Ngơn ngữ biểu thị thời gian đồng hiện

Một phần của tài liệu Nghệ thuật lời thơ trong dân ca Sán Chí (Trang 82 - 86)

6. Bố cục của luận văn

3.2.1.3. Ngơn ngữ biểu thị thời gian đồng hiện

Sự đồng hiện về thời gian cĩ thể hiểu là sự đan lồng giữa thời gian khách quan và thời gian chủ quan, thời gian hiện thực và thời gian tâm lý của con người. Cụ thể là tại thời điểm hiện tại người hát cĩ thể hồi tưởng về quá khứ, hay nghĩ tới tương lai. Sự đồng hiện thời gian quá khứ - hiện tại, hiện tại - tương lai đã phản ánh thế giới tinh thần, tình cảm phong phú của người Sán Chí. Cĩ thể nĩi trong ba phạm trù thời gian: hiện tại, quá khứ, tương lai thì thời gian hiện tại luơn là mốc thời gian xác định để từ đĩ người hát cĩ thể linh hoạt di chuyển thời gian hay chủ đề, tránh sự nhàm chán, đơn điệu.

* Sự đồng hiện giữa thời gian hiện tại và thời gian quá khứ

Dấu hiệu chủ yếu để nhận biết thời gian quá khứ xuất hiện trong lời hát của người Sán Chí là qua phĩ từ "cú" (đã) - chỉ thời gian đã qua.

Trong hát xắng cộ, nhân vật cĩ sự hồi tưởng về quá khứ nhiều hơn là "người khách" từ nơi khác đến. Sau những câu hát chào mừng, thăm hỏi, hai bên bắt đầu cuộc hát với nhiều nội dung khác nhau. Trong đĩ cĩ thời điểm "khách" hồi tưởng lại quãng đường đến nơi hẹn rồi kể lại cho "bạn hát" nghe những mong tìm được sự đồng cảm, sẻ chia. "Khách" nhớ và kể lại cuộc hành trình đến nơi hẹn phải trải qua nhiều sơng sâu, núi cao, rừng rậm.

- Lạng sạn vắn jệt sạn tanh. [5, bài 419] (Chàng đã đi qua đỉnh núi tuyết).

- Lạng lại hẹng sịch sạn kẹt. [5, bài 420] (Chàng đến đi qua chân núi đá).

Lắng nghe lời ca, người nghe như được trải nghiệm trong hành trình đầy nhọc nhằn ấy của "khách". Khách là chàng trai cịn kể lại những gì trơng thấy khi đến bản làng - nơi em sinh sống, đưa cơ gái - bạn hát trở về với khơng gian gần gũi quen thuộc

- Lạng lại hẹng mỏi cnụn pện. [5, bài 409] (Chàng đã đi qua thơn làng em).

Những câu chuyện nằm trong sự hồi tưởng và được kể lại của nhân vật - người hát cịn là: những sự kiện "khách" gặp hoặc chứng kiến trên đường đến nơi hẹn, hoặc chuyện kể của anh như: anh là người dạy trẻ dưới gốc cây già; dạy tốt được mời lên kinh thành, trên kinh thấy bán nhiều vải đẹp…

Cũng cĩ khi người hát hồi tưởng lại quá khứ tươi đẹp để khẳng định nỗi cơ đơn, trống trải của mình trong hiện tại khi biết người yêu đã "thay lịng đổi dạ". Ví dụ:

Tạng cnụ cịng mỏi kệt tịu jặm Hau hau xặn xặn mảo tíu lang Cặm nhặt dảu nhặt tộ jốt mỏi

Tộ nhặt tộ jốt mỏi lây lang. [5, bài 189]

(Ban đầu cùng muội kết tâm giao Lời lời tiếng tiếng chẳng bỏ chàng Hơm nay nhiều người đến hỏi muội Nhiều người nhiều lẽ muội bỏ chàng).

Nhớ về quá khứ đẹp đẽ với những câu thề nguyền hẹn ước để rồi quay về với thực tại khi tất cả tình yêu đã khơng cịn, chàng trai càng thấy thấm thía sự xĩt xa, đau đớn khi bị người yêu phụ bạc. Nhớ lại kỷ niệm của một thời và đối diện với hồn cảnh hiện tại rồi cất lên lời hát cũng là cách để nhân vật cĩ thể nguơi ngoai, vơi bớt tâm trạng, tìm được sự đồng cảm của người bạn hát.

Người Sán Chí đơi khi cịn hồi tưởng về quá khứ xa xăm của những năm tháng chiến tranh loạn lạc, giặc đến tàn phá quê hương trong thời điểm hiện tại. Ví dụ:

Cấy hịi nện lai jam nhệt jam

Tạp Vụng pánh mả kêp jạy nam. [5, bài 1032]

(Mồng ba tháng ba năm Kỷ Hợi Binh mã Đáp Hồng cướp tây nam).

