5. Kết cấu của luận văn
3.3. Thực trạng cải thiện môi trƣờng đầu tƣở Thành phốHạ Long
3.3.1. Cải thiện môi trường pháp lý
Một trong những yếu tố quan trọng của môi trƣờng đầu tƣđó là môi trƣờng pháp lý. Nhận thức đƣợc ảmh hƣởng của môi trƣờng này đến hoạt động thu hút vốn đầu tƣ và kết quả đầu tƣ coi đó là công việc cấp thiết phải triển khai trên cơ sở có sự tham gia đồng bộ của mọi ngành, mọi cấp trong thành phố.
Sau 5 năm triển khai thực hiện nội dung này, về cơ bản hành lang pháp lý về cải thiện môi trƣờng đầu tƣ đã đƣợc đƣợc xây dựng tƣơng đối đồng bộ từ cơ chế chính sách ƣu đãi đến thủ tục hành chính và tổ chức liên quan đến hoạt động đầu tƣ. Thành phố Hạ Long đã ban hành 26 cơ chế và quy định đƣợc ban hành thành lập 5 trung tâm hỗ trợ tƣ vấn về đầu tƣ (gồm: Trung tâm trợ giúp pháp lý; Trung tâm tƣ vấn xúc tiến đầu tƣ; Trung tâm thông tin công nghệ; Trung tâm xúc tiến thƣơng mại và du lịch; Trung tâm khuyến công và Tƣ vấn phát triển công nghiệp) đã làm chuyển biến căn bản tƣ duy và hành động cụ thể để thu hút đầu tƣ, phát triển doanh nghiệp.
Trên cơ sở kết quả đã thực hiện từ giai đoạn 2005- 2010, Thành phố Hạ Long đã tiếp tục tiến hành cải thiện môi trƣờng đầu tƣ giai đoạn 2011-2015 và 2016-2020 để đáp ứng các đòi hỏi của quá trình CNH-HĐH trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế với tầm nhìn chiến lƣợc, Hạ Long đã tiến hành cải thiện môi trƣờng pháp lý với các hành động cụ thể:
Đầu tiên, việc xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng trên cơ sở triển khai chiến lƣợc đầu tƣ phù hợp đối với từng ngành, lĩnh vực cụ thể để hƣớng vốn đầu tƣ phục vụ yêu cầu xây dựng phát triển kinh tế địa phƣơng. Cụ thể, thành phố đã trình tỉnh phê duyệt các quy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
hoạch phát triển kinh tế, xã hội địa phƣơng và ngành (bao gồm: Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Hạ Long, Thành phố Hạ Longđến năm 2020; Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH Thành phố Hạ Long đến năm 2020; Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển thƣơng mại Thành phố Hạ Long giai đoạn 2010-2015, định hƣớng đến năm 2015 và tầm nhìn chiến lƣợc đến năm 2020; Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thành phố Hạ Long giai đoạn 2010- 2015). Việc xin phê duyệt và ban hành các quy hoạch của Hạ Long sẽ tạo điều kiện cho nhà đầu tƣ nắm đƣợc các định hƣớng phát triển KT-XH của địa phƣơng từ đó đƣa ra các chiến lƣợc đầu tƣ của mình cho phù hợp.
Thứ hai, Thành phố Hạ Long tiếp tục cụ thể hoá chính sách và xây dựng một số cơ chế để khuyến khích thu hút đầu tƣ và đang tiếp tục rà soát các cơ chế, quy trình liên quan đến hoạt động đầu tƣ nhƣ: Xây dựng quy trình cấp chứng nhận, thẩm định các dự án đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài theo Luật đầu tƣ 2005; Xây dựng quy định quản lý vốn ODA; Rà soát, điều chỉnh quy định về khuyến khích đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài phù hợp với Luật đầu tƣ, Luật doanh nghiệp năm 2005; Rà soát, sửa đổi, bổ sung quy định về cơ chế vận động viện trợ, vận động vốn ODA; Triển khai thực hiện quy chế quản lý đô thị Thành phố Hạ Long. Đặc biệt, có 2 chính sách của TW đƣợc áp dụng mà không cần cụ thể hoá bằng văn bản của tỉnh là: Xây dựng chính sách phát triển làng nghề trên địa bàn nông nghiệp nông thôn và xây dựng chính sách khuyến nông, cơ giới hoá nông nghiệp và chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp.
