Kinh nghiệm về cải thiện môi trƣờng đầu tƣ và bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Giải pháp cải thiện môi trường đầu tư tại thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 30 - 119)

5. Kết cấu của luận văn

1.3. Kinh nghiệm về cải thiện môi trƣờng đầu tƣ và bài học kinh nghiệm

1.3.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia về cải thiện môi trường đầu tư

1.3.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trung Quốc hiện nay là quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất thế giới, Trung Quốc có nhiều tiềm năng về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhiên, vị trí địa lý... đặc biệt là có nền văn hoá đã phát triển rực rỡ và ảnh hƣởng đến nhiều quốc gia láng giềng. Tuy có dân số đông và diện tích rộng lớn có thể dƣới góc độ Marketing thì Trung Quốc là thị trƣờng đầy tiềm năng có thể thu hút các nhà sản xuất lớn trên thế giới song dƣới góc độ quản lý hành chính lại gây ra những khó khăn về hiệu lực quản lý vì thế đó cũng là lực cản lớn đối với Nhà nƣớc Trung Quốc trong quá trình điều hành nền kinh tế.

Nhƣng sự phát triển thần tốc của nền kinh tế Trung Quốc trong những năm gần đây cho thấy rõ ràng Trung Quốc đã khắc phục đƣợc hạn chế về lãnh thổ trong quản lý. Không những vậy, những chính sách điều hành kinh tế của Trung Quốc còn rất phù hợp và biến đổi linh hoạt tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế của từng địa phƣơng cụ thể. Do có những chính sách phù hợp nên môi trƣờng đầu tƣ của Trung Quốc không ngừng đƣợc cải thiện, cụ thể nhƣ sau:

Thứ nhất, Trung Quốc tạo ra môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng, không phân biệt doanh nghiệp hoạt động thuộc thành phần kinh tế nào.

Thứ hai, về cải cách thủ tục hành chính, Trung Quốc thực hiện chế độ phân cấp ra quyết định đầu tƣ cho các tỉnh, thành phố, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tƣ về thời gian, chi phí trong việc làm thủ tục xin đầu tƣ. Sau khi có giấy phép đầu tƣ các thủ tục liên quan đến triển khai dự án đƣợc giải quyết mau lẹ, các vấn đề giải phóng mặt bằng, cấp điện, cấp nƣớc, đƣờng giao thông, xử lý môi trƣờng đƣợc giải quyết dứt điểm để nhà đầu tƣ yên tâm triển khai các hoạt động đầu tƣ.

Thứ ba, thiết lập thị trƣờng thống nhất trên toàn quốc và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tƣ.

Thứ tƣ, kiên quyết chống tham nhũng để nâng cao hiệu lực của bộ máy công quyền.

Thứ năm, làm tốt công tác giải phóng mặt bằng và đảm bảo hạ tầng cơ sở cho các nhà đầu tƣ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Với những nội dung trên, môi trƣờng đầu tƣ của Trung Quốc không ngừng đƣợc cải thiện và Trung Quốc nhanh chóng trở thành quốc gia thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài lớn nhất thế giới.

1.3.1.2. Kinh nghiệm của Singapore

Dù cả thế giới rơi vào khủng hoảng kinh tế trong những năm gần đây, nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) quy mô lớn vẫn liên tục chảy vào Singapore. Trong khi nhiều nƣớc ASEAN có thế mạnh về tài nguyên và con ngƣời… nhƣng vẫn luẩn quẩn trong vòng thu nhập trung bình, thì Singapore lại có những bƣớc phát triển thần kỳ, dù khi mới trở thành một nhà nƣớc tự chủ năm 1959, nƣớc này có xuất phát điểm thấp, với nguồn tài nguyên gần nhƣ ở con số 0. Năm 2013, theo Cục Thống kê Singapore, GDP bình quân đầu ngƣời của nƣớc này đạt 65.048 Đô la Singapore. Có đƣợc điều này một phần quan trọng là nhờ vào nguồn vốn FDI quy mô lớn, liên tục chảy vào quốc đảo ngay cả trong những năm gần đây kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng. Nhìn lại những chính sách mà Singapore đã thực hiện để thu hút FDI, có thể rút ra một số bí quyết đã giúp Singapore thực hiện hiệu quả chính sách thu hút FDI và khiến nhiều doanh nghiệp lựa chọn đây là điểm đến hấp dẫn để họ đầu tƣ, kinh doanh thu lợi nhuận

