Vai trị của phép nhân hố trong dân ca Sán Chí

Một phần của tài liệu Nghệ thuật lời thơ trong dân ca Sán Chí (Trang 73 - 76)

6. Bố cục của luận văn

3.1.3.2. Vai trị của phép nhân hố trong dân ca Sán Chí

Phép nhân hố thơng thường cĩ chức năng biểu thị suy nghĩ, tình cảm của con người thơng qua sự vật, hiện tượng khơng phải là người. Nhờ phép nhân hố hai thế giới hình tượng vốn độc lập (người – vật) trở nên gần gũi, cĩ mối liên hệ mật thiết qua sự liên tưởng của người tiếp nhận. Trong sịnh ca Sán Chí, phép nhân hố cịn cĩ vai trị rất lớn trong việc thể hiện sâu sắc tâm trạng của nhân vật trữ tình.

Trước hết cách sử dụng trong dân ca Sán Chí đã giúp cho lời thơ hay hơn, sinh động hơn. Nĩ làm cho những sự vật vốn vơ tri trở nên cĩ hồn, gắn bĩ, gần gũi với con người. Ví dụ:

Chí chạu kệt mủng trọc tọng hau Kec chết mảo thọng jặm lẩy sạu Jện tặc vằn lẻng tọng cnụn trồi

Si tọng sẳp ngổu nhệt tun dên. [5, bài 87]

(Con nhện giăng tơ miệng ống trúc Mấu cách chẳng thơng, trong lịng sầu Mong được cùng đơi cùng thơn ở Đẹp như ngày rằm trăng vừa trịn).

Hình ảnh con nhện là ẩn dụ, chỉ người đang yêu. Trong khúc ca này, nhện được trao những cảm xúc, tâm trạng giống con người (mong ước lẫn sầu muộn trong tình yêu).

Cũng qua phép nhân hố, người Sán Chí cĩ thể bộc lộ gián tiếp, sâu sắc những cung bậc tình cảm của mình. Ví dụ:

Lạng lại hẹng cú than tặu tay Sui lặu thạn tảy thán sặu xạnh Sui lặu thạn tảy sặu xạnh thán

Nạn trậy cắm dì tốu nẹng cnụn. [5, bài 414]

(Chàng đi qua đầu cuối bãi bồi Nước chảy cuối bãi tiếng sầu than Nước chảy cuối bãi tiếng sầu vọng Khĩ biết đêm nay đến thơn vàng).

Hình ảnh nước chảy bên bãi bồi vốn rất quen thuộc và gần gũi với khơng gian sống của người Sán Chí. Song tiếng nước chảy lại nghe như “tiếng sầu than”, “tiếng sầu vọng” thì chỉ cĩ thể xảy ra trong suy nghĩ, cảm nhận của nhân vật trữ tình ở khúc ca trên mà thơi. Chàng trai trên đường đến nơi hẹn của tình yêu đã phải vượt qua chặng đường nhiều rào cản của nước, của đá, của thác ghềnh, rừng rậm... Sợ khĩ cĩ thể đến được nơi hẹn đêm nay để gặp em. Chàng trai đã gửi gắm tâm sự của mình vào dịng nước chảy, mượn dịng nước để thể hiện mình. Tiếng nước sầu than hay cũng chính là lời than thở, buồn phiền của anh nếu như lỡ hẹn với người mình yêu.

Qua phép nhân hố, người Sán Chí cĩ thể bộc lộ cảm xúc của mình một cách chân thực, sinh động. Biện pháp nhân hĩa: "chim én buồn", "chim én nhớ"

Sạu lỉu sạu líu nảy

Cộu sạn dến chí trồi jặm sạu Dến chí jặm sạu mảo ái kíu

Tổu lẩy jậy nẹng cnệt tủn cnăng. [5, bài 120]

(Buồn lắm trong lịng buồn lắm Lịng én buồn én trú trên cao Lịng én buồn chẳng cất tiếng hĩt Trong lịng nhớ nàng day dứt sao).

Hình tượng nhân vật trung tâm của khúc ca trên là con chim én. Nhưng lồi vật nhỏ bé, gần gũi này lại khác thường ở chỗ nĩ mang nỗi buồn, mang nỗi nhớ để rồi chẳng cất lên tiếng hĩt. Rõ ràng con chím én đã được trao tâm trạng, trao linh hồn... để thể hiện tâm tư, tình cảm của con người. Chim én buồn, chim én nhớ hay cũng chính là chàng trai đang buồn, đang nhớ da diết người mình yêu.

Cĩ thể nĩi, các nhân vật trữ tình trong dân ca Sán Chí thường cố giấu tâm trạng của mình bằng cách mượn cảnh vật thiên nhiên, con vật, hay đồ vật xung quanh để thay thế, gán cho vật những cảm xúc, suy nghĩ của mình khiến chúng hiện lên như một con người vậy.

Tiếng gà gáy vốn là âm thanh quen thuộc ở nơi thơn quê, núi rừng. Nhất là đối với đồng bào vùng cao như người Sán Chí, tiếng gà gĩp một phần khơng thể thiếu trong đời sống hoạt động hàng ngày của con người. Người ta ước định được khoảng thời gian để thức giấc hoặc làm việc nhờ tiếng gà gáy vào lúc đêm hay khi trời sáng. Vậy nên họ gọi gà là gà vàng, gà quý,... thậm chí cịn gán cho “gà” những hành động và tâm trạng như: than, trách, sầu... khiến gà vốn gần gũi thân quen hiện lên như một con người đang than thở, lo âu trước sự chảy trơi của thời gian:

Dặt kẹng chí líu chí phong lạu Lán tay cạy nhây thán ngổu kệng Cạy nhây thán kẹng lang thán lồu

Chặt thán cnăng lạu lồu mảo thọng. [5, bài 674]

(Canh một đến rồi giĩ thổi nhanh Dưới sàn gà gáy than năm canh Gà gáy than canh, chàng than thở Chỉ những than dài lối chưa thơng).

Như vậy, biểu hiện của phép nhân hố trong dân ca Sán Chí cũng khá đa dạng. Khi sử dụng phép nhân hố, những sự vật, con vật trong thế giới tự nhiên đã trở thành những hình tượng nghệ thuật tuy khơng phải người lại cĩ thể biểu

thị tâm trạng giống con người. Sự phong phú về hình ảnh nhân hố đã làm phong phú thế giới nhân vật trong sịnh ca Sán Chí. Đồng thời qua lối nĩi nhân hố, người Sán Chí đã bộc lộ khéo léo những tâm tư, tình cảm của mình và cả sự gắn bĩ, thân thiết của mình với thiên nhiên, vạn vật xung quanh.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật lời thơ trong dân ca Sán Chí (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)