Tập trung đầu tư phát triển nguồn nhân lực, xây dựng cơ sở vật chất, ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ mới cho phát triển kinh tế biển

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tỉnh ủy cà mau lãnh đạo phát triển kinh tế biển trong giai đoạn hiện nay docx (Trang 87 - 93)

ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ mới cho phát triển kinh tế biển

Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có trỡnh độ cao theo yêu cầu của tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Để làm việc này, một mặt tỉnh tự bồi dưỡng ngắn hạn, đào tạo lại đội ngũ công chức hiện có của địa phương, đào tạo cán bộ trẻ có năng lực qua các trường Đại học chính quy, đào tạo công nhân lành nghề, mặt khác cần có cơ chế chính sách thu hút chất xám của các chuyên gia, các nhà khoa học trong nước, Việt kiều về làm việc lâu dài. Khả năng phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ chất lượng cao của tỉnh là rất lớn. Song, để biến khả năng thành hiện thực phải có đội ngũ cán bộ, công chức giỏi cả về nghiệp vụ, ngoại ngữ, công nghệ thông tin, nắm chắc các kiến thức về quản lý kinh tế trong cơ chế thị trường, thời kỳ hội nhập sâu vào kinh tế thế giới. Đó là những con người của công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà Cà Mau đang cần.

Phát triển nguồn nhân lực vừa là chủ thể vừa là khách thể của quá trỡnh phát triển. Nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ góp phần nâng cao năng suất xó hội, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn và cuối cùng có thể đáp ứng những nhu cầu ngày càng tăng của

dân cư. Hơn ở đâu hết, các ngành kinh tế biển càng đũi hỏi chất lượng nguồn nhân lực phải cao và ngày càng hoàn thiện. Chất lượng nguồn nhân lực hiện nay ở vùng biển và ven biển Cà Mau rất thấp, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng chỉ chiếm hơn 10%. Vỡ vậy, trong những năm trước mắt cần có chính sách tích cực để đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nhất là đối với các ngành kinh tế biển, từng bước xây dựng một lực lượng lao động chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh của vùng trong giai đoạn tới.

Mở rộng các hỡnh thức đào tạo, dạy nghề bằng nhiều hỡnh thức (chính quy, tại chức, ngắn hạn, dài hạn), trong đó tập trung vào các ngành nghề biển và các ngành có lợi thế của vùng như: khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản, du lịch, dầu khí, vận tải thủy, cơ khí tàu thuyền, cơ khí sửa chữa chế tạo...

Tăng cường năng lực đào tạo của các trường cao đẳng, các trường trung học chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh, mở rộng đào tạo các ngành nghề phù hợp với nhu cầu phát triển của vùng, nhất là các ngành nghề ven biển. Chú trọng đầu tư cho các trung tâm dạy nghề về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ giảng dạy, nâng cao khả năng đào tạo của các địa phương tỉnh và trong vùng.

Đẩy mạnh phối hợp, liên kết với các trường đại học, các trung tâm đào tạo, dạy nghề ở Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ để mở rộng quy mô và các hỡnh thức đào tạo công nhân lành nghề và cán bộ kỹ thuật có trỡnh độ cao trong các lĩnh vực khai thác biển như thuyền trưởng, thuỷ thủ, thợ máy... Chú trọng nâng cao trỡnh độ ngoại ngữ để tiếp cận với khách du lịch và hội nhập.

Mở rộng dạy nghề, truyền nghề bằng nhiều hỡnh thức thích hợp. Khuyến khích các doanh nghiệp lớn trên địa bàn tham gia dạy nghề cho lực lượng lao động của các địa phương trong vùng và hỗ trợ cho công tác giáo dục đào tạo của các địa phương.

Tỉnh ủy Cà Mau cần lónh đạo ngành thủy sản tăng cường công tác tuyên truyền thực hiện tốt Luật Khoa học - công nghệ, Luật Thủy sản; từng bước đổi mới công tác quản lý khoa học - công nghệ. Tăng cường tính tự chủ của các tổ chức nghiên cứu khoa học - công nghệ về nuôi trồng thủy sản. Xây dựng các chương trỡnh trọng điểm mới nhằm giải quyết những vấn đề trọng tâm của nuôi trồng thủy sản, tạo thế bật nhanh, đủ

sức cạnh tranh trong hội nhập quốc tế. Tỉnh cần khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng và thực hiện các đề tài, dự án thuộc lĩnh vực khoa học - công nghệ trong nuôi trồng, chế biến thủy sản.

Đưa nhanh các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất, chế biến thủy sản, chú trọng gắn kết quả hoạt động khoa học - công nghệ với chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thủy sản, thúc đẩy hỡnh thành thị trường khoa học - công nghệ trong lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thủy sản.

