+ Nguyên nhân của ưu điểm
Nguyên nhân của những thành tựu trên có nhiều, trong đó nguyên nhân bao trùm là đường lối đổi mới đúng đắn, hợp lũng dân về công nghiệp hóa, hiện đại hóa do Đại hội IX và X của Đảng và các chính sách kinh tế - xó hội của Nhà nước đề ra được cụ thể hóa trong các nghị quyết của Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ XII và XIII của tỉnh Cà Mau. Cùng với cơ chế chính sách phù hợp là sự đầu tư hỗ trợ của Trung ương về vốn, cán bộ, khoa học công nghệ, môi trường xuất nhập khẩu. Trong điều kiện một tỉnh nghèo thuần nông lại mới tách, cơ sở hạ tầng thấp kém nếu không có sự hỗ trợ tích cực của Trung ương một cách toàn diện thỡ Cà Mau khó có thể đạt được những thành tựu to lớn trên.
Tuy nhiên, nguyên nhân trực tiếp và quan trọng là Đảng bộ và quân, dân trong tỉnh đó biết sử dụng có hiệu quả sự hỗ trợ của Trung ương, đồng thời khai thác tiềm năng và lợi thế các nguồn lực tại chỗ về tài nguyên rừng, biển, đất đai, lao động, vốn và kinh nghiệm để phát triển sản xuất nuôi trồng thủy sản, tiềm năng chủ lực của tỉnh Cà Mau, và mở rộng các hoạt động dịch vụ phù hợp với điều kiện của địa phương. Ngoại lực là quan trọng song quyết định thành công của tỉnh trong thời kỳ đổi mới và hội nhập vừa qua lại là nội lực của quân, dân Cà Mau dưới sự lónh đạo của Đảng bộ và sự điều hành của Chính quyền các cấp trong quá trỡnh thực hiện đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại địa phương.
Thứ nhất, được sự quan tâm lónh đạo của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ
và sự ủng hộ của các ban, bộ, ngành Trung ương, Đảng bộ và quân, dân trong tỉnh phát huy truyền thống cách mạng, tinh thần tự lực, tự cường, khắc phục khó khăn, đoàn kết thống nhất nội bộ, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, quyết tâm cao trong việc lónh đạo, tổ chức thực hiện.
Thứ hai, trong lónh đạo, điều hành, các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành nắm
vững các nghị quyết, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, vận dụng sát hợp với tỡnh hỡnh thực tế địa phương, mạnh dạn đổi mới trong lónh đạo, quản lý, chọn những vấn đề trọng tâm, dồn sức chỉ đạo thực hiện.
Thứ ba, nhất quán quan điểm xác định nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm,
xây dựng Đảng là then chốt, tập trung chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng Đảng. Tăng cường công tác chính trị tư tưởng; phát huy dân chủ nội bộ, lắng nghe ý kiến của cán bộ, đảng viên, nhất là các đồng chí lónh đạo chủ chốt qua các thời kỳ. Kịp thời phân công cấp ủy, cán bộ chủ chốt; tập trung giải quyết các vụ việc tồn đọng.
Thứ tư, xây dựng quy chế hoạt động của cấp ủy, lónh đạo, điều hành theo quy
chế. Tập trung củng cố, xây dựng hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở; nâng cao năng lực lónh đạo, quản lý của cấp ủy, tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên. Thực hiện khá tốt quy chế dân chủ cơ sở; phát động và duy trỡ thường xuyên phong trào cách mạng của quần chúng.
Thứ năm, tăng cường sự lónh đạo của các cấp ủy trong xây dựng thế trận quốc
phũng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân; đảm bảo quốc phũng, an ninh; giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xó hội tạo điều kiện tập trung thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xó hội của tỉnh.
Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Cà Mau lần thứ XIII, Đảng bộ đó đánh giá tổng quát:
Nhiệm kỳ qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng Đảng bộ và quân, dân trong tỉnh đó nỗ lực với quyết tâm cao, lónh đạo, thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII Đảng bộ tỉnh đạt được những thành tựu quan trọng và khá toàn diện trên các mặt: kinh tế liên tục tăng trưởng với tốc độ khá cao;
văn hóa - xó hội phát triển, đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân được cải thiện; an ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xó hội đảm bảo; hệ thống chính trị tiếp tục được củng cố, kiện toàn, hoạt động hiệu quả… Chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp từ nông - ngư - lâm nghiệp sang ngư - nông - lâm nghiệp là khâu đột phá, mở ra hướng phát triển mới, cho phép khai thác đúng vị trí, tiềm năng, lợi thế của tỉnh và đáp ứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân, đưa kinh tế thủy sản vươn lên mạnh mẽ trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh phát triển nhanh.
Những thành tựu đó tạo tiền đề thuận lợi để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ cao hơn ở nhiệm kỳ tới [14, tr.38-39].
+ Nguyên nhân của hạn chế, khuyết điểm
Nguyên nhân của những hạn chế trên chủ yếu là do nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trũ, vị trí, tầm quan trọng của biển đối với sự phát triển của tỉnh chưa đầy đủ, chưa tích cực tỡm giải pháp nhằm phát huy tốt các tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế biển, ven biển; tỉnh chưa có quy hoạch định hướng lâu dài về phát triển kinh tế biển và các vùng ven biển; nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng ở các vùng ven biển cũn quá ít. Có thể nêu khái quát những nguyên nhân chủ yếu sau:
Một là, việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện một số mục tiêu, nhiệm vụ đó nêu trong
nghị quyết chưa đồng bộ; thiếu những giải pháp, biện pháp hữu hiệu để đưa nền kinh tế vùng biển và ven biển của tỉnh phát triển nhanh và bền vững. Các ngành chức năng chậm cụ thể hóa các nghị quyết, chủ trương của Đảng; trong tổ chức thực hiện, thiếu kiểm tra thường xuyên, chưa kịp thời sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm.
Hai là, huy động các nguồn lực, nhất là các nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh
tế vùng biển và ven biển cũn ít và gặp nhiều khó khăn; triển khai thực hiện một số công trỡnh trọng điểm thiếu đồng bộ, tiến độ chậm, làm hạn chế nhất định đến tốc độ phát triển.
Ba là, tinh thần trách nhiệm, trỡnh độ năng lực lónh đạo, quản lý phát triển kinh
tại vùng biển và ven biển chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhất là ở các ngành, lĩnh vực trọng yếu; một số cấp ủy viên phụ trách ngành, lĩnh vực và địa phương chưa thể hiện tốt vai trũ, trách nhiệm, một vài đồng chí chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Bốn là, tham nhũng, tiêu cực, tội phạm, tệ nạn xó hội chưa được đẩy lùi; một số
vụ việc tồn đọng giải quyết chưa dứt điểm, làm ảnh hưởng nhất định đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ, trong đó có nhiệm vụ phát triển kinh tế nói chung và kinh tế vùng biển và ven biển nói riêng.
Năm là, nguyên nhân có nhiều, nhưng có thể thấy rừ cỏc nguyờn nhõn chủ yếu là
do quy mụ kinh tế biển cũn nhỏ bộ, chưa tương xứng với tiềm năng, cơ cấu ngành, nghề chưa hợp lý, hạ tầng cơ sở kỹ thuật biển yếu kém, chưa đồng bộ…
Trong thời gian tới, kinh tế biển Cà Mau sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức và phát sinh nhiều những bất cập. Đó là yêu cầu nghiêm ngặt của thị trường xuất khẩu thủy sản; yếu tố tự nhiên thời tiết diễn biến bất thường, gây biến động môi trường sống của tôm, dẫn đến thiếu nguyên liệu chế biến cho nhà máy, gây thiệt hại kinh tế cho nông dân và doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản; việc chuyển dịch đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi tôm thời gian qua diễn ra ồ ạt, trong khi đó đầu tư kết cấu hạ tầng không theo kịp nên gần như phá vỡ quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất, tác động bất lợi đến nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra, ô nhiễm môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, thiếu vốn đầu tư hệ thống thủy lợi, sản xuất con giống chất lượng cao, thiếu đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật chuyên ngành… đang là những vấn đề bức xúc trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Cà Mau.