Bên cạnh đó, Thành phố đã chủ động đƣa ra các nghị quyết về điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất và hoàn thiện về cơ bản công tác quy hoạch trong đó tập trung vào các quy hoạch: sử dụng đất; sử dụng tài nguyên và phát triển đô thị; phát triển hạ tầng giao thông; mạng lƣới chuyển tải điện của địa phƣơng; các KCN tập trung. Hình thành các cụm công nghiệp và xây dựng các đề án quy hoạch phát triển đề ra trong kế hoạch đều đƣợc triển khai, cụ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thể nhƣ: Xây dựng và hoàn thiện các quy hoạch các Khu công nghiệp, cụm công nghiệp.
Năm 2013 thành phố xác định là năm hợp tác với Nhật Bản, khởi động cho việc này là triển khai Chƣơng trình phối hợp hành động giữa UBND tỉnh và JETRO trong việc thực hiện Đề án “Thúc đẩy hợp tác, thu hút đầu tƣ của Nhật Bản vào Quảng Ninh”. Theo đó có một số nội dung cần triển khai ngay là tƣ vấn cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, lựa chọn và xây dựng một KCN dành riêng cho các nhà đầu tƣ Nhật Bản và đào tạo, bồi dƣỡng, phát triển nguồn nhân lực biết giao tiếp bằng tiếng Nhật. Đồng thời, thành phố tập trung xúc tiến, tiếp cận các nhà đầu tƣ hạ tầng KCN có kinh nghiệm, tiềm lực. Tập trung tiếp cận các nhà đầu tƣ lớn để mời gọi đầu tƣ vào Hạ Long, tạo ra những dự án đầu tƣ mang tính động lực tạo sức lan toả. Trong định hƣớng thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, Hạ Long tập trung thu hút đầu tƣ các doanh nghiệp của Nhật Bản vào các lĩnh vực trọng điểm nhƣ công nghiệp hỗ trợ, xây dựng hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật tại các khu kinh tế, khu công nghiệp trọng điểm, các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, dịch vụ, thƣơng mại...
Để thu hút đƣợc nhiều nhà đầu tƣ Nhật Bản đến đầu tƣ, thành phố chủ trƣơng xây dựng KCN Việt Hƣng trở thành KCN chuyên sâu dành riêng cho các nhà đầu tƣ Nhật Bản. Với những chính sách cởi mở, thông thoáng trong thu hút đầu tƣ, nhất là đầu tƣ vào các KCN chuyên sâu, tin rằng thời gian tới Hạ Long sẽ thực hiện thành công chiến lƣợc đổi mới mô hình tăng trƣởng và tái cấu trúc nền kinh tế nhằm phát triển bền vững.
Cùng với việc xây dựng cơ chế và thủ tục liên quan đến đầu tƣ, Thành phố Hạ Long tiếp tục thực hiện rà soát, điều chỉnh các quy định và quy chế đã ban hành theo hƣớng phù hợp với hoạt động đầu tƣ (bao gồm: Rà soát, điều chỉnh quy định về khuyến khích đầu tƣ vào khu công nghiệp; Rà soát, điều chỉnh quy định về thẩm định cấp và điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tƣ vào các khu công nghiệp; Xây dựng cơ chế khuyến khích đầu tƣ vào khu du lịch
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Vịnh Hạ Long và các khu du lịch khác; Rà soát, bổ sung sửa đổi quy chế đầu tƣ phát triển cụm công nghiệp).
