* Thuận lợi
Thuận lợi cơ bản là đường lối chủ trương chính sách đổi mới đúng đắn và thông thoáng của Đảng, các bộ luật mới đó được Quốc hội thông qua, nhiều chủ trương và chính sách mới đó được Nhà nước ban hành tạo điều kiện để giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất, khơi dậy tiềm năng của các thành phần và khu vực kinh tế trong nước, mở rộng hợp tác và đầu tư với nước ngoài.
Các chủ trương của Đảng và Chính phủ như Nghị quyết số 21/NQ-TW ngày 20/01/2003, Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 17/02/2005 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 09/NQ-TW ngày 09/02/2007 của Bộ Chính trị về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, v.v… Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xó hội đồng bằng sông Cửu Long, quy hoạch phát triển kinh tế vùng biển và ven biển Việt Nam thuộc Vịnh Thái Lan đến năm 2020 đều xác định Cà Mau như một cực tăng trưởng ở đồng bằng sông Cửu Long và nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm thứ tư của cả nước đang được nghiên cứu xây dựng ở đồng bằng sông Cửu Long.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xó hội Cà Mau thời kỳ đến năm 2020 vùng biển ven biển Cà Mau được xác định như vùng kinh tế động lực của tỉnh, điểm kết nối hai hành lang kinh tế Cần Thơ - Cà Mau - Năm Căn và Cà Mau - Hà Tiên. Sự hỡnh thành khu Khí điện đạm Cà Mau - một dự án trọng điểm quốc gia, Đề án thành lập Khu kinh tế Năm Căn trở thành hiện thực đang từng bước làm nổi bật hơn vị trí, vai trũ của vùng biển ven biển Cà Mau trong quá trỡnh phát triển đi lên của Cà Mau. Cà Mau có lợi
thế căn bản về biển, đảo, bờ biển và các tài nguyên biển tiềm tàng, vị trí của biển thuộc vùng biển ven biển Cà Mau trong khu vực Đông Nam Á.
Với dân số trên 1 triệu người, mật độ dân số trung bỡnh 232 người/km2, nguồn lao động trẻ, nhạy bén, thích ứng nhanh với các cơ chế kinh tế mới và những điều chỉnh thị trường do yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế là một lợi thế của vùng biển ven biển Cà Mau có thể khai thác trong thời kỳ tới.
Những thành tựu về phát triển kinh tế - xó hội của cả nước, của vùng đồng bằng sông Cửu Long vừa tạo ra các tiền đề vật chất vừa khơi dậy những động lực tinh thần, tạo thêm niềm tin cho cán bộ và quân, dân trong tỉnh về đường lối đổi mới và hội nhập của Đảng. Năng lực sản xuất của nhiều ngành trong tỉnh đó được tăng cường.
Kết cấu hạ tầng đó được xây dựng mới và nâng cấp đảm bảo các yêu cầu cơ bản của phát triển kinh tế và xó hội trong thời kỳ mới. Một số công trỡnh xây dựng mới do Trung ương đầu tư trên địa bàn tỉnh đó và sẽ đi vào hoạt động trong những năm tới.
Đội ngũ cán bộ công chức trong tỉnh đó trưởng thành qua thực tiễn, lại được đào tạo lại, bồi dưỡng những kiến thức mới về quản lý kinh tế theo hướng thị trường, định hướng xó hội chủ nghĩa.
Nhân dân trong tỉnh có tinh thần lao động cần cù, sáng tạo, đó tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh theo cơ chế mới. Nhiều mô hỡnh sản xuất kinh doanh giỏi đó được phát hiện tổng kết và nhân rộng.
Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, nhất là kinh tế ngoài quốc doanh đó mạnh dạn đầu tư vốn, lao động và khoa học công nghệ để hiện đại hóa máy móc thiết bị phục vụ sản xuất và kinh doanh dịch vụ, góp phần tăng năng lực sản xuất của tỉnh.
Đời sống nhân dân được cải thiện, an ninh chính trị tiếp tục ổn định, làm tăng lũng tin của nhân dân với Đảng với chính quyền các cấp, vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Thị trường hàng hóa và dịch vụ được mở rộng, quan hệ hợp tác và đầu tư giữa Cà Mau với các địa phương trong nước và nước ngoài được tăng cường (nhất là thị trường
xuất khẩu thủy sản). Đó là điều kiện quan trọng để phát huy thế mạnh của tỉnh trong phát triển kinh tế - xó hội trong giai đoạn mới.
Với chiều dài bờ biển 254 km, vùng biển ven biển Cà Mau là địa bàn có diện tích vào loại rộng lớn, có đủ diện tích về đất đai để phát triển, kể cả đủ điều kiện để xây dựng phát triển các khu kinh tế tổng hợp ở ven biển. Vùng biển, ven biển Cà Mau nằm ở trung tâm Đông Nam Á, vùng biển tiếp giáp với biển của hầu hết các nước trong khu vực và cách không xa các trung tâm phát triển, các đô thị trong khu vực. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, đây là cơ hội để các nền kinh tế trong khu vực có thể khai thác, tận dụng các cơ hội phát triển của nhau, cùng mang lại lợi ích cho mỗi bên.
Vùng biển, ven biển Cà Mau lại có những tài nguyên thiên nhiên rất đặc trung như khí hậu thủy văn, đất đai, rừng ngập mặn ven biển, nguồn nước thuận lợi cho phát triển nông, lâm, ngư nghiệp, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch sinh thái, du lịch biển đảo. Vùng biển và ven biển Cà Mau nằm trong vùng biển Tây Nam Bộ, chứa đựng nhiều loại tài nguyên thiên nhiên phong phú và có ý nghĩa chiến lược trong tương lai như dầu khí, tuyến vận tải và dịch vụ biển… Mặc dù vùng biển ven biển Cà Mau không có khả năng phát triển các cảng biển nước sâu, nhưng với các cửa sông lớn thỡ tiềm năng phát triển cảng khu vực và cảng dịch vụ là rất lớn. Trong tương lai, khi Năm Căn và Hũn Khoai liên kết thành hành lang chuyển tải hàng hóa, việc liên kết với các tuyến vận tải quốc tế sẽ dễ dàng hơn.
Các dự án lớn của các nước Tiểu vùng Mê Kông mở rộng tạo ra các cực tăng trưởng mạnh với các ngành kinh tế dựa vào lợi thế của biển là chủ yếu. Sự liên kết dọc theo các hành lang kinh tế chắc chắn sẽ tác động mạnh mẽ đến phát triển kinh tế biển và ven biển của Cà Mau với tư cách là một điểm mốc của hành lang.
* Khó khăn
Khó khăn và thách thức lớn nhất của tỉnh là: cơ cấu kinh tế chưa hợp lý. Tỡnh
trạng lao động dư thừa trong nông nghiệp và thủy sản cũn lớn nhưng khả năng tạo việc làm mới của tỉnh lại hạn chế. Năng suất lao động, năng suất đất đai, năng suất cây trồng, vật nuôi cũn thấp so với các tỉnh trong vùng, kể cả lúa và thủy sản nuôi trồng. Thế mạnh thủy sản tuy đó được khai thác bằng nhiều hỡnh thức khác nhau nhưng tính bền vững
chưa cao. Tỡnh trạng tôm chết hàng loạt, nhiều hộ nuôi tôm quảng canh thất thu thường xuyên nhưng chưa được khắc phục. Thiếu vốn là khó khăn chung của các doanh nghiệp, các chủ trang trại, các hộ gia đỡnh nông dân, ngư dân nhưng chưa có giải pháp hữu hiệu.
Mặc dù hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế và xó hội trên địa bàn tỉnh đó có bước cải thiện, nhưng về cơ bản vẫn cũn nhiều yếu kém, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, chưa đảm bảo vai trũ liên kết và lan tỏa phát triển kinh tế. Điều kiện xây dựng các công trỡnh hạ tầng ở vùng biển, ven biển Cà Mau là hết sức khó khăn, suất đầu tư cao, trong khi nguồn tài chính công cũn rất hạn hẹp. Vị trí vùng biển, ven biển Cà Mau thuận lợi cho phát triển các quan hệ kinh tế với bên ngoài, nhưng do biển nông, không xây dựng được cảng biển nước sâu sẽ là một hạn chế lớn đối với khả năng phát triển kinh tế biển của Cà Mau, đặc biệt là về các dịch vụ thương mại, vận tải và thu hút đầu tư từ bên ngoài.
Xét một cách tổng thể, về vị trí địa lý kinh tế có những thuận lợi, có khả năng liên kết phát triển trong khu vực, nhưng cũn ở tương lai, muốn phát huy được các cơ hội, các lợi thế địa kinh tế trong vùng đũi hỏi một sự năng động cao của các cấp, các ngành khi hoạch định kế hoạch phát triển cho tỉnh Cà Mau.
Quá trỡnh chuyển đổi sản xuất giữa nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản thời gian qua đó mang lại nhịp độ tăng trưởng cao cho nền kinh tế. Tuy nhiên trong thời gian tới, khi các yếu tố quảng canh, mở rộng diện tích bị thu hẹp, thay vào đó đũi hỏi phải có lượng vốn đầu tư lớn để duy trỡ xu thế tăng trưởng.
Những diễn biến bất lợi trên thị trường thế giới cũng đang tác động rừ nét đến định hướng sản xuất của tỉnh. Sản phẩm thủy sản chủ lực của vùng biển ven biển Cà Mau cũng như của tỉnh Cà Mau là con tôm sú đang phải chịu sức ép cạnh tranh lớn trên thị trường thế giới.
Những dự báo về biến đổi khí hậu và nước biển dâng là nguy cơ và thách thức lớn đối với tỉnh Cà Mau, nơi có địa hỡnh thấp và hệ thống đê biển chưa được đầu tư hoàn chỉnh. Diễn biến thời tiết những năm gần đây ngày càng phức tạp, thường xảy ra bóo, áp thấp nhiệt đới trên biển ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động khai thác hải sản. Nguy cơ ô nhiễm đang có xu thế gia tăng do nuôi trồng thủy sản, sử dụng các hóa chất trong nông nghiệp, vận tải thủy. Việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản cũng như môi trường sinh thái chưa được coi trọng thỏa đáng.
Hệ thống dịch vụ thủy sản, đặc biệt là khâu sản xuất, cung ứng giống và thức ăn cho tôm cũng như việc phát hiện và xử lý khi tôm bị nhiễm bệnh cũn yếu.
Cà Mau vẫn là tỉnh nghèo, xuất phát điểm của nền kinh tế nhỡn chung cũn thấp so với bỡnh quân chung của cả nước. Chi phí sản xuất kinh doanh rất lớn, nên hiệu quả đạt thấp. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũn chậm. Trỡnh độ dân trí thấp, đời sống một bộ phận dân cư cũn khó khăn. Chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh cũn hạn chế, tỷ lệ lao động qua đào tạo cũn thấp; số lao động có kỹ thuật đang làm việc có năng lực, trỡnh độ chuyên môn không theo kịp yêu cầu phát triển, khả năng cạnh tranh thấp.
Trỡnh độ, năng lực cán bộ các ngành các cấp trong bộ máy Nhà nước chưa đều và nói chung cũn hạn chế về nhiều mặt, nhưng khả năng bồi dưỡng, đào tạo lại cũn hạn chế do khó khăn về kinh phí và xa các trung tâm đào tạo của Trung ương.