Tỉnh ủy lónh đạo chú trọng đầu tư chiều sâu cho nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất, đồng thời với việc tổ chức khuyến ngư đưa tiến bộ kỹ thuật về con giống, kỹ thuật nuôi thương phẩm, bảo vệ môi trường... đến người nuôi một cách rộng khắp để góp phần làm cho nghề nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển với tính hiệu quả, bền vững, bảo đảm môi trường sinh thái.

Cần khai thác hết năng lực và sử dụng có hiệu quả cơ sở hạ tầng, trang thiết bị khoa học - công nghệ hiện có, đồng thời tiếp tục đề xuất và chủ động từng bước tập trung đầu tư đúng mức cho đào tạo nguồn nhân lực khoa học - công nghệ đối với phát triển nuôi trồng, chế biến hải sản ở Cà Mau.

Khuyến khích việc liên doanh trong nghiên cứu bảo tồn giống gốc, phát triển giống thủy sản quý hiếm; đưa giống mới và tiến bộ khoa học công nghệ giống thủy sản từ nước ngoài vào áp dụng tại tỉnh. Tăng cường hợp tác về nghiên cứu khoa học và chuyển dịch công nghệ trên các lĩnh vực: sinh sản nhân tạo, di truyền, chọn giống, chuyển đổi giới tính một số giống loài quý, phũng trừ dịch bệnh và xử lý môi trường; khẩn trương hoàn thiện quy trỡnh công nghệ sản xuất nhân tạo với những đối tượng nuôi có triển vọng phát triển cao; tập trung nghiên cứu về các bệnh của thủy sản thường gặp và cách phũng trừ dịch bệnh; phát triển lực lượng chuyển giao công nghệ và dịch vụ khuyến ngư.

Khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh các phương thức quảng cáo sản phẩm thủy, hải sản, quảng cáo thương hiệu trên cơ sở uy tín chất lượng của sản phẩm.

Đánh giá và quy hoạch lại đội ngũ cán bộ khoa học - công nghệ, nhất là các cán bộ chuyên môn đầu ngành và cán bộ kỹ thuật tại cơ sở trực tiếp với ngư dân tại địa phương, từ đó có các giải pháp đào tạo bồi dưỡng, tập huấn để nâng cao trỡnh độ, tăng

cường khả năng hoạt động của cán bộ khoa học. Chọn lựa các cán bộ khoa học có năng lực, triển vọng tại một số lĩnh vực phát triển trọng điểm cử đi đào tạo tại các môi trường khoa học tiên tiến.

Đổi mới tổ chức sản xuất trong nuôi trồng thủy sản, khai thác mọi nguồn lực trong nhân dân, giúp đỡ nhau trong sản xuất và phũng tránh thiên tai có hiệu quả, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế những tác động bất lợi của cơ chế thị trường. Đồng thời, cũng cần lónh đạo, chỉ đạo để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản của tỉnh, cụ thể là: phát triển thị trường trong nước, đáp ứng nhu cầu về sản phẩm thủy sản ngày càng tăng của nhân dân; đồng thời tăng cường xuất khẩu thủy sản bao gồm cả việc giữ vững, mở rộng thị trường hiện có và tích cực tỡm kiếm thị trường mới. Việc phát triển thị trường phải dựa vào đổi mới khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng, hạ giá thành và đa dạng hóa sản phẩm thủy sản, nâng cao sức cạnh tranh bền vững của hàng thủy hải sản Cà Mau nói riêng và Việt Nam nói chung trong quá trỡnh hội nhập quốc tế.

Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại để tăng năng lực tiếp cận thị trường. Kiện toàn hệ thống các mạng thông tin để đáp ứng nhanh, nhạy các nhu cầu về thông tin thị trường cho các doanh nghiệp. Tiếp tục đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tránh lệ thuộc vào một vài thị trường để giảm bất lợi cho việc xuất nhập khẩu thủy sản của tỉnh khi có biến động lớn trên thị trường thế giới. Kết hợp phát triển tốt thị trường nội địa phục vụ nhu cầu người dân và khách du lịch quốc tế để tạo thế cân bằng và giảm bớt rủi ro có thể xảy ra khi thị trường thủy sản thế giới có biến động.

KẾT LUẬN

Cà Mau là tỉnh cực Nam của Tổ quốc Việt Nam, là tỉnh có diện tích vùng biển và ven biển lớn của đất nước. Thế mạnh của tỉnh Cà Mau là phát triển kinh tế vùng biển và ven biển. Qua 23 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, kinh tế - xó hội của Cà Mau đó có bước phát triển quan trọng, đạt được những thành tựu to lớn, trước hết là thành tựu kinh tế. Đạt được những thành tựu trên là do Tỉnh ủy và các cấp ủy đảng trong tỉnh lónh đạo đúng đắn, sáng tạo, đây là nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh.