Để tạo ra sức hấp dẫn của môi trƣờng đầu tƣ và những điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tƣ và doanh nghiệp và dựa trên những chính sách ƣu đãi khuyến khích đầu tƣ của Nhà nƣớc, Hạ Long đang tiến hành những biện pháp ƣu đãi đầu tƣ và cố gắng hoàn thiện để trở thành chính sách ƣu đãi đầu tƣ của địa phƣơng đó là:
Thứ nhất, cơ chế ƣu đãi đối với doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh hạ tầng: Đƣợc thuê đất với đơn giá thuê đất mức thấp nhất là 0,25% giá đất do Ủy ban Nhân dân tỉnh ban hành; Đƣợc hoàn trả và hỗ trợ chi phí bồi thƣờng giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án, cụ thể nhƣ sau: Đƣợc hoàn trả và hỗ trợ chi phí bồi thƣờng giải phóng mặt bằng trên diện tích khu công nghiệp. Việc hoàn trả và hỗ trợ đƣợc thực hiện bằng cách chủ đầu tƣ ứng vốn trƣớc, Ủy ban Nhân dân tỉnh sẽ trừ vào tiền thuê đất, tiền sử dụng đất khu công nghiệp phải nộp cho nhà nƣớc; mức đƣợc trừ không vƣợt quá số tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp; Hỗ trợ khoản tiền tƣơng ứng với lãi vay Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo lãi suất thời điểm đối với phần chi phí bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng ứng trƣớc chƣa đƣợc hoàn trả; Nhà đầu tƣ đầu tƣ dự án và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp có diện tích từ 50ha trở lên đƣợc xét ƣu tiên đầu tƣ kinh doanh khu đô thị dịch vụ hoặc khu dân cƣ dịch vụ hạ tầng xã hội ngoài hàng rào đi kèm khu công nghiệp.
Các cơ chế ƣu đãi đầu tƣ đối với dự án đầu tƣ vào các khu công nghiệp: Các cơ sở sản xuất, dịch vụ ở ngoài khu công nghiệp di dời vào các khu công nghiệp theo chủ trƣơng của Ủy ban Nhân dân tỉnh để chỉnh trang đô thị, bảo vệ môi trƣờng mà không đủ điều kiện để đƣợc chuyển quyền sử dụng đất tại cơ sở cũ đƣợc xét hỗ trợ tiền thuê lại đất có hạ tầng trong thời hạn 03 năm tại khu công nghiệp với diện tích đƣợc xét hỗ trợ tƣơng ứng với diện tích đất tại cơ sở cũ theo đơn giá thuê đất trả tiền hàng năm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
đất đai, miễn tiền thuê đất (đất chƣa có hạ tầng) tại các khu đô thị dịch vụ bên cạnh khu công nghiệp để xây dựng khu chung cƣ cao tầng và công trình phúc lợi cho ngƣời lao động làm việc tại doanh nghiệp. Trong trƣờng hợp khu đô thị dịch vụ đã có chủ đầu tƣ thì doanh nghiệp khu công nghiệp phải thỏa thuận với chủ đầu tƣ đó về kinh phí sử dụng hạ tầng và cam kết thực hiện đúng quy hoạch đã đƣợc duyệt.
Thứ hai, Thành phố Hạ Long thực hiện chính sách ƣu đãi về thuế. Suất thuế thu nhập doanh nghiệp
Các dự án đầu tƣ vào khu công nghiệp đƣợc áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp với mức thuế là 25%.Ƣu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp:
Thuế suất ưu đãi:
Mức ƣu đãi 10%, đƣợc áp dụng trong 15 năm kể từ khi bắt đầu hoạt động kinh doanh đối với
- Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tƣ thuộc các lĩnh vực:
+ Công nghệ cao theo quy định của pháp luật; nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;
+ Đầu tƣ phát triển nhà máy nƣớc, chà máy điện, hệ thống cấp thoát nƣớc; cầu, đƣờng bộ, đƣờng sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga và công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng khác do Thủ tƣớng Chính Phủ quyết định;
+ Sản xuất sản phẩm phần mềm.
- Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tƣ thuộc lĩnh vực nêu trên có quy mô lớn, công nghệ cao hoặc mới cần đặc biệt thu hút đầu tƣ, thì thời gian áp dụng thuế suất ƣu đãi có thể kéo dài nhƣng tổng thời gian áp dụng thuế suất 10% không quá 30 năm. Thủ tƣớng Chính phủ quyết định việc kéo dài thêm thời gian áp dụng thuế suất ƣu đãi 10%. Thuế suất 10% trong suốt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thời gian hoạt động áp dụng đối với phần thu nhập của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao và môi trƣờng (sau đây gọi chung là lĩnh vực xã hội hóa).
Mức ƣu đãi 20%, đƣợc áp dụng trong 10 năm kể từ khi bắt đầu hoạt động kinh doanh đối với doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tƣ tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp
Miễn 4 năm và 50% trong 9 năm tiếp đối với
- Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tƣ thuộc các lĩnh vực:
+ Công nghệ cao theo quy định của pháp luật; nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;
+ Đầu tƣ phát triển nhà máy nƣớc, chà máy điện, hệ thống cấp thoát nƣớc; cầu, đƣờng bộ, đƣờng sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga và công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng khác do Thủ tƣớng Chính Phủ quyết định;
+ Sản xuất sản phẩm phần mềm.