Thứ nhất, Singapore đã xác định rõ việc thu hút nguồn vốn FDI tập trung vào ba lĩnh vực cần ƣu tiên là: ngành sản xuất mới, xây dựng và xuất khẩu. Bên cạnh đó, tùy từng điều kiện cụ thể của mỗi thời kỳ, Singapore chủ trƣơng thu hút FDI vào các ngành thích hợp. Ban đầu, do cơ sở kinh tế ở điểm xuất phát thấp, Singapore chủ trƣơng sử dụng FDI vào các ngành tạo ra sản phẩm xuất khẩu, nhƣ: dệt may, lắp ráp các thiết bị điện và phƣơng tiện giao thông… Cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp điện tử và một số công nghệ tiên tiến khác, hƣớng sử dụng nguồn vốn đầu tƣ tập trung vào những ngành, nhƣ: sản xuất máy vi tính, điện tử, hàng bán dân dụng, công nghiệp lọc dầu và kỹ thuật khai thác mỏ...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Để khai thác ƣu thế về vị trí địa lý, cũng nhƣ khắc phục sự thiếu hụt về tài nguyên thiên nhiên, phù hợp với trình độ phát triển cao của nền kinh tế, thu hút FDI còn hƣớng vào việc tạo ra một hệ thống các ngành dịch vụ thúc đẩy đầu tƣ quốc tế.

Thứ hai, Chính phủ Singapore đã tạo nên một môi trƣờng kinh doanh ổn định, hấp dẫn cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Chính phủ đã công khai khẳng định, không quốc hữu hoá các doanh nghiệp nƣớc ngoài. Bên cạnh đó, Singapore cũng rất chú trọng xây dựng kết cấu hạ tầng, phục vụ cho hoạt động sản xuất. Thủ tục cấp giấy phép đơn giản, thuận tiện, có những dự án xin cấp giấy phép rồi đi vào sản xuất chỉ trong vòng vài tháng, có những dự án chỉ trong vòng 49 ngày đã có thể đi vào sản xuất. Hiện tƣợng này đƣợc gọi là “kỳ tích 49 ngày” ở Singapore.

Đặc biệt, Singapore đã xây dựng đƣợc hệ thống pháp luật hoàn thiện, nghiêm minh, công bằng và hiệu quả. Tệ nạn tham nhũng đƣợc xét xử rất nghiêm, tất cả các doanh nghiệp không kể trong nƣớc, ngoài nƣớc đều đƣợc đối xử nhƣ nhau, mọi ngƣời đều làm việc, tuân thủ theo pháp luật. Bên cạnh đó, Nhà nƣớc trả lƣơng rất cao cho viên chức. Hàng tháng họ phải trích lại một phần lƣơng coi nhƣ là một khoản tiền tiết kiệm khi về hƣu, nếu trong quá trình công tác mà phạm tội tham ô thì sẽ bị cắt khoản tích lũy này và cách chức. Họ không những mất số tiền do mình tích cóp nhiều năm, mà có thể phải chịu hình phạt tù. Nhiều ngƣời gọi đây là quỹ dƣỡng liêm cho quan chức.

Thứ ba, Chính phủ Singapore đã ban hành những chính sách khuyến khích các nhà tƣ bản nƣớc ngoài bỏ vốn vào đầu tƣ. Singapore áp dụng chính sách ƣu đãi rất đặc biệt, đó là: Khi kinh doanh có lợi nhuận, nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc tự do chuyển lợi nhuận về nƣớc; Nhà đầu tƣ có quyền cƣ trú nhập cảnh (đặc quyền về nhập cảnh và nhập quốc tịch); Nhà đầu tƣ nào có số vốn ký thác tại Singapore từ 250.000 Đô la Singapore trở lên và có dự án đầu tƣ thì gia đình họ đƣợc hƣởng quyền công dân Singapore.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1.3.2. Kinh nghiệm của một số đại phương trong nước về cải thiện môi trường đầu tư

1.3.2.1. Kinh nghiệm của Bình Dương

Theo điều tra của Phòng Công nghiệp và Thƣơng mại Việt Nam, tháng 10-2013, Bình Dƣơng đƣợc nhiều doanh nghiệp cho là tỉnh có môi trƣờng đầu tƣ và phát triển doanh nghiệp thuận lợi nhất. Để có đƣợc thành công nhƣ vậy, Đảng bộ, các cấp chính quyền ở Bình Dƣơng đã có những biện pháp để cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, phát triển doanh nghiệp:

Thứ nhất, Đảng bộ, chính quyền các cấp Bình Dƣơng thống nhất cao quan điểm: Coi thu hút đầu tƣ và phát triển doanh nghiệp là yếu tố quyết định phát triển KT-XH, là đối tƣợng mà bộ máy chính quyền các cấp phải đồng hành.

