Đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Giải pháp cải thiện môi trường đầu tư tại thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 81 - 119)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.4. Đào tạo nguồn nhân lực

Năm 2011, số dân Thành phố Hạ Long khoảng 327.680 ngƣời; đến năm 2013 là 336.670 ngƣời, tăng 27% . Lực lƣợng lao động tham gia hoạt động kinh tế gần 190.000 ngƣời, lao động trong tuổi lao động chiếm khoảng 90% so với lực lƣợng lao động. Lực lao động trẻ và tập trung nhiều hơn ở khu vực đô thị, đồng bằng (76%). [7] Đây là nguồn lực quan trọng góp phần phát triển kinh tế xã hội của thành phố.

Trong những năm gần đây, Thành phố đã có những cố gắng trong công tác tạo việc làm mới cho ngƣời lao động. Đi đôi với việc đẩy mạnh sản xuất để giải quyết việc làm, thành phố đã chú trọng thực hiện các giải pháp, chính sách hỗ trợ trực tiếp cho ngƣời lao động tự tìm kiếm việc làm và giải quyết việc làm. Một trong các kênh giúp ngƣời lao động kết nối đƣợc thông tin với ngƣời sử dụng lao động là qua các sàn giao dịch việc làm. Đây là một hoạt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

động tích cực làm chuyển biến nhận thức của các cấp, các ngành, của nhân dân về trách nhiệm và các biện pháp giải quyết việc làm cho ngƣời lao động.

Nhƣ vậy với các nhu cầu đƣợc công khai tại sàn giao dịch việc làm, nguồn lao động đáp ứng nhu cầu ở mức rất thấp. Kết quả phân tích tuy chƣa phản ánh đầy đủ mối quan hệ cung cầu lao động song cũng cho thấy dấu hiệu thiếu nguồn lao động, những bất cập về chất lƣợng lao động: thể lực, tác phong - kỷ luật làm việc, trình độ nghề nghiệp. Thiếu công nghệ kỹ thuật, đặc biệt ở trình độ cao, thiếu lao động ở các ngành dịch vụ cao cấp (tài chính, ngân hàng, du lịch...), thiếu các kỹ sƣ chuyên ngành kỹ thuật khai thác, xây dựng, tự động hóa... cán bộ có kinh nghiệm quản lý điều hành các khách sạn lớn, đầu bếp có tay nghề cao... thừa cử nhân quản trị kinh doanh, luật, trung cấp kế toán, du lịch đào tạo ở trình độ sơ, trung cấp, cao đẳng...

Sự bất hợp lý này gây nên tình trạng ngành thì thiếu, ngành thì thừa cán bộ, nhiều học sinh, sinh viên tốt nghiệp không tìm đƣợc việc làm, nhiều ngƣời phải làm trái ngành, trái nghề, thậm chí phải làm những công việc đòi hỏi tay nghề và chuyên môn thấp hơn rất nhiều. Thực trạng này gây nên sự lãng phí lớn cho cả Nhà nƣớc và ngƣời học, trong khi tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị vẫn ở mức 5,3% 2013). Vậy là cung và cầu chƣa gặp nhau, việc định hƣớng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông chƣa tốt nên học sinh chỉ chọn nghề theo cảm tính, theo dƣ luận xã hội, đám đông...gây ra vấn đề “thừa thầy, thiếu thợ”. Đây là vấn đề nóng hiện nay trong thị trƣờng lao động cả nƣớc nói chung và Thành phố Hạ Long nói riêng, mâu thuẫn trong quan hệ cung, cầu lao động. Mâu thuẫn này xuất phát từ 03 phía:

Các cơ sở đào tạo: đào tạo những gì mình có khả năng: do yếu tố lịch sử của thời bao cấp, do hạn chế về năng lực đào tạo (đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, chƣơng trình giáo trình), nguồn lực xã hội dành cho đào tạo còn thiếu, cơ sở đào tạo chƣa năng động, hiện đang hoạt động để tồn tại, về mặt nào đó cơ sở đào tạo cũng là đơn vị phải tính toán cân bằng thu chi nhƣ doanh nghiệp nên họ cũng phải đào tạo nghề nào mà có nhiều ngƣời học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Ngƣời học học theo trào lƣu chung: chƣa có định hƣớng, hƣớng nghiệp đầy đủ từ phía gia đình, xã hội, trƣờng phổ thông và bản thân ngƣời học, theo quan niệm xã hội: xong phổ thông là phải học đại học, học để làm quan chứ không phải làm việc, lao động...