- Đối với doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tƣ tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn
Miễn 4 năm và 50% trong 5 năm tiếp đối với doanh nghiệp thành lập mới trong lĩnh vực xã hội hoá thực hiện tại địa bàn không thuộc danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.
Miễn 4 năm và 50% trong 4 năm tiếp đối với doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tƣ tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn [2]
Công ty TNHH Cảng Công ten nơ quốc tế Cái Lân với dự án: Xây dựng và vận hành khai thác cầu tầu số 2, 3, 4 Cảng Cái Lân đƣợc hƣởng ƣu đãi đầu tƣ nhƣ sau: Công ty đƣợc hƣởng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp10% cho thời gian còn lại của thời hạn 15 năm, kể từ khi bắt đầu đi vào hoạt động đối với phần thu nhập do đầu tƣ dự án xây dựng; Việc xác định thời
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
gian còn lại để đƣợc hƣởng ƣu đãi thuế thực hiện theo hƣớng dẫn tại khoản 2 Điều 20 Nghị định số 124/2009/NĐ-CP và khoản 2, Điều 23 Thông tƣ số 123/2013/TT-BTC ngày 27/7/2013 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn thi hành Nghị định số 124/2009/NĐ-CP của Chính phủ; Về thời gian miễn, giảm: Công ty đƣợc miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 04 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo đối với phần thu nhập do đầu tƣ dự án xây dựng; Thời gian miễn thuế, giảm thuế đƣợc tính liên tục từ năm đầu tiên doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tƣ; trƣờng hợp doanh nghiệp không có thu nhập chịu thuế trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án đầu tƣ thì thời gian miễn thuế, giảm thuế đƣợc tính từ năm thứ tƣ.
Chính sách này đƣợc ban hành dựa trên Luật khuyến khích đầu tƣ trong nƣớc và Luật khuyến khích đầu tƣ nƣớc ngoài của Chính phủ nên vẫn còn có sự phân biệt giữa nhà đầu tƣ trong nƣớc và nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Song trên thực tế, về nội dung ƣu đãi dƣờng nhƣ đã đảm bảo sự đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tƣ trong việc miễn giảm các chi phí liên quan đến việc nhập khẩu các thiết bị hình thành tài sản cố định để phục vụ sản xuất và nâng cao trình độ khoa học công nghệ của các doanh nghiệp đặc biệt còn hƣớng nhà đầu tƣ nƣớc ngoài sản xuất hàng xuất khẩu.
Ngoài việc áp dụng các chính sách hỗ trợ cho chủ đầu tƣ về đất xây dựng khu dân cƣ, tái định cƣ; hỗ trợ chi phí bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng, tái định cƣ; hỗ trợ xây dựng hệ thống nƣớc thải trong KCN. Đối với các dự án thứ cấp đầu tƣ vào KCN đƣợc hƣởng chính sách hỗ trợ về đào tạo nghề.
Ngoài ra, các nhà đầu tƣ còn đƣợc hỗ trợ về kinh phí đào tạo nghề ngắn hạn cho ngƣời lao động, hỗ trợ xúc tiến thƣơng mại, hỗ trợ hoạt động khoa học công nghệ, hoạt động thông báo thành lập doanh nghiệp và quảng cáo trên Cổng thông tin điện tử Thành phố Hạ Long và website của Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Ninh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
* Đánh giá mức độ hài lòng của các nhà đầu tư đối với chính sách pháp lý ở Thành phố Hạ Long:
Bảng 3.8. Mức độ hài lòng của nhà đầu tƣ đối với công tác thanh tra năm 2013
Mức độ hài lòng Số NĐT Tỷ lệ (%)
Rất hài lòng 24 80
Hài lòng 4 16,7
Không hài lòng 2 6
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Phiếu điều tra)
Môi trƣờng pháp lý thời gian qua của Thành phố Hạ Long có nhiều thay đổi và tiến bộ và thoả mãn đƣợc phần nào sự mong đợi của nhà đầu tƣ.