và vùng sinh sản của các loài thủy hải sản. Dự kiến diện tích nuôi thủy hải sản ở mặt nước trên biển năm 2020 khoảng 5.500ha.

- Về khai thác sông biển: phát triển khai thác thủy sản hợp lý, chuyển dịch nhanh cơ cấu nghề khai thác ven bờ theo hướng ổn định sản lượng khai thác đánh bắt,

bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đồng thời đảm bảo đời sống của cộng đồng cư dân ven biển, từng bước chuyển từ nghề khai thác ven bờ sang nghề khai thác xa bờ, nghề nuôi trồng thủy sản hoặc dịch vụ, du lịch. Quản lý chặt chẽ việc đóng mới tàu thuyền, cấp giấy phép khai thác để giảm dần số tàu nhỏ khai thác ven bờ, đồng thời duy trỡ và củng cố số tàu lớn khai thác xa bờ. Phát triển các mô hỡnh quản lý cộng đồng và tổ chức kinh tế tập thể (hợp tác xó hoặc tổ hợp tác) trong nghề khai thác. Tiến hành phân chia các tuyến biển và phân cấp quản lý cho các địa phương ven biển. Theo đó căn cứ vào việc phân chia tuyến biển, xác định cụ thể số lượng tàu thuyền và các loại nghề được phép khai thác trên từng tuyến, đồng thời giao các tuyến biển thuộc quyền quản lý của địa phương cho các tổ chức quản lý cộng đồng để quản lý và khai thác hợp lý nguồn lợi vùng biển gần bờ. Tổ chức các đội tàu theo nghề để khai thác có hiệu quả và giúp nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Tổ chức các dịch vụ cung ứng hậu cần nghề cá như nhiên liệu, nước đá, thu mua sản phẩm, cung cấp thông tin, thị trường, v.v…

Phát triển đồng bộ các cơ sở hậu cần nghề cá dọc ven biển và trên một số đảo quan trọng để hỗ trợ và làm chỗ dựa vững chắc cho ngư dân mở rộng khai thác các vùng biển khơi. Đầu tư nâng cấp mở rộng các cảng cá quan trọng, nhất là các cảng cá kết hợp với khu neo đậu tránh gió bóo cho tàu thuyền như: Cà Mau, Sông Đốc, Hũn Khoai, Khánh Hội,... Nâng cấp và xây dựng mới một số cảng cá và các bến cá nhân dân, từng bước hỡnh thành các làng cá văn minh, hiện đại dọc ven biển và trên các đảo, đáp ứng yêu cầu phát triển trong vùng [67].

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tỉnh ủy cà mau lãnh đạo phát triển kinh tế biển trong giai đoạn hiện nay docx (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)