Doanh nghiệp lại có nhu cầu nhân lực riêng: ngoài những doanh nghiệp lớn nhƣ ngành than, hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ chƣa có kế hoạch và dự báo về nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp, hoặc nếu có thì còn đại cƣơng chung chung chứ chƣa cụ thể: cần bao nhiêu ngƣời, ngành nghề gì, cần lúc nào, chế độ trả lƣơng cho ngƣời lao động….

Mối quan hệ gắn kết giữa doanh nghiệp - cơ sở đào tạo và ngƣời học hiện chƣa có hoặc có nhƣng chƣa hiệu quả, trừ ngành than (hiện ngành than đã có quy hoạch nguồn nhân lực đến năm 2015, trả kinh phí đào tạo, hợp đồng bố trí việc làm sau đào tạo).

Nói một cách khác sản phẩm của cơ sở đào tạo (cung) chƣa phù hợp với đòi hỏi nhân lực của doanh nghiệp (cầu) - cung chƣa gặp cầu. Vì chất lƣợng nguồn nhân lực chƣa thực sự đƣợc tốt, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lƣợng cao nên đây là một hạn chế rất lớn trong vấn đề thu hút đầu tƣ của Thành phố Hạ Long. Mặc dù trong thời gian gần đây, thành phố đã cho những chính sách nhằm đào tạo, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực nhƣng cần thiết thực hơn nữa, cụ thể hoá bằng những hành động thì mới có thể thu hút đƣợc nhiều nhà đầu tƣ trong và đặc biệt là ngoài nƣớc để phát kinh tế xã hộc của thành phố.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Đánh giá của các nhà đầu tư đối với chất lượng nguồn nhân lực ở Thành phố Hạ Long:

Bảng 3.10. Đánh giá của nhà đầu tƣ đối với chất lƣợng nguồn nhân lực Thành phố Hạ Long năm 2013 Mức độ Số NĐT Tỷ lệ (%) Rất tốt 20 66,6 Tốt 8 26,8 Trung bình 1 3,3 Kém 1 3,3

(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Phiếu điều tra)

Trình độ học vấn và tay nghề nguồn nhân lực thời gian qua của Thành phố Hạ Long có nhiều biến chuyển tích. Trong 30 Phiếu điều tra đánh giá khách quan của nhà đầu tƣ đối với chất lƣợng nguồn nhân lực Thành phố Hạ Long, chỉ có 66,6% phiếu đánh giá rất tốt, 26,8% phiếu đánh giá tốt và có 3,3% đánh giá là kém và 3,3% đánh giá là trung bình. Nhƣ vậy, đối với một thành phố đang trong giai đoạn phát triển hiện nay thì chất lƣợng nguồn nhân lực là một vấn đề thực sự quan trọng để thu hút đƣợc đầu tƣ phát triển chủa thành phố.

3.3.5. Quan hệ kinh tế đối ngoại và hoạt động tư vấn, xúc tiến đầu tư

Trong bối cảnh cả nƣớc đang tích cực tiến hành các hoạt động kinh tế đối ngoại thực hiện mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, Hạ Long đã tích cực và chủ động tăng cƣờng giao lƣu và đẩy mạnh công tác đối ngoại. Từ năm 2004, Thành phố Hạ Long đã thiết lập quan hệ hợp tác kinh tế với tỉnh Gea Sang Buk của Hàn quốc và Lãnh đạo tiến hành nhiều cuộc tham quan, học tập và trao đổi kinh nghiệm tại các nƣớc nhƣ Trung Quốc, Nhật Bản, các nƣớc ASEAN, Ôxtrâylia, Đức, Mỹ, Pháp, Hà Lan…Các doanh nghiệp của Hạ Long cùng với các doanh nghiệp của cả nƣớc đã tiến hành tham gia các Hội chợ thƣơng mại tại nƣớc ngoài. Qua đó đã giới thiệu đƣợc một phần các hoạt động kinh tế và các tiềm năng tại Hạ Long để mở ra cơ hội hợp tác kinh tế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thành phố đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện minh bạch mọi thông tin giúp cho nhà đầu tƣ thuận tiện trong việc nghiên cứu, tìm hiểu. Điển hình nhƣ cơ quan IPA đã cơ bản hoàn thành việc xây dựng hệ thống dữ liệu về thông tin các quy hoạch, với khoảng 3.200 loại quy hoạch từ năm 2005 đến 2012. Gồm: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch chung xây dựng, các quy hoạch chi tiết về xây dựng, sử dụng đất, giao thông, công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, du lịch, than, môi trƣờng; quy hoạch xây dựng nông thôn mới của tỉnh và của 14 huyện, thị xã, thành phố. Cùng với đó 93 lƣợt nhà đầu tƣ đã đƣợc hƣớng dẫn các thủ tục liên quan đến đầu tƣ về chấp thuận chủ trƣơng, địa điểm xây dựng và cấp giấy chứng nhận đầu tƣ. Đặc biệt tỉnh đã quán triệt một phƣơng châm làm việc tới tất cả các cán bộ công chức liên quan đến hoạt động xúc tiến đầu tƣ đó là nhanh chóng kịp thời, hỗ trợ tối đa nhà đầu tƣ nghiên cứu đầu tƣ các dự án lớn. Riêng với cơ quan tiếp nhận thủ tục đầu tƣ của tỉnh đã chủ động, tích cực phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, địa phƣơng, tổng hợp, cung cấp thông tin kịp thời về hiện trạng, quy hoạch, đất đai, giá thuê đất, giá đền bù giải phóng mặt bằng, khối lƣợng về cây cối hoa màu, công trình kiến trúc, thông tin xã hội… cho các nhà đầu tƣ nghiên cứu, tìm hiểu.