Kinh tế biển đang là lĩnh vực được quan tâm hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế xó hội của Việt Nam nói chung, của các tỉnh ven biển nói riêng. Đặc biệt là đối với Cà Mau, một tỉnh có nhiều tiềm năng thế mạnh để phát triển nền kinh tế biển tổng hợp: kinh tế du lịch, thủy sản, dịch vụ, công nghiệp…

Lónh đạo khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên biển của tỉnh có ý nghĩa rất lớn trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập quốc dân và nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, nhất là vùng ven biển. Đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của Cà Mau cũng như toàn vùng.

Từ năm 2007 đến nay, thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X và Chương trỡnh hành động của Chính phủ về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, Tỉnh ủy Cà Mau đó lónh đạo các tầng lớp nhân dân, nhất là nhân dân vùng biển và ven biển phát huy mọi nguồn lực và thế mạnh của vùng, đưa kinh tế vùng biển và ven biển phát triển vượt bậc.

Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ đó nêu, luận văn đó nêu rừ tỡnh hỡnh kinh tế - xó hội của tỉnh; nêu rừ những mặt thuận lợi và những khó khăn, tồn tại đối với việc phát triển kinh tế vùng biển và ven biển của tỉnh Cà Mau; nêu lên nguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế trong quá trỡnh phát triển kinh tế biển; đồng thời luận văn cũng đó nêu một số kinh nghiệm bước đầu đối với việc lónh đạo phát triển kinh tế biển của Tỉnh ủy Cà Mau.

Luận văn chỉ ra mục tiêu, phương hướng lónh đạo phát triển kinh tế biển của tỉnh. Từ thực trạng, nguyên nhân, luận văn đề xuất những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lónh đạo của Tỉnh ủy Cà Mau đối với phát triển kinh tế biển của tỉnh đến năm 2015.

Luận văn cũng nêu: để kinh tế nói chung và kinh tế biển của tỉnh nói riêng trong giai đoạn tới phát triển toàn diện và vững chắc, các cấp ủy, tổ chức đảng trong tỉnh cần đề cao hơn nữa trách nhiệm và nâng cao năng lực lónh đạo và sức chiến đấu. Trong đó, tăng cường sự lónh đạo của Tỉnh ủy đối với kinh tế là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Phải tỡm mọi cách tạo nên bước chuyển biến mới, quan trọng về năng lực lónh đạo, nhất là lónh đạo kinh tế biển của Tỉnh ủy Cà Mau.

chú trọng hơn nữa và thực hiện thắng lợi mục tiêu, phương hướng tổng quát phát triển kinh tế biển của tỉnh đến năm 2010 do Đại hội lần thứ XIII Đảng bộ tỉnh đề ra cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, như giải pháp: Tranh thủ sự hỗ trợ, lónh đạo, chỉ đạo của Trung ương và các bộ, ngành có liên quan tập trung cho đầu tư phát triển kinh tế biển của tỉnh; giải pháp nâng cao nhận thức về kinh tế biển trong cán bộ, đảng viên nhân dân. Tăng cường quán triệt sâu sắc các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, của Chính phủ có liên quan đến kinh tế; giải pháp đổi mới nội dung, phương thức lónh đạo của Tỉnh ủy đối với phát triển kinh tế biển, v.v...

Lónh đạo kinh tế trong điều kiện thực hiện kinh tế nhiều thành phần, cơ chế thị trường định hướng xó hội chủ nghĩa, mở cửa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là vấn đề cũn mới mẻ và hết sức khó khăn vỡ Cà Mau là tỉnh xa các trung tâm kinh tế lớn của cả nước; song những năm qua, Tỉnh ủy Cà Mau đó lónh đạo kinh tế nói chung và kinh tế biển nói riêng đạt được kết quả rất quan trọng. Nhiều chỉ tiêu phát triển kinh tế - xó hội do Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, lần thứ XIII đề ra đều đạt và vượt yêu cầu. Đảng bộ và quân dân tỉnh Cà Mau đó đoàn kết một lũng, vượt qua nhiều khó khăn thách thức, tranh thủ thời cơ và lợi thế, nỗ lực phấn đấu lao động sáng tạo và đó dành được những thắng lợi tương đối toàn diện, góp phần nâng tầm vóc của tỉnh lên tầm cao mới.

Để Tỉnh ủy Cà Mau lónh đạo kinh tế biển trong giai đoạn tới đạt kết quả tốt hơn, đũi hỏi các nhà khoa học cần góp sức nghiên cứu, các cấp ủy mà trước hết là Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau và các cán bộ chủ chốt hoạt động thực tiễn tổng kết.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tỉnh ủy cà mau lãnh đạo phát triển kinh tế biển trong giai đoạn hiện nay docx (Trang 87 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)