Thời gian quá khứ được xác định gắn với những sự kiện lịch sử khơng thể quên trong tâm trí của người Sán Chí. Hồi tưởng lại lịch sử cĩ thể xem như một hành động trân trọng, biết ơn quá khứ đau thương, anh dũng của đồng bào cũng như để truyền dạy cho thế hệ sau hiểu biết về quá khứ của dân tộc mình. Nhiều khi cả hai bên hát như bị cuốn hút vào những câu chuyện quá khứ đầy ly kỳ, hấp dẫn… Song họ khơng thể quên thời gian hiện tại - thời gian đang hát của mình. Chẳng hạn trong hát xắng cộ, đêm hát kéo dài đến cả chục giờ đồng hồ, người hát cĩ thể kể lể, ơn lại những sự việc đã trải qua khoảng 3 - 4 giờ, song đơi khi họ lại nhắc nhở nhau về thời điểm hiện tại bằng tín hiệu như: tiếng gà gáy, tiếng trống chiêng vang, hay các canh giờ… Vì thế, sau đĩ người hát cĩ thể linh hoạt thay đổi chủ đề, tạo hứng thú cho cuộc hát.

Nhìn chung, yếu tố thời gian khơng đi theo tuyến tính, một chiều, thời gian cĩ sự đẩy lùi về quá khứ rồi quay về hiện tại là một thành cơng trong sáng tạo nghệ thuật của người Sán Chí. Hồi tưởng lại những câu chuyện đã qua của mình, của dân tộc mình cũng là cách để đồng bào Sán Chí suy ngẫm, nhận biết sâu sắc về quá khứ và để trân trọng hơn cuộc sống hiện tại.

Người Sán Chí khơng chỉ hồi niệm về quá khứ đã qua mà cịn biết hy vọng và hướng tới tương lai tốt đẹp. Song thời gian tương lai xuất hiện ít hơn thời gian quá khứ.

Dấu hiệu nhận biết thời gian tương lai trong sịnh ca Sán Chí là thơng qua các từ dùng để hỏi: khi nào; bao giờ; bao lâu… (trong đĩ "bao lâu" với chức năng hỏi về thời gian diễn ra trong tương lai được sử dụng nhiều hơn cả).

Trong lời hỏi về thời gian tương lai, người Sán Chí luơn mong muốn những điều tốt đẹp, hạnh phúc sẽ đến với mình.

Ví dụ:

Mảo phọng lạu líu nảy Cấy sậy vắn lẻng tặc xặn cạ Dảu phọc dổi lang cnâu tặc mỏi

Mảo dịng kéng tến dì cú cnặn.[5, bài 29]

(Em phong tình đấy anh ơi Bao giờ hai đứa được cưới nhau Cĩ phúc thì chàng cưới được thiếp Chẳng lo cày cấy sống bạc đầu).

Nhân vật trữ tình ở khúc ca trên nghĩ đến tương lai sẽ cĩ ngày được thành thân, kết đơi với người mình yêu. Dù chưa xác định được thời gian cụ thể nhưng cĩ thể thấy nhân vật ở đây đã tưởng tượng về một viễn cảnh tươi sáng phía trước. Lối suy nghĩ ấy sẽ giúp nhân vật sống cĩ hy vọng và lạc quan hơn trong tình yêu.

Trong hát xắng cộ, vào thời điểm canh tư, canh năm - sắp phải chia tay bạn hát, các chàng trai, cơ gái Sán Chí thường cĩ tâm lý hướng về tương lai và ướm lời hỏi thử đối phương khi nào mới lại gặp nhau? Cách hỏi về thời gian diễn ra trong tương lai ấy như một lời thơng báo, nhắn gửi đến bạn hát: mong bạn hát sẽ quay lại vào một dịp nào đĩ gần nhất để lại được đồn tụ, ca hát, cùng nhau trị chuyện, tâm tình.

Nhìn chung, sự đồng hiện hai dịng thời gian hiện tại - tương lai cho thấy ý thức về dịng chảy thời gian, về sự hiện hữu của mình trong tương lai của người Sán Chí. Họ nhận thức được tương lai đâu đĩ nhưng cũng thật gần gũi với đời sống hiện tại. Tương lai khơng hẳn là thời gian xa ngái, viển vơng, nằm

ngồi tầm với của con người mà gắn với bản thân, với sự việc và mong ước của con người Sán Chí.

Vậy nên, hướng về tương lai, hy vọng về phía trước cũng là một thái độ trân trọng, thể hiện ý thức gắn bĩ nhiều hơn với hiện tại của đồng bào.

Tĩm lại, thời gian đồng hiện giữa hai phạm trù thời gian hiện tại - quá khứ; hiện tại - tương lai đã làm nên giá trị nghệ thuật cho sịnh ca của người Sán Chí. Đơi khi, sự chuyển đổi bất ngờ từ hiện tại ngược về quá khứ rồi chìm dần trong thế giới huyền bí, xa xưa; từ hiện tại mường tượng về tương lai, mơ đến lúc đồn viên, hạnh phúc… tưởng chừng sẽ khiến cuộc hát bị rời rạc, gián đoạn nhưng thực chất lại tạo nên sức lơi cuốn, hấp dẫn, thú vị. Sự biến thiên khơng nhất quán về mặt thời gian như vậy đã gĩp phần làm nên giá trị nghệ thuật trong dân ca của người Sán Chí.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật lời thơ trong dân ca Sán Chí (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)