Tiếp tục đồng hành cùng nhà đầu tƣ, thành lập các Ban chỉ đạo triển khai dự án, đồng thời thành lập các tổ công tác, quyết định phân công nhiệm vụ cho từng cán bộ, viên chức để hỗ trợ, cung cấp thông tin, giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tƣ và báo cáo những khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình thực hiện dự án, theo dõi, cập nhật thông tin. Sau khi nghiên cứu, rà soát kỹ lƣỡng UBND thành phố đã xem xét bộ thủ tục hành chính (gồm 13 thủ tục) thuộc thẩm quyền giải quyết của IPA về lĩnh vực chủ trƣơng, địa điểm đầu tƣ và cấp giấy chứng nhận đầu tƣ cắt giảm, gộp từ 34 thủ tục xuống còn 12 thủ tục đầu tƣ (giảm 65%).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Ngoài ra Thành phố Hạ Long còn chủ động mở ra các hội chợ tại địa phƣơng và mời các nhà cung cấp nƣớc ngoài đến trƣng bày và giới thiệu sản phẩm nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp địa phƣơng tìm đối tác để hợp tác sản xuất, kinh doanh song hiệu quả còn chƣa cao do chƣa có nhiều sự tham gia của các doanh nghiệp nƣớc ngoài.

Bên cạnh các chính sách nhằm thu hút và khuyến khích đầu tƣ vào Hạ Long, Thành phố còn có chủ trƣơng khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hóa trên cơ sở khai thác các mặt hàng có thế mạnh của địa phƣơng nhƣ chè; hàng dệt may, thép cán, khoáng sản… Bởi vậy, trong những năm trở lại đây giá trị hàng xuất khẩu tăng mạnh đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng và tạo điều kiện mở rộng các quan hệ kinh tế để địa phƣơng có thể thu hút vốn đầu tƣ. Đồng thời nhập khẩu các hàng hoá cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của địa phƣơng. Tuy nhiên, về cán cân thƣơng mại, Hạ Long vẫn đang trong tình trạng nhập siêu.

3.4. Đánh giá chung về thực trạng cải thiện môi trƣờng đầu tƣ Thành phố Hạ Long phố Hạ Long

3.4.1. Những thành tựu đạt được

Trong những năm qua, Thành phố Hạ Long đã triển khai nhiều biện pháp cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp: Việc rà soát, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật đƣợc đẩy mạnh, nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho ngƣời dân và doanh nghiệp. Năm 2013 thành phố đã xem xét nhiều cơ chế, chính sách ƣu đãi, khuyến khích đầu tƣ và hỗ trợ doanh nghiệp nhƣ: các chính sách về phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, đào tạo, thu hút cán bộ khoa học, kỹ thuật, nghệ nhân, công nhân có trình độ tay nghề,…Những cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tƣ vào đƣợc ban hành rất cụ thể. Trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, nếu nhà đầu tƣ đầu tƣ vào

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thành phố Hạ Long ngoài những ƣu đãi chung ra còn đƣợc hỗ trợ về lãi suất ngân hàng, hỗ trợ đào tạo nghề, nghiên cứu khoa học, tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu, ƣu tiên đầu tƣ xây dựng CSHT, cung cấp thông tin miễn phí về giá cả thị trƣờng..; các lĩnh vực nông-lâm nghiệp, thuỷ sản, sản xuất kinh doanh chè...cũng đƣợc hƣởng những ƣu đãi khá hấp dẫn. Thành phố Hạ Long còn đƣa ra các chính sách ƣu đãi ƣu tiên cho các dự án đầu tƣ phát triển tại KCN Cái Lân và KCN Việt Hƣng. Tất cả đã đƣợc các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc hoan nghênh và ủng hộ.