Chính sự vận dụng sáng tạo, hợp lý các chính sách của Trung ƣơng (TW) vào điều kiện thực tiễn của địa phƣơng bằng hành động thực tế với thái độ thân thiện và trách nhiệm hết mình, của bộ máy hành chính của chính quyền địa phƣơng đối với nhà đầu tƣ và doanh nghiệp là một trong những nguyên nhân trực tiếp, góp phần cải thiện môi trƣờng đầu tƣ của. Điều đó đã đƣợc thể hiện trong sự nhất trí cao của cấp uỷ, chính quyền, các ngành, các đoàn thể nhân dân từ đến cơ sở, coi việc tạo điều kiện cho các nhà đầu tƣ, các doanh nhân khởi nghiệp làm ăn theo pháp luật là công việc của chính mình. Bất kể khi nào nhà đầu tƣ cần giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến đầu tƣ đều đƣợc đáp ứng, kể cả ngoài giờ hành chính, vào những ngày nghỉ, thậm chí cả điều chỉnh chƣơng trình làm việc của lãnh đạo các cấp. Khi có kiến nghị của doanh nghiệp, nếu xét thấy cần thiết, chính quyền có thể điều chỉnh chƣơng trình làm việc của cấp uỷ để dành thời gian gặp gỡ và giải quyết các ách tắc cho doanh nghiệp

Điều đó đƣợc cụ thể hoá trong quy chế làm việc của cấp uỷ, của HĐND, UBND và các sở, ban, ngành của và chính quyền cấp huyện, cấp xã. Thẩm quyền và trách nhiệm giải quyết từng loại công việc cho doanh nghiệp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đƣợc quy định rõ ràng. Ách tắc ở khâu nào đều có cơ quan, có ngƣời chịu trách nhiệm, không có tình trạng dựa dẫm, đùn đẩy công việc cho nhau, theo tinh thần “chủ trƣơng bàn và quyết tập thể, điều hành và quyết định cụ thể chỉ một ngƣời”, không chờ báo cáo xin ý kiến hoặc họp bàn những việc đã đƣợc phân cấp. Trong chƣơng trình giao ban hằng tuần có nội dung xem xét những vấn đề các nhà đầu tƣ, các doanh nghiệp còn vƣớng mắc để bàn biện pháp xử lý là nội dung quan trọng. Những kiến nghị của doanh nghiệp, Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND cùng các ngành liên quan nghe và có kết luận, giải quyết tại chỗ. Những ý kiến cần đƣợc giải quyết khi có quyết định của Chủ tịch UBND, các sở, ban, ngành và chính quyền cấp huyện, cấp xã thực hiện nghiêm túc, không có tình trạng “trên thông, dƣới tắc”, “trên quyết, dƣới liệt”. Những việc vƣợt quá thẩm quyền đều ấn định thời gian trả lời cho doanh nghiệp, tránh “kính chuyển” vòng vo hết nơi này đến nơi khác. Những việc không thể giải quyết đều đƣợc trả lời ngay. Đồng thời trong khuôn khổ các chính sách ƣu đãi của Nhà nƣớc, tỉnh vận dụng đến mức có lợi nhất cho nhà đầu tƣ và doanh nghiệp theo từng ngành nghề và vị trí cụ thể. Từ đó, đã tạo đƣợc sự tin cậy của nhà đầu tƣ và doanh nghiệp đối với chính quyền.

Hằng quý, Chủ tịch UBND trực tiếp lựa chọn và trao giấy phép đăng ký cho một số doanh nghiệp và đƣa tin trên đài truyền hình để động viên, khích lệ các doanh nhân và nhân dân. Hằng năm, mỗi sở, ban, ngành và hiệp hội đầu tƣ phát triển lựa chọn mỗi đơn vị 5 doanh nghiệp xuất sắc để Hội đồng thi đua khen thƣởng xét, đề nghị Chủ tịch UBND, hoặc Thủ tƣớng Chính phủ khen thƣởng. Ở Bình Dƣơng, nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đã đƣợc đề nghị lên Thủ tƣớng Chính phủ tặng bằng khen.

Qua đó, doanh nghiệp đã rất yên tâm đầu tƣ mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh và tự kêu gọi các nhà đầu tƣ khác. Chẳng hạn nhƣ Hiệp hội thƣơng gia Đài Loan đã vận động các doanh nghiệp Đài Loan, Hàn Quốc đầu tƣ vào Bình Dƣơng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thứ hai,“Làm những việc nhà đầu tƣ và doanh nghiệp cần” là phƣơng châm hành động thống nhất của bộ máy chính quyền từ đến cơ sở.Từ chỗ chờ doanh nghiệp đến “xin” để giải quyết “cho” doanh nghiệp, đến “cùng đồng hành với doanh nghiệp”, chính quyền ở đây biết đƣợc sự bức xúc của các nhà đầu tƣ, của doanh nghiệp và đã quy tụ đƣợc cả bộ máy tập trung làm đúng những vấn đề đó.

