3.1.2.1. Mục tiêu
Mục tiêu tổng quát về phát triển kinh tế vùng biển và ven biển tỉnh Cà Mau trong giai đoạn tới là: Coi phát triển kinh tế biển là nhiệm vụ cơ bản, coi vùng ven biển là động lực quan trọng; phát huy tiềm năng to lớn của biển, tập trung phát triển các lĩnh vực liên quan đến biển để phát triển mạnh kinh tế, xây dựng cơ cấu ngành nghề hợp lý và hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh và đạt hiệu quả cao. Xây dựng vùng biển và ven biển trở thành "vùng kinh tế mở", hướng mạnh phát triển ra biển; từng bước xây dựng vùng vùng biển và ven biển trở thành vùng kinh tế động lực của tỉnh.
Việc phát triển kết cấu hạ tầng ở các đô thị ven biển được Tỉnh ủy thường xuyên quan tâm chỉ đạo. Mục tiêu đến năm 2020, tỉnh Cà Mau sẽ tập trung đầu tư cải tạo, nâng cấp các đô thị ven biển; trong đó, đến năm 2010 sẽ tập trung đầu tư xây dựng 02 đô thị động lực của tỉnh là thị trấn Năm Căn và thị trấn Sông Đốc, phấn đấu đạt tiêu chí cơ bản đô thị loại IV. Hiện nay, tỉnh Cà Mau đang triển khai lập quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết và trên cơ sở đó, sẽ triển khai đầu tư các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xó hội ở thị trấn Năm Căn và thị trấn Sông Đốc.
Phát triển kinh tế theo hướng khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên biển, kết hợp chặt chẽ với nhiệm vụ quốc phũng, an ninh biển, đảo; làm tốt công tác cứu hộ cứu
nạn. Sắp xếp lại nghề khai thác biển, các cụm kinh tế, nâng cao năng lực và hiệu quả khai thác xa bờ; phát triển mới nghề nuôi biển; quản lý ngư trường, bảo vệ nghiêm ngặt nguồn lợi thủy sản.
Cụ thể là: Đẩy nhanh phát triển kinh tế vùng biển và ven biển (các huyện ven biển) cao hơn so với mức tăng trưởng kinh tế chung toàn tỉnh, trong giai đoạn 2006 - 2010 dự kiến có mức tăng trưởng gấp 1,1 lần; giai đoạn 2011 - 2020 gấp 1,2 - 1,3 lần. Tỷ trọng kinh tế năm 2010 của vùng chiếm khoảng 55% GDP toàn tỉnh (năm 2005 chiếm khoảng 45,7%), năm 2020 chiếm khoảng 65% GDP toàn tỉnh. GDP bỡnh quân đầu người năm 2020 khoảng 3.300 USD.
Tỉnh vẫn coi thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Đẩy mạnh đầu tư phát triển nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản; thực hiện đa canh trong sản xuất. ổn định diện tích nuôi trồng thủy sản (kể cả vùng hệ sinh thái mặn và hệ sinh thái ngọt) với diện tích 270.000 ha. Khuyến khích phát triển nuôi tôm công nghiệp ở những nơi có điều kiện, đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái, đến năm 2010 toàn tỉnh có 10.000 - 11.000 ha nuôi tôm công nghiệp. Khôi phục và phát triển nuôi cá đồng và các loài thủy sản khác ở vùng nước ngọt, nước lợ. Tăng cường công tác khuyến ngư, ứng dụng công nghệ cao vào nuôi trồng thủy sản, từng bước hiện đại hóa hệ thống sản xuất giống thủy sản. Quy hoạch, tổ chức lại ngành nghề khai thác biển theo hướng xa bờ, bám biển dài ngày; chuyển đổi nghề ít tiêu hao nhiên liệu, có hiệu quả, gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản; tăng cường đầu tư hạ tầng nghề cá. Phấn đấu vào năm 2010 giá trị thu nhập bỡnh quân đạt trên 50 triệu đồng/ha/năm trở lên.
Đối với vùng kinh tế ven biển, chủ yếu phát triển kinh tế lâm nghiệp kết hợp với nuôi trồng thủy sản và dịch vụ thủy sản, nhất là dịch vụ hậu cần khai thác biển, khai thác du lịch. Phát huy lợi thế nuôi tôm sinh thái, đồng thời xây dựng một số khu vực nuôi tôm công nghiệp với quy mô hợp lý; đầu tư phát triển công nghiệp sản xuất giống thủy sản chất lượng cao. Thực hiện đổi mới tổ chức, quản lý rừng và đất lâm nghiệp theo hướng vừa bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, nhất là rừng phũng hộ ven biển, vừa thực hiện trồng rừng thâm canh, gắn với nuôi đa dạng các loài thủy sản dưới tán rừng và mặt nước trên đất lâm phần để làm tăng giá trị kinh tế của vùng. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch
bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản ven biển, nhất là khu vực Bói Bồi - Mũi Cà Mau. Quy hoạch hỡnh thành các cụm, tuyến dân cư ven biển.