triển kinh tế biển, xác định trọng tâm, trọng điểm để tập trung chỉ đạo
Tỉnh ủy cần đổi mới nội dung, phương thức lónh đạo đối với phát triển kinh tế biển, cải tiến lề lối làm việc giữa cấp ủy và chính quyền theo hướng lónh đạo bằng nghị
quyết, chủ trương, xây dựng quy chế lónh đạo của cấp ủy, kể cả tổ chức đảng trong cơ quan để xác định mối quan hệ làm việc với chính quyền địa phương và các đơn vị kinh tế, nhất là vùng biển và ven biển. Đại hội Đảng các cấp, các hội nghị cấp ủy dành nhiều thời gian để bàn về những quan điểm, chủ trương, giải pháp lớn đối với việc lónh đạo phát triển kinh tế vùng biển và ven biển của tỉnh. Tỉnh ủy tập trung bàn và quyết định những vấn đề cơ bản, trọng yếu, đưa ra những quan điểm, chỉ đạo kinh tế vùng biển và ven biển phát triển đúng hướng. Phát huy quyền chủ động của cán bộ, ngành, tổ chức kinh tế, quyền độc lập, sáng tạo của các đơn vị, cá nhân hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế nói chung và kinh tế vùng biển và ven biển Cà Mau nói riêng.
Cần cụ thể hóa và thể chế hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh và Đại hội các cấp nhanh hơn và đạt kết quả cao hơn, các nội dung nghị quyết ngày càng sát với thực tiễn và khả thi hơn.
Các nghị quyết, kết luận của cấp ủy cần ngắn gọn, phương hướng lónh đạo của Tỉnh ủy vừa đáp ứng đường lối chính trị vừa tác động trở lại đường lối chính trị. Nội dung các nghị quyết ngày càng tốt hơn, phân công cán bộ và xác định thời gian cụ thể, đề ra được nhiều chủ trương thiết thực, kịp thời, có ý nghĩa trong chỉ đạo thực tiễn.
Tỉnh ủy kết hợp xây dựng phương thức lónh đạo của Tỉnh ủy về quan điểm, chủ trương với cơ chế vận hành. Từ đó cấp ủy quan tâm nhiều hơn và thể hiện sự quyết tâm cao trong tổ chức chỉ đạo thực hiện nghị quyết về phát triển kinh tế biển và vùng ven biển. Sau khi nghị quyết ban hành, các cấp các ngành đều phải xây dựng các chương trỡnh hành động để triển khai.
Tỉnh ủy coi trọng công tác sơ kết, tổng kết thực tiễn và kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết của Tỉnh ủy; dành thời gian thích đáng để cấp ủy đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết, từ đó xác định các biện pháp tiếp tục thực hiện từ việc đúc kết những mô hỡnh hay, giải pháp tích cực để phổ biến và nhân điển hỡnh tiên tiến về phát triển kinh tế biển.
Trước mắt, Tỉnh ủy cần lónh đạo các đơn vị kinh tế triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư theo hướng rải thảm đỏ để mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước, nhất là
lĩnh vực công nghiệp chế biến thủy sản. Với lợi thế của tỉnh lớn nhất nước về chế biến và xuất khẩu thủy sản nhưng chỉ có 1 dự án FDI (Sing Việt: sản xuất bột cá) là điều chưa hợp lý. Kinh nghiệm các tỉnh trong cả nước từ Bắc chí Nam đều cho thấy muốn chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhất thiết phải có nhiều dự án FDI. Vấn đề này là rất cần thiết đối với Cà Mau.