Chính quyền cũng đã tập trung tháo gỡ khó khăn về khung pháp lý cho hoạt động đầu tƣ, ban hành các quy định về cải tiến thủ tục hành chính trong cấp phép đầu tƣ, quản lý quá trình thực hiện dự án đầu tƣ…Trong những năm qua, những hội nghị, những cuộc làm việc trực tiếp của lãnh đạo thành phố đối với doanh nghiệp trên địa bàn, nhiều chính sách tháo gỡ khó khăn, chung tay cùng doanh nghiệp đã đƣợc đƣa ra và đã có những tác động tích cực. Qua những lần đối thoại trƣớc với lãnh đạo thành phố, cộng đồng doanh nghiệp đã thấy những hiệu quả nhất định, nhiều khó khăn vƣớng mắc đã đƣợc tháo gỡ.

Tăng cƣờng cải thiện điều kiện CSHT,nâng cao chất lƣợng dịch vụ, năng lực quản lý và sự phối hợp của chính quyền. Cùng với việc đơn giản hoá thủ tục hành chính ở mọi khâu, mọi cấp là việc công khai các quy trình và thời gian giải quyết các thủ tục nhằm tạo niềm tin cho các nhà đầu tƣ.

Thành phố đã thực hiện khá tốt và cụ thể hoá các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc bằng việc hoạch định và tổ chức thực hiện 7 chƣơng trình công tác trọng tâm với 29 đề án ở tất cả các lĩnh vực, kế hoạch, nghị quyết luận văn và 7 chƣơng trình hƣớng về cơ sở. Công tác cải cách hành chính đƣợc quan tâm chỉ đạo, hƣớng dẫn, thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa. Cổng giao tiếp điện tử Thành phố Hạ Long với chuyên mục “hỏi đáp” là kênh thông tin hữu ích và triển khai thực hiện việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh qua mạng đƣợc nhiều cá nhân, tổ chức quan tâm, ủng hộ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.4.2. Những hạn chế còn tồn tại

Tuy môi trƣờng đầu tƣ Thành phố Hạ Long trong những năm qua đã đạt đƣợc những kết quả, song vẫn còn rất nhiều hạn chế, thể hiện ở một số mặt sau:

Một là, dịch vụ về cung cấp thông tin chưa đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư.

Khi doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng dịch vụ về thông tin nhƣ: thông tin thị trƣờng, thông tin về điều kiện đầu tƣ, thông tin về chính sách pháp luật… nhƣng không biết có cơ quan nào cung cấp và họ phải tự tìm kiếm

Hai là, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Thành phố Hạ Long còn hạn chế.

Hạ tầng giao thông kết nối vùng nhất là việc di chuyển từ Hà Nội về Hạ Long nói riêng và Quảng Ninh nói chung mất nhiều thời gian.Trong khi hạ tầng giao thông đang là trở ngại lớn thì kết cấu hạ tầng kỹ thuật các KCN của thành phố hiện nay chƣa thực sự hấp dẫn với các nhà đầu tƣ. Hạ Long hiện nay trong 2 KCN đang thực hiện đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng thì cả 2 khu đều đƣợc thực hiện theo cách đầu tƣ xây dựng từng giai đoạn theo hình thức cuốn chiếu. Những dịch vụ công cộng cơ bản nhƣ điện, nƣớc và viễn thông chỉ đƣợc lắp đặt sau khi nhà đầu tƣ thứ cấp đã ký hợp đồng thuê đất. Điển hình nhƣ KCN Cái Lân dù đã lấp đầy nhƣng chất lƣợng hạ tầng kỹ thuật không cao, quy mô đầu tƣ nhỏ, các KCN còn lại hầu hết chƣa có mặt bằng sạch, chƣa có sự chuẩn bị sẵn sàng hạ tầng kỹ thuật để đón nhận các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Hơn nữa, hiện nay các dịch vụ tiện ích của Hạ Long chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu nhƣ chƣa có trƣờng học, bệnh viện đạt tiêu chuẩn quốc tế... Trên địa bàn thành phố chƣa có KCN nào đƣợc xây dựng với các khu nhà ở và các khu dịch vụ tiện ích khác liền kề phù hợp với nhu cầu lƣu trú lâu dài của nhà đầu tƣ. Phần lớn các doanh nghiệp đầu tƣ đã đi vào sản xuất kinh

Một phần của tài liệu Giải pháp cải thiện môi trường đầu tư tại thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 81 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)