Thứ ba, chủ động xây dựng, điều chỉnh và bổ sung quy hoạch phát triển KT-XH phù hợp với quy hoạch chung của quốc gia.

Trong xây dựng quy hoạch tổng thể về phát triển KT-XH, coi việc quy hoạch giao thông là tiền đề cho sự thu hút đầu tƣ, phải luôn đi trƣớc một bƣớc. Đƣờng thông đến đâu, nhà đầu tƣ và doanh nghiệp tiến theo đến đó. Gắn kết với các khu công nghiệp của TW, quy hoạch phát triển các khu công nghiệp và sau này thêm các cụm công nghiệp một cách tƣơng đối đồng bộ với các yếu tố cần thiết đã tạo điều kiện cho nhà đầu tƣ có sự lựa chọn theo yêu cầu ngành nghề và tính chất kỹ thuật, công nghệ của dự án.

Nhƣ vậy, Đảng bộ và các cấp chính quyền ở Bình Dƣơng luôn coi trọng các nhà đầu tƣ, các doanh nghiệp, họ luôn đặt ra câu hỏi phải làm gì để tạo điều kiện dễ dàng cho doanh nghiệp. Chính vì vậy mà môi trƣờng đầu tƣ của Bình Dƣơng đƣợc đánh giá rất cao. [1]

1.3.2.2. Kinh nghiệm của Bà Rịa-Vũng Tàu

a. Thực hiện tốt công tác quy hoạch đồng thời công bố công khai quy hoạch nhằm định hƣớng thu hút đầu tƣ vào các địa bàn, lĩnh vực phù hợp với tiềm năng, lợi thế phát triển, đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững.

b. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc, đồng thời huy động thêm các nguồn vốn khác để đầu tƣ xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH đồng bộ theo hƣớng hiện đại để tạo điều kiện để thu hút các nguồn vốn đầu tƣ.

c. Tăng cƣờng công tác cải cách thủ tục hành chính để tạo môi trƣờng đầu tƣ thông thoáng, thuận lợi cho các nhà đầu tƣ. Đây là khâu then chốt, tạo bƣớc đột phá trong việc tạo môi trƣờng đầu tƣ thông thoáng, minh bạch.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

d. Áp dụng một số chính sách ƣu đãi và khuyến khích đầu tƣ phù hợp với quy định chung của pháp luật và tính chất đặc thù của địa phƣơng: Hỗ trợ lãi suất sau đầu tƣ đối với các dự án đầu tƣ vào các lĩnh vực mà đặc biệt khuyến khích, hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề…

e. Bảo đảm an ninh trật tự và ổn định xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tƣ triển khai dự án.

f. Tăng cƣờng công tác xúc tiến đầu tƣ. Giới thiệu về tình hình KT-XH của , thông tin về quy hoạch, về chủ trƣơng định hƣớng phát triển, thông tin về cơ chế, chính sách thƣơng mại của chính phủ; thông tin về thị trƣờng quốc tế đối với các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam; thông tin về hội chợ triển lãm trong và ngoài nƣớc... cho các nhà đầu tƣ nắm đƣợc để chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh. Tổ chức các hội nghị, hội thảo, phổ biến quy hoạch, giới thiệu các tiềm năng, lợi thế so sánh của tỉnh, các lĩnh vực và dự án kêu gọi đầu tƣ...

g. Xây dựng, giáo dục tinh thần, thái độ trọng thị đối với các nhà đầu tƣ, quan tâm giải quyết các khó khăn vƣớng mắc của các nhà đầu tƣ, tăng cƣờng gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp để nắm bắt kịp thời thông tin về khó khăn của doanh nghiệp để có biện pháp hỗ trợ giải quyết kịp thời.[9]

Nhƣ vậy, kinh nghiệm của các tỉnh này đều cho thấy thái độ của lãnh đạo ở địa phƣơng là then chốt và thái độ này đƣợc các cơ quan cấp dƣới chia sẻ. Họ luôn cố gắng tạo điều kiện dễ dàng cho doanh nghiệp và hoạt động thu hút đầu tƣ có hiệu ứng dây chuyền; khi đã mời chào đƣợc một vài doanh nghiệp đầu tiên thì những địa phƣơng này đã trở thành nơi lập nghiệp mới của những bạn bè, anh em các doanh nghiệp đó. Khi đã tạo ra đƣợc một “hình ảnh đẹp” thì sẽ lôi cuốn đƣợc nhiều nhà đầu tƣ với nhiều dự án quan trọng.

1.3.3. Một số bài học kinh nghiệm vận dụng vào cải thiện môi trường đầu tư ở Thành phố Hạ Long

Với những kinh nghiệm về cải thiện môi trƣờng đầu tƣ của một số địa

Một phần của tài liệu Giải pháp cải thiện môi trường đầu tư tại thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 30 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)