Tranh thủ sự hỗ trợ, lónh đạo, chỉ đạo của Trung ương và các bộ, ngành có liên quan tập trung cho đầu tư phát triển kinh tế biển tỉnh Cà Mau

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tỉnh ủy cà mau lãnh đạo phát triển kinh tế biển trong giai đoạn hiện nay docx (Trang 78 - 81)

ngành có liên quan tập trung cho đầu tư phát triển kinh tế biển tỉnh Cà Mau

Tăng cường sự quan tâm và hỗ trợ của Trung ương. Cà Mau là tỉnh tiền tiêu của Tổ quốc, vùng Đất Mũi xa Trung ương, xa các trung tâm công nghiệp và thương mại lớn, sân bay, bến cảng mới hỡnh thành cũn nhỏ bé, cơ sở hạ tầng thấp kém, đời sống một bộ phận dân cư cũn khó khăn, tỉnh cũn thiếu vốn, thiếu cán bộ có trỡnh độ cao, thiếu khoa

học - công nghệ mới. Do vậy, bên cạnh sự nỗ lực chủ quan của địa phương, rất cần sự quan tâm và hỗ trợ của Trung ương về các mặt: vốn đầu tư xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng kinh tế - xó hội, nhất là đường bộ; đào tạo nguồn nhân lực; bổ sung các chương trỡnh, dự án về giao thông nông thôn, xóa đói giảm nghèo, phát triển rừng phũng hộ, thông tin thị trường thủy sản, nông sản, hiện đại hóa các nhà máy chế biến thủy sản, nông sản xuất khẩu...

Tỉnh ủy Cà Mau cần lónh đạo nhanh chóng rà soát, hoàn chỉnh quy hoạch phát triển các ngành kinh tế, các vùng và tiểu vùng phù hợp với yêu cầu và điều kiện của địa phương. Riêng đối với ngành kinh tế mũi nhọn thủy sản, cần quy hoạch rừ các vùng nuôi tôm, nuôi cá, nuôi thủy sản giống theo phương pháp công nghiệp là chủ yếu, các vùng dịch vụ thủy sản đánh bắt; vùng cần chuyển đổi đất lúa sang nuôi trồng thủy sản, nuôi thủy sản kết hợp trồng rừng cũng cần quy hoạch lại. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi từ nay nhất thiết phải theo quy hoạch và kế hoạch của tỉnh. Trên cơ sở đó Tỉnh cần có kế hoạch đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cho phù hợp.

Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước gồm cả ngân sách nhà nước chi cho đầu tư phát triển trên địa bàn. Đây là nguồn vốn hết sức quan trọng đối với vùng biển và ven biển Cà Mau, nơi các huyện đều thuộc diện khó khăn. Đầu tư từ ngân sách nhà nước có tác dụng định hướng, tạo môi trường thuận lợi để huy động các nguồn vốn từ trong nước và ngoài nước khác.

Để đảm bảo nguồn vốn từ Nhà nước cần quan tâm nuôi dưỡng các nguồn thu, nguồn tín dụng ưu đói hỗ trợ đầu tư xây dựng các công trỡnh kết cấu hạ tầng kinh tế - xó hội, mặt khác các huyện trên địa bàn cần tiếp tục duy trỡ tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và có các biện pháp khuyến khích tiết kiệm cho đầu tư phát triển, tăng tỷ lệ tích lũy từ nội bộ nền kinh tế.

Căn cứ vào Chương trỡnh hành động của Chính phủ về thực hiện Nghị quyết 09/NQ-TW của Bộ Chính trị, tỉnh cần phối hợp chặt chẽ với các Bộ ngành Trung ương để xây dựng và triển khai thực hiện chương trỡnh, kế hoạch hành động của các ngành và địa phương mỡnh, đồng thời tiếp tục triển khai các công trỡnh, dự án của các bộ, ngành đang thực hiện ở khu vực biển và ven biển Cà Mau theo đúng tiến độ.

Tăng cường phối hợp các sở, ngành trong tỉnh ngay từ khâu xây dựng quy hoạch và kế hoạch, đảm bảo các công trỡnh, dự án trọng điểm trên địa bàn vùng biển và ven biển Cà Mau, nhất là các dự án lớn về giao thông, hạ tầng các khu công nghiệp, khu kinh tế và an ninh quốc phũng… được tập hợp đầy đủ trong quy hoạch, kế hoạch phát triển của tỉnh để kịp thời bố trí vốn cho đầu tư phát triển. Đề nghị các bộ ngành Trung ương ưu tiên bố trí nguồn vốn thỏa đáng cho xây dựng các công trỡnh hạ tầng tại các trung tâm hướng ra biển Sông Đốc, Năm Căn, trên đảo Hũn Khoai, tạo thành các hạt nhân phát triển kinh tế và du lịch biển của vùng biển và ven biển Cà Mau cũng như của tỉnh Cà Mau nói chung.

Lónh đạo các huyện trong vùng đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, nuôi dưỡng nguồn thu để tăng thu ngân sách trên địa bàn. Quản lý, giám sát chặt chẽ các nguồn thu chi, thực hiện thu chi hợp lý để đảm bảo vốn cho đầu tư phát triển. Thực hiện triệt để tiết kiệm để sử dụng có hiệu quả và tăng tích lũy từ ngân sách địa phương. Lồng ghép có hiệu quả các chương trỡnh mục tiêu, các chương trỡnh quốc gia trên từng địa bàn. Mở rộng việc huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu, công trái kho bạc nhà nước để huy động vốn cho xây dựng kết cấu hạ tầng trong vùng, đóng góp vào tăng cường và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nguồn thu từ sử dụng đất không nhỏ vỡ vậy quy hoạch sử dụng đất cần tạo điều kiện để có thêm nguồn vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản và phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và xó hội.

Tỉnh ủy lónh đạo tăng cường công tác quản lý đầu tư, quản lý thu chi ngân sách, đảm bảo huy động đúng mức các nguồn thu từ các thành phần kinh tế theo chính sách thuế hiện hành. Tiếp tục cải cách cơ chế chi ngân sách địa phương sao cho hợp lý nhằm tăng tỷ trọng chi cho đầu tư phát triển. Thực hiện tốt các biện pháp thanh tra, kiểm tra, giám sát đầu tư; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quản lý đầu tư, quản lý xây dựng để tránh thất thoát, lóng phí, nhất là trong khâu xây dựng cơ bản…

Tăng cường thu hút nguồn vốn trong dân, khuyến khích doanh nghiệp và các cá nhân đầu tư kinh doanh sản xuất và đóng góp công ích dưới các hỡnh thức bằng sức lao động hoặc bằng tiền của, kết hợp cùng với nguồn vốn Nhà nước xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng và thực hiện chính sách xó hội. Khuyến khích huy động các nguồn lực, tài sản,

tiền của nhàn rỗi trong xó hội đầu tư vào sản xuất kinh doanh làm giàu cho cá nhân và đóng góp cho ngân sách của tỉnh và của Nhà nước.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tỉnh ủy cà mau lãnh đạo phát triển kinh tế biển trong giai đoạn hiện nay docx (Trang